Monday, August 21, 2017

Thông Báo 23 Công lý cho cố ký giả Đạm Phong


Author: Nguyễn Thanh TúPosted on: 2017-08-21

Thông Báo 23

Việt Tân: Dựng tổ chức ma để lấy tiền thật

Ngày 20 tháng 8 năm 2017
Sau buổi họp báo ngày 29 tháng 4 ở San Jose, đến nay đã hơn 3 tháng rưỡi. Thấy tôi không lên tiếng, nhiều người đã liên lạc để hỏi han. Có người lo lắng vì nghĩ rằng chuyện bị “chìm xuồng”; có người tò mò muốn biết tôi đang làm gì âm thầm. Nhóm người sau nghĩ đúng: tôi bận rộn với nhiều hoạt động và bây giờ mới có thời gian để cập nhật thông tin. ( Nguyễn Thanh Tú)
Việt Tân bị điều tra
Ngày 06/02/2017, tôi gửi văn thư yêu cầu Tổng Thanh Tra của Bộ Ngoại Giao điều tra số tiền $204,823 mà Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã cấp cho Việt Tân từ 2013 đến 2015 dưới chương trình Open Technology Fund (OTF) do Quốc Hội Hoa Kỳ tài trợ. Xem: https://www.opentech.fund/article/otf-2013-projects-part-1. Theo mô tả về chương trình này, Việt Tân nhận số tiền trên để giúp công dân Việt Nam sử dụng internet bằng những “công cụ tân tiến” để vượt tường lửa, tiếp cận các tài liệu, và một “bàn giúp đỡ” (help desk) để giúp kỹ thuật cho các bloggers, các nhà hoạt động xã hội mạng, các dân làm báo, các nhà bảo vệ nhân quyền đang cần sự trợ giúp.
Dấu hỏi rất lớn là, Việt Tân không đăng ký hoạt động như một tổ chức và cũng chẳng ghi danh là một hiệp hội, thì không có mã số thuế, không có tài khoản trong ngân hàng. Vậy, số tiền lớn ấy ai lấy? Bỏ vào tài khoản nào? Có khai thuế hay không? và Dùng làm gì? Nếu như cố tình gian dối để lấy tiền thuế Liên Bang hay cố tình trốn thuế thì đều là tội hình sự. Đó là về phần của Việt Tân ma.
Còn đối với RFA thì các câu hỏi rất nhiều và rất lớn: Ai là người quyết định cấp ngân khoản cho Việt Tân dù biết rằng họ không có quy chế pháp nhân, không trương mục ngân hàng, không khai thuế thu nhập? Ai là người kiểm soát việc thực hiện đề án? Ai là người chịu trách nhiệm kiểm soát chi thu? Nếu mất toi số tiền $204,823 của người dân đóng thuế thì ai chịu trách nhiệm? Liệu có tình trạng “lại quả” (kickback) khi người của RFA dấm dúi số tiền trên cho Việt Tân để rồi, lòng vòng qua các tổ chức ngoại vi của Việt Tân, nhận lại một phần dưới hình thức tiền thù lao?
Ngân sách OTF thuộc ngân sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Vì thế tôi đã yêu cầu vị Tổng Thanh Tra của Bộ Ngoại Giao điều tra. Ngày 06/02/2017, tôi đã họp với văn phòng của 3 Dân Biểu Liên Bang về vấn đề này; các dân biểu này thuộc các uỷ ban về ngân sách, về thuế vụ và về chương trình RFA. Trong vai trò dân biểu, họ đã yêu cầu Tổng Thanh Tra của Bộ Ngoại Giao, Sở Thuế Liên Bang và FBI điều tra không chỉ Việt Tân mà cả RFA.
Congressman OIG confirmation
VOICE bị điều tra
VOICE cũng không khá gì hơn, cũng gian lận để lấy tiền của Chính phủ Liên Bang từ năm này sang năm khác. Trong nhiều năm, VOICE đã nhận ngân khoản từ tổ chức National Endowment for Democracy (NED) với mục đích giúp phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam. Ngân khoản này cũng thuộc ngân sách của Bộ Ngoại giao. Để nhận những ngân khoản hàng năm này, VOICE đã nguỵ tạo thành tích hoạt động của mình. VOICE chỉ mới được hình thành năm 2007, nhưng lại khai là đã hoạt động từ 10 năm trước đó. Các thành tích mà VOICE nhận là của mình, thực ra thuộc tổ chức khác: BPSOS.
Letter of investigation2
Năm 1997, Trịnh Hội được BPSOS nhận vào làm trong chương trình LAVAS ở Palawan, Philippines.  Sau đó, Trịnh Hội được BPSOS đưa đến Hoa Kỳ làm việc theo visa E-3. Năm 2004, Trịnh Hội và một số thành phần đồng loã đã dựng nên một LAVAS ma để gây quỹ gọi là giúp các thuyền nhân được định cư ở Hoa Kỳ.
LAVAScreated
Thực ra, Bộ Ngoại giao hoàn toàn lo việc này và cấm thành phần thứ 3 (Trịnh Hội và những người hợp tác) can dự. Xem bài báo Houston Chronicle: http://www.chron.com/news/houston-texas/article/Stranded-Vietnamese-a-concern-to-local-community-1640265.php.
Không ai biết số tiền gây quỹ được bao nhiêu, nhưng có người đoán rằng khoảng $350,000. Nhóm của Tổ chức LAVAS ma này không hề đăng ký hoạt động với Sở Thuế Liên Bang và do đó cũng không thể mở trương mục ngân hàng và họ cũng chẳng khai thuế. Năm 2007, Trịnh Hội và  những người đồng loã khai tử LAVAS ma này và lập ra VOICE để xoá vết tích. Y hệt cách làm của Việt Tân ma.
Việc khai gian lý lịch và khai khống thành tích để lãnh ngân khoản của Chính phủ Liên Bang cũng là tội hình sự. Khi được tôi báo cho biết, tổ chức NED đã cho điều tra và họ đã chuyển toàn bộ hồ sơ cho Tổng Thanh Tra của Bộ Ngoại Giao để có biện pháp xử lý.
SBTN bị điều tra
Ngày 12/5/2017, cơ quan FEC (Hội Đồng Bầu Cử Liên Bang) quyết định giải thể tổ chức Human Rights for Vietnam PAC (HRVN PAC) do Luật sư Đỗ Phủ, Luật sư Nguyễn Anh Tuấn và Bác sĩ Nguyễn Thể Bình thành lập, với lý do không thanh toán nợ nần. Xem:
termination letter
Tuy nhiên, tôi đã đệ đơn ra Toà án Liên bang ở Washington DC để yêu cầu toà án bắt buộc FEC điều tra các hành vi phạm pháp hình sự của những cá nhân kể trên và của SBTN vì SBTN đã dùng tổ chức HRVN PAC này làm phương tiện trá hình.  Xem (trang 1 của đơn kiện):
first pageCác vi phạm hình sự gồm có:
  • Khai gian thu nhập để trốn thuế: Riêng trong buổi gây quỹ ngày ngày 12/5/2013 do SBTN tổ chức, số tiền đồng bào đóng góp cho HRVN PAC lên đến $51.000. Tuy nhiên, trong cả 3 tháng năm 2013 ấy, HRVN PAC chỉ khai với FEC là thu được $2.200. Khi bị thẩm tra, HRVN PAC khai là các khán thính giả của SBTN gọi vào hứa đóng góp nhưng 95% đã chuội lời hứa. Tôi không tin là các khán thính giả của SBTN lại có tỉ lệ thất hứa cao đến thế. Xem trích dẫn lá thư của FEC trả lời tôi:
  • FEC's response
  • Lạm dụng quy chế miễn thuế để tài trợ cho Việt Tân: Theo báo cáo với FEC, HRVN PAC đã thu được tổng cộng $334.000 (con số thật, chắc chắn là lớn hơn nhiều). Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013, HRVN PAC đã chuyển 52.750 USD về Việt Nam, trên danh nghĩa là cho gần 210 nhà tranh đấu nhân quyền “nhà đấu tranh” ở trong nước. Trên 200 người trong số này là đảng viên hay cảm tình viên Việt Tân, một đảng chính trị ngoài nước Mỹ.
  • Đóng góp trái luật cho quỹ tranh cử của Bà Loretta Sanchez: Tuy nấp sau HRVN PAC, đã có những lúc SBTN đã xuất hiện để ủng hộ quỹ tranh cử của Bà Sanchez. Luật pháp Hoa Kỳ không cho phép một doanh nghiệp làm như vậy.
Việt Tân ma Ngo ngoe trở lại
Ngày 27 tháng 4, 2017, Việt Tân ma công bố đơn kiện. Họ kiện tôi vì đã đăng ký tổ chức có tên là Việt Tân. Sau đó, thấy tôi im ắng thì Việt Tân ma lầm tưởng rằng tôi im tiếng vì bị kiện. Họ ti toe xuất hiện trở lại trong cộng đồng, gây quỹ, ra mắt sách, tổ chức chức hội thảo, thực hiện một số cuộc vận động ở Đài Loan và Âu Châu… xoay quanh chủ đề chống Formosa.
Họ đã tổ chức gây quỹ ở Anaheim ngày 21/3/2017, San Diego ngày 16/7/2017, Boston ngày 17/6/2017, và sắp đến ở Houston ngày 30/8/2017. Ngày 01/7/2017, Ông Hoàng Cơ Định đến Houston ra mắt sách “Formosa-Thảm Hoạ của Dân Tộc Việt Nam”. Người của Việt Tân xuất hiện tại một số buổi họp báo của phái đoàn Công Giáo đến Đài Loan và một số quốc gia Âu Châu để vận động chống Formosa. Và ngày 2 tháng 5, 2017, Bác sĩ Nguyễn Thể Bình tổ chức hội thảo về Formosa ở Thượng Viện Hoa Kỳ dưới danh nghĩa của tổ chức Vietnam for Progress.
Thực ra Vietnam for Progress chỉ là hoá thân của HRVN PAC. Hãy xem thành phần chủ chốt của nó: Lại cũng vẫn là Luật sư Đỗ Phủ, Luật sư Nguyễn Anh Tuấn và Bác sĩ Nguyễn Thể Bình. Không chạy đi đâu.
VFP
ART1


Nguyen The Binh4
Kiện và bị kiện
Như đã nói, ngày 20 tháng 1, 2017, Việt Tân ma đứng đơn kiện tôi. Ngày 27 tháng 4, 2017 thì Việt Tân ma công bố vụ kiện này, hai ngày trước khi tôi họp báo ở ngay tại San Jose, nơi Việt Tân ma đặt bản doanh. Một số dư luận viên của Việt Tân mà vội lên tiếng hùa theo, như là Nguyễn Tường Thuỵ (phòng viên RFA), Hãy xem:
42717
Việt Tân ma đã lầm. Đòn phản công mà họ cho là khôn, hoá ra là dại vì nó mở đường để chính họ bị kiện. Và tôi chỉ chờ có thế.
Trong suốt 35 năm hoạt động, Việt Tân ma không đăng ký tư cách pháp nhân là vì muốn trốn tránh trách nhiệm trước pháp luật, về các hoạt động khủng bố, các hành vi trốn thuế và gian lận thuế, các mánh khoé gạt gẫm những đồng hương có lòng, các thủ đoạn lừa néo chính quyền Hoa Kỳ… Vì không có tư cách pháp nhân, bản thân Việt Tân ma không thể bị kiện. Muốn kiện thì phải nhắm vào cá nhân các thành viên. Nhưng ngoài số ít đầu lãnh có tên có tuổi, làm sao biết được ai là thành viên, ai không?
Đơn kiện của Việt Tân ma sẽ giúp trả lời câu hỏi này. Khi ra toà, nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại. Vì Việt Tân ma tự nó không có quy chế pháp nhân, thì chính các thành viên phải làm nguyên đơn.  Nghĩa là họ phải xuất đầu lộ diện, “thưa ông, con ở bụi này”, rất hữu ích cho ai muốn kiện họ. Không những thế, khi họ ngọ ngoẹ gây quỹ thì Sở Thuế Liên Bang đã biết và có thêm chứng cứ để theo dõi và điều tra các hành vi gian lận thuế, trốn thuế.
Sau khi đóng cọc mọi cái vòi chính của con bạch tuộc Việt Tân ma, tôi cần nó ngọ ngoẹ cái đầu để biết chỗ cài sợi dây thòng lọng. Kế đến là xiết sợi dây thòng lọng. Và việc này sẽ hoàn tất không trễ hơn thông báo số 25.

0 comments:

Powered By Blogger