Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-12-01
12012014-vn-fish-atk-by-cn-ship.mp3
Tàu cá mang số hiệu QNg 90266 của ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi trở về hồi tuần rồi trong tình trạng bị tàu Trung Quốc đâm vỡ mạn trái.
Chủ nhân của tàu là ông Đỗ Thành, cũng là ngư dân đi trên chiếc tàu bị nạn kể lại vụ việc với biên tập viên Gia Minh trong cuộc nói chuyện sau. Trước hết ông cho biết:
Ngư dân Đỗ Thành: Tàu số 90226
Gia Minh: Tàu đi đánh bắt từ ngày ngào và ở địa điểm nào?
Ngư dân Đỗ Thành: Đi từ ngày 8 tháng 11, địa điểm ở Hoàng Sa, tọa độ 16.02 độ bắc, 111,30 độ đông.
Gia Minh: Tàu đánh bắt sản phẩm gì?
Ngư dân Đỗ Thành: Đánh bắt cá chuồn.
Gia Minh: Gặp tàu Trung Quốc khi nào?
Ngư dân Đỗ Thành: Từ ngày đi ra đón đến ngày 26 là gặp tàu Trung Quốc. Khi đang làm thì một chiếc tàu trắng bảng số 46102 chạy xung quanh ghe mình, kè, húc lấy lước của mình. Một chiếc ghi số 20 mấy đó và chữ Nho nên tôi không biết. Chiếc tàu này đến xịt nước vào ghe mình và tông ghe mình bể luôn.
Chiếc 46102 (tàu TQ) đến quần qua quần lại, lấy lưới rồi xé lưới của mình, còn chiếc kia khi mình sợ, mình chạy thì nó chạy đến xịt nước, tông ghe mình và nhận ghe mình gần chìm luôn. Tôi chạy ra chắp tay lạy van xin thì tàu đó de lui và chạy…Chiếc 46102 (tàu TQ) đến quần qua quần lại, lấy lưới rồi xé lưới của mình, còn chiếc kia khi mình sợ, mình chạy thì nó chạy đến xịt nước, tông ghe mình và nhận ghe mình gần chìm luôn. Tôi chạy ra chắp tay lạy van xin thì tàu đó de lui và chạy.
Ngư dân Đỗ Thành
Gia Minh: Họ có dùng loa thông báo gì không?
Ngư dân Đỗ Thành: Chiếc 46102 dùng loa loa, nhưng nói tiếng của họ nên tôi không hiểu gì.
Chiếc 46102 đến quần qua quần lại, lấy lưới rồi xé lưới của mình, còn chiếc kia khi mình sợ, mình chạy thì nó chạy đến xịt nước, tông ghe mình và nhận ghe mình gần chìm luôn. Tôi chạy ra chắp tay lạy van xin thì tàu đó de lui và chạy.
Gia Minh: Ghe bị bể ở mạn nào?
Ngư dân Đỗ Thành: Bên mạn trái. Cabin, be chụp cũng bể… Trên tàu lúc đó có 7 người.
Gia Minh: Họ có nhảy qua ghe mình không?
Ngư dân Đỗ Thành: Không.
Gia Minh: Cá đánh được có mất không?
Ngư dân Đỗ Thành: Chừng được một tấn cá và không mất.
Gia Minh: Ghe bể bên mạn như vậy, nhưng làm sao chạy về được?
Ngư dân Đỗ Thành: Có ghe dắt vô.
Gia Minh: Vậy khi đi đánh bắt như vậy, xung quanh có đông người không?
Ngư dân Đỗ Thành: Cũng đông người. Có mấy chiếc đánh hơi xa và một chiếc đánh gần chỗ tôi. Khi ghe tôi bị vậy, ghe đó cứu dắt vô.
Gia Minh: Vậy những ghe khác không bị Trung Quốc đuổi?
Ngư dân Đỗ Thành: Mấy chiếc kia cũng bị Trung Quốc đuổi. Chiếc kia cũng bị Trung Quốc xịt nước bể mặt gương và mất lưới. Đó là chiếc ghe của ông Phạm Y.
Gia Minh: Hai tàu lớn ( của Trung Quốc) đâm xong bỏ đi?
Ngư dân Đỗ Thành: Đúng rồi, mình ta chắp tay lạy van xin, nó de lui bỏ chạy.
Gia Minh: Đây là lần đầu tiên ghe ông bị hay lần thứ mấy rồi?
Ngư dân Đỗ Thành: Năm ngoái ra làm tôi cũng bị rồi. Họ cũng phá lưới, tài sản của mình nhưng ít nên về tôi không khai. Nhưng năm nay thì họ làm hung, họ tông tàu mình luôn.
Gia Minh: Sau khi về khai với cơ quan chức năng, giờ có biện pháp gì rồi?
Ngư dân Đỗ Thành: Tôi đã khai với trạm, xã và đồn rồi. Giờ làm đơn yêu cầu Nhà nước ủng hộ cho mình để sửa chữa tàu thuyền.
Gia Minh: Tổng cộng sữa hết bao nhiêu?
Ngư dân Đỗ Thành: Chưa biết nữa, bây giờ kéo lên sửa và xin cấp trên chứ đâu biết bao nhiêu.
Gia Minh: Hội Nghề cá, Huyện và Tỉnh lâu nay có hỗ trợ gì không?
Ngư dân Đỗ Thành: Cũng có, những chiếc mà bị tai nạn cũng có, phóng viên cũng ủng hộ. Bao giờ Nhà nước cho thì hay, bây giờ cũng phải đi vay mượn để đi bám biển về nuôi vợ, con.
Mình làm biển thì đi bám biển chứ biết gì đâu. Nhà nước kêu đi ra Hoàng Sa để bám biển giữ cho Nhà nước thì mình ra làm chứ có biết gì đâu! Chỗ nào Nhà nước bảo đi làm thì mình đến thôiGia Minh: Nhưng tình hình đi ra rồi bị Trung Quốc đánh, phá mất tài sản như vậy thì làm sao?
Ngư dân Đỗ Thành
Ngư dân Đỗ Thành: Giờ Nhà nước bảo mình ra Hoàng Sa giữ nước thì mình ra chứ biết làm sao. Nhà nước biểu mà.
Tôi cũng đăng ký khi Trung Quốc qua đi giữ tiếp đây, chuẩn bị đi học tập đây.
Gia Minh: Nhưng cứ ra mà không có tàu lớn bảo vệ, rồi ra thì như thế nào?
Ngư dân Đỗ Thành: Đang chuẩn bị đi giữ đảo đây, sửa chữa tàu thuyền rồi cũng đi giữ đảo nữa. Ngày 12 ngày đi tập đây.
Gia Minh: Đi tập giữ đảo? Đi ra ngoài đó có cần những tàu lớn của hải quân bảo bệ cho mình không?
Ngư dân Đỗ Thành: Bao giờ Trung Quốc làm hung, thì mình đi giữ đảo và có tàu lớn của mình đi theo, kèm với mình chứ.
Gia Minh: Khi đi giữ đảo thì như vậy, còn khi đi đánh bắt thì sao, có tàu hải quân không?
Ngư dân Đỗ Thành: Không, đánh bắt là mình đi.
Gia Minh: Tâm tư nguyện vọng của bà con để đi đánh bắt, làm ăn ổn định thì thế nào?
Ngư dân Đỗ Thành: Mình làm biển thì đi bám biển chứ biết gì đâu. Nhà nước kêu đi ra Hoàng Sa để bám biển giữ cho Nhà nước thì mình ra làm chứ có biết gì đâu! Chỗ nào Nhà nước bảo đi làm thì mình đến thôi.
Gia Minh: Biết vậy, nhưng cũng cần có sự bảo vệ chứ?
Ngư dân Đỗ Thành: Có, có đem áo phao hết.
Gia Minh: Đúng, áo phao để bảo vệ mình, nhưng phải có Hải quân bảo vệ để Trung Quốc đừng đánh mình chứ?
Ngư dân Đỗ Thành: Cái đó thì không, khi nào có Trung Quốc mà họ bảo mình đi thì mới có tàu bảo vệ.
Gia Minh: Cám ơn ông.
0 comments:
Post a Comment