Tôn Nữ Hoàng Hoa
Hôm nay có cuộc thi đấu Pickle Ball tại thành phố Clearwater . Ellen và tôi tham dự trong cuộc đấu đánh đôi của nữ. Vào giờ thi, tôi tìm mãi không ra Ellen đành phải bỏ cuộc đấu. Tôi gọi Ellen. Ở bên đầu dây điện thoại bên kia tôi nghe tiếng khóc sụt sùi của Ellen. Tôi có cảm giác không tốt nhưng im lặng chờ nghe Ellen lên tiếng. Sau khi nói xin lỗi với tôi vì không đến được. Tôi cũng bảo với Ellen không sao thi kỳ tới. Rôi bất chợt tôi hỏi Ellen là có cần tôi giúp gì không? Ellen bảo con chó Mikai sống với vợ chồng Ellen gần 13 năm đã mất tối hôm qua. Chiều hôm đó trước khi mất hắn quanh quân bên Ellen và đôi mắt của nó như tỏ bày nỗi buồn bã. Ellen cho biết bà ta cảm nhận vậy mà không nghĩ đến chuyện Mikai sẽ ra đi.
Tôi
quen Ellen trong Club Pickle ball. Chồng của Ellen là một Cựu Chiến
Binh Việt Nam . Jimmy làm việc ở Đà nẵng vào năm 1968. Cái năm 1968 đã
cho chúng tôi nhiều đề tài nói về quá khứ ở Việt Nam. Từ đó chúng tôi
thân nhau. Trong những buổi họp mặt của Vietnam Veteran tại đây, chúng
tôi thường tham dự với vợ chồng Ellen.
Bên
nỗi buồn đang nóng hổi của Ellen về cái chết của con chó Mikai. Tôi
cũng nghe một nỗi lo lắng đang đi tới trong lòng vì Foxy con chó sống
với chúng tôi đã gần 8 năm. Năm nay Foxy 11 tuổi. Foxy đến với chúng tôi
cũng là một cái duyên.
Sau
khi Gabby mất, tôi tự bảo với mình là sẽ không bao giờ nuôi chó nữa.
Thứ nhất là quá tốn kém. Con người có thể không mua bảo hiễm nhưng với
chó bảo hiễm phải mua vì tai mắt da và nhất là bệnh Heartworm của chó
thừơng mắc phải và việc chửa trị rất tốn kém.
Có
lẽ tại đây tình ngừơi hiếm có mà tình chó đối với chủ thì nhiều do đó
dân Mỹ quay về trong niềm vui đó. Có lẽ trong lịch sử loài vật chó là
con vật sống với ngừơi đầu tiên.
Nhưng
có một điều tôi không hiểu là tại sao khi con người đấu đá nhau thì
người ta cho rằng chó sủa mặc chó, đường ta, ta cứ đi. Như mới đây có
ngừơi khen tôi là tuy bị "đánh phá" nhưng chó sủa mặc chó, đường ta, ta
cứ đi .
Nói
chuyện chó sủa thì tôi lại nhớ đến chuyện kễ của Bác Sĩ Tính năm nào.
Ông bảo trong góc trang trại của ông có một con chó từ đâu đến ông không
biết. Nhưng nó sủa ngày sủa đêm làm hàng xóm rất bực mình.
Đã
mấy lần người hàng xóm đi qua đưa tay múa chân bảo nó câm miệng lại cho
bà con có được giấc ngủ ngon, nhưng con chó vẫn tính nào tật nấy. Sủa
liên miên, sủa non- stop nên hàng xóm bàn với nhau sẽ bắt nó giao cho
cảnh sát.
Thế
rồi sáng hôm ấy họ đi đến với gậy gộc ra oai nhưng con chó vẫn "anh
hùng" sủa. Mọi người cương quyết xông vào. Chó ta cũng ngon lành giơ
nanh cùng hai chân trước sẵn sàng trong thế tự vệ.
Bỗng
đâu, một vị Linh Mục bước vào. Linh Mục bảo với những ngừơi đang mang
gậy gộc hãy để ông vào thăm hỏi coi chó ra sao. Mọi ngừơi ngăn cản ông,
nhưng Linh Mục vẫn đi vào. Thấy bóng dáng ngừơi đang đi tới, chó lại
hung hăng thêm nhưng trước sự điềm nhiên của Linh Mục chó bỗng dịu xuống
và không còn hung hăng nữa.
Vị
Linh Mục bước gần đến chó. Nó nằm xuống trong dáng điệu thê lương và
miệng nó kêu như rên rĩ. Linh Mục để bàn tay lên đầu nó vỗ về. Mọi ngừơi
nhìn về vị Linh Mục như một phép nhiệm mầu. Khi bàn tay của vị Linh Mục
chạm nhẹ vào thân thể nó thì ngừơi bỗng rút tay lại. Rồi, đổi thế ngồi ,
đưa tay bới vào lưng của nó. Sau đó vị Linh Mục nhổ từng hạt cỏ ú bám
vào lưng của nó làm lưng nó loe loét máu. Nhẹ nhàng và kiên nhẫn vị Linh
Mục gỡ hết cỏ ú trên lưng nó và yêu cầu ngừơi hàng xóm đưa thuốc đỏ để
xức cho chó. Con chó sau khi được gở hết cỏ cú ra khỏi lưng đã cảm thấy
bớt đau và không còn hung hăng nữa. Vị Linh Mục trở lại với những ngừơi
hàng xóm đang cầm gậy gộc nhỏ nhẹ bảo rằng : "Đôi khi chó sủa cũng tại vì nó có nỗi đau riêng".
Đối
với con người khi một con chó sủa ầm ỹ ngày này qua ngày khác họ nghĩ
con chó bị bịnh dại nhưng thực tế khi con chó bị bịnh dại thì nó không
sủa, nằm ủ rủ một mình.
Tôi
nhớ, có một lần thức giấc nửa đêm, bất chợt xem một movie chiếu muộn
trên HBO. Movie tên gì, diễn viên tên gì cho đến nay tôi cũng không còn
nhớ. Chỉ nhớ mài mại đó là sản phẩm xuất bản của công ty Winfrey Operah
production. Như một tình cờ tôi theo dõi cốt chuyện. Đó là một câu
chuyện tình của một người con gái da màu vừa lớn trong một thị trấn nhỏ.
Mỗi lần cô đi ngang đám trai của thị trấn cô ở, là theo sau những tiếng
huýt bằng mồm làm cô vô cùng hãnh diện. Sau đó cô phải lòng một anh
thanh niên có dáng dấp rất hào hoa. Hai người yêu nhau tha thiết và
quyết định thành hôn ở một thị trấn khác gần ven biển.
Người
chồng dùng tiếng đàn của mình để làm việc trong một quán bán rượu.
Không may cho thị trấn đó đã gặp phải một thiên tai bão lụt hãi hùng.
Người chồng trên chiếc xuồng nhỏ cố gắng đi cứu những nạn nhân bị kẹt
trong cơn bão lụt.
Trong
lúc đi cứu mgười bị kẹt trong dòng nước lũ, người chồng đã bắt gặp một
con chó có dáng điệu ủ rũ buồn bã mà theo anh ta cho rằng có lẽ vì lạc
mất chủ nên chó mới ủ rủ như vậy. Do đó anh ta mới kéo chó vào thuyền
không may bị chó cào vào cánh tay mặt. Anh ta lấy nước lau vết thương
như thường tình rồi chèo thuyền đến một nơi tỵ nạn của các nạn nhân bão
lụt.
Tại
đây con chó vẫn có vẻ buồn bã, tìm một xó kẹt kín đáo nào đó để trốn
vào trong đó. Mọi người vẫn nghỉ con chó vì nhớ chủ mà ủ rủ suốt ngày.
Nhưng một hôm có người trong xóm tỵ nạn bão lụt đã phát hiện con chó có
một vẻ mặt thật dị kỳ. Đầu và cổ thòng xuống đất, hàm dưới xệ ra làm cho
nước miếng nước bọt nhiểu nhảo lòng thòng. Dân trong xóm đã bắt đầu
nghi con chó bị dại nhưng chưa đoan chắc cho đến khi con chó tỏ thế hung
dữ có vẽ chừng như điên tiết muốn tấn công tất cả mọi người ngay cả chủ
nó, do đó người ta biết con chó bị bịnh dại và đánh con chó cho nó
chết.
Tin
con chó dại được chồng người con gái cứu đến tai người vợ. Cô ta lo sợ
vô cùng và canh chừng xem thử chồng cô ta có triệu chứng gì. Nhưng cả
tháng trời cô ta cũng chả thấy có triệu chứng gì? Vết thương bị chó cào
cũng đã lành hẵn. Một sự bình an đã trở về. Cô gái không còn lo lắng
chồng mình bị ảnh hưởng của con chó dại và đã yên tâm trở về với những
công việc hằng ngày. Nhưng một tháng sau, người chồng bỗng cảm thấy uể
oải khó chịu trong người, có triệu chứng mất ngủ, thần kinh rối loạn ,
tinh thần trở nên căng thẳng, lo âu. Đôi lúc người vợ lại thấy chồng sợ
ánh sáng sợ tiếng động. Thậm chí người chồng lại có những động tác giống
như chó. Miệng dãi ra nước miếng. Bắp thịt co rút rồi lâu lâu tê liệt.
Cô con gái quá lo lắng cho chồng và bắt đầu hoài nghi người chồng mắc
bịnh dại. Cho đến khi người chồng tỏ ra quá hung dữ tấn công ngay cả vợ
mình và tất cả ai lại gần. Người chồng nhe hàm răng ra như muốn cắn tất
cả ai lại gần.
Cho
đến một đêm kia, ngoài trời mưa bảo tả tơi. Người chồng lại lên cơn dại
vảo thời kỳ tê liệt và tấn công tới tấp vào vợ mình. Cuối cùng người
vợ đành phải nổ súng bắn vào người chồng trên khuôn mặt đầm đìa những
nước mắt. Câu chuyện quá thương tâm đã làm tôi thức suốt đêm đó.
Nhưng
có một số ngừơi lại cho rằng hiện tượng của con chó này hơi kỳ lạ. Bởi
con chó không bị cỏ ú bám vào mình và cũng không ủ rủ một góc xó nào.
Hơn nữa nơi nào có tiệc tùng lao xao thì nó chạy tới chạy lui cho mọi
ngừơi biết hắn ta đây cũng thuộc vào làng chó có danh có phận như những
con chó "có chức" khác .
Họ
nghĩ chắc con chó này bị bịnh dại Virus Lyssa của VC tiêm vào để làm
con rối sủa ngày sủa đêm khuấy nhiểu sự sinh hoạt và giấc ngủ bình yên
của người Việt tỵ nạn.
Virus
Lyssa bịnh dại của chó thật quá kinh hãi nhưng không kinh hãi bằng
Virus Lyssa bịnh dại của Việt Cộng khi tiêm vào thân thể con người.
Cũng
giống như bịnh dại của chó. Bịnh dại của VC cũng có khả năng như virus
Lyssa. Có nghĩa là thời kỳ ủ bệnh rất dài. Đó là thời gian từ lúc virus
xâm nhập vào cơ thể (người tỵ nạn VC thường gọi một cái tên khác là bị
tiêm Sinh Tử Phù) .
Thời
gian bị bịnh Lyssa- Virus- Việt Cộng rất dài mà người tỵ nạn CS không
thể nào biết được, cho đến lúc triệu chứng của bệnh dại phát hiện ra
ngoài. Gốc virus lây nhiễm cũng khốc hại như virus Lyssa của bịnh dại .
Bị cắn nơi đầu, nơi cổ hay nơi mặt thì triệu chứng bệnh dại VC sẽ xuất
hiện sớm hơn. Còn nếu như bị tiêm nơi tay hay chân thì bịnh trạng sẽ
xuất hiện vào thời kỳ chót. Người tỵ nạn cs nếu cố tâm nhìn kỹ thì sẽ
thấy ngôn ngữ của người bị tiêm virus lyssa -Việt Cộng- bịnh dại cũng sẽ
bắt đầu thay đổi. Họ thích tuyên bố làm đại diện cho tất cả ngừơi Việt
tỵ nạn để người dân trong nước tin rằng họ đang là nhiệm sở nước ngoài
của nhà nứơc. Họ thích đến những nơi đình đám để làm Bài Vị (Xin mượn
chữ của nhà báo Kim Âu) .
Chỉ
có một cái tội cho họ là những nạn nhân khi bị VC tiêm vi khuẩn Lyssa
thì bị VC đem ra làm xiếc quay vòng vòng làm náo động môi trường sinh
hoạt chính trị của ngừơi tỵ nạn mà không bao giờ được VC thí cho một mẫu
bánh trước khi làm xiếc quay vòng vòng .
Còn
với loài chó cho dù thế nào đi nữa nhưng trước khi làm xiếc bắt buộc
chủ nhân phải cho nó ăn trước khi muốn nó quay vòng vòng.
Không lẽ những con chó làm xiếc lại khôn hơn mấy nhân vật đã bị VC tiêm sinh tử phù?
Tôn Nữ Hoàng Hoa
11/11/2013
Tôn Nữ Hoàng Hoa
11/11/2013
0 comments:
Post a Comment