BIỂN ĐÔNG(VietBa0) – Căng thẳng không ngừng tại Biển Đông.
Đaì RFI hôm Thứ Hai nêu câu hỏi rằng: “Tranh chấp Trường Sa với Việt
Nam : Trung Quốc sẽ lập lại kịch bản đẫm máu năm 1988?” Qua đó, một báo
Hồng Kông tin là chắc chắn TQ sẽ tấn công chiếm đảo của VN.
Trong khi đó, báo Người Lao Động cho biết tàu hải giám Trung Quốc lại
“quậy” ngư dân — và riêng tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2012, địa phương
này có hơn 30 tàu và hơn 300 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ.
Đặc biệt, báo Sống mới khi tường trình về một hội nghị Biển Đông tại
New York, tiếng nói Việt Nam mờ nhạt, qua bản tin “Hội thảo Biển Đông:
Phản ứng của Việt Nam đã đủ mạnh mẽ?”
Bản tin RFI hôm Thứ Hai ghi nhận một viễn ảnh cơ nguy đẫm máu:
“Trong bài nhận định đăng trên tờ South China Morning Post tại Hồng
Kông ngày hôm qua, 17/03/2013, nhà báo kỳ cựu Greg Torode, đã cho rằng,
dù tham vọng Trung Quốc càng ngày càng lớn, một trận hải chiến thứ hai
giữa Trung Quốc và Việt Nam tại vùng Trường Sa khó có thể xẩy ra.
Theo nhật báo Hồng Kông, trận đánh ở bãi đá Gạc Ma, mang một ý nghĩa
chiến lược to lớn đối với Bắc Kinh. Nó cho phép Trung Quốc chiếm cứ 6 vị
trí đầu tiên trong vùng quần đảo Trường Sa – đặt những công sự phòng
thủ kiên cố vẫn rất quan trọng vào lúc này, chẳng hạn như trên đá Chữ
Thập – Fiery Cross, với một giàn radar cảnh báo sớm.
Hành động cưỡng chiếm bằng võ lực các hòn đảo tại Trường Sa từ tay
Việt Nam vào năm 1988, đã nằm trong một chiến lược khởi sự từ mười bốn
năm trước đó, khi hải quân Trung Quốc đã đánh bật lực lượng Việt Nam ra
khỏi quần đảo Hoàng Sa để chiếm đóng toàn bộ khu vực này từ đó đến nay.
Hoàng Sa hiện đang được Trung Quốc biến thành căn cứ quân sự đáng gờm…
Theo báo South China Morning Post, trong những cuộc nói chuyện riêng
tư, các sĩ quan quân đội cũng như học giả Trung Quốc thường nêu bật khả
năng xung đột với Việt Nam trên vấn đề nước này chiếm giữ quá nhiều vị
trí ngoài Trường Sa và đã nỗ lực xây dựng cơ sở trên đó, đặc biệt trong
những tháng sau khi xẩy ra cuộc hải chiến Trường Sa.
Đối với các nhân vật kể trên, đây không chỉ là vấn đề chủ quyền lãnh
thổ của Trung Quốc, mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài : Cơ sở của Việt
Nam ngoài Trường Sa, một ngày nào đó, có thể có nguy cơ bị sử dụng để
kiềm chế Trung Quốc, vào lúc lực lượng hải quân Việt Nam vẫn tiếp tục
phát triển, và quan hệ giữa Hà Nội với Washington và các đồng minh ngày
càng sâu sắc hơn.”
Dù vậy, RFI cũng ghi nhận rằng có những nhận định lạc quan hơn.
Báo Người Lao Động hôm Chủ Nhật ghi nhận tình hình tàu hải giám Trung Quốc lại “quậy” ngư dân, cho biết:
“Theo thống kê của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2012, địa phương
này có hơn 30 tàu và hơn 300 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ.”
Mặt khác, báo Sống Mới trong bản tin về Hội Thảo Biển Đông, ghi nhận:
“Hội thảo quốc tế về tranh chấp Biển Đông diễn ra từ 13-15/3 do Asia
Society và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) đồng tổ chức
ở New York, Mỹ đã thu hút các học giả quốc tế từ Mỹ, Singapore,
Philippines và Việt Nam. Riêng Trung Quốc đã cử một trung tướng đến tham
dự và đưa ra những phát ngôn mập mờ về một thứ lợi ích cốt lõi đầy đe
dọa tại Biển Đông.
Chủ đề trong Hội thảo Biển Đông đã tập trung vào các nhân tố nòng cốt
đưa ra giải pháp hòa bình tại Á-Thái Bình Dương. Điều này đồng nghĩa
với việc tranh chấp tại khu vực này đã được đưa ra mổ xẻ theo các chủ đề
chính như nguồn gốc của tranh chấp ở Biển Đông; quan hệ Mỹ-Trung ở Biển
Đông; vai trò của luật pháp và quản trị quốc tế; quan điểm của ASEAN về
Biển Đông và hệ quả đối với hòa bình và an ninh khu vực và các bài học,
đề xuất chính sách…
Về phía Việt Nam, trình bày quan điểm của mình tại hội thảo, bà
Nguyễn Thị Thanh Hà,Vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế thuộc Bộ
Ngoại cho biết tình huống “khó xử” giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Hoàng
Sa và nhấn mạnh COC – một văn bản làm nền tảng cho các giải pháp xử lý
tranh chấp tại Trường Sa giữa ASEAN và Trung Quốc cũng đang gặp khó bởi
thái độ “đã sẵn sàng” nhưng “chờ thời điểm chín muồi” mà Bắc Kinh đưa
ra…
…Riêng với câu hỏi Việt Nam liệu có đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế
như Philippines đã làm không, bà Hà cho biết đây không phải chỉ là một
con đường duy nhất mà còn có nhiều cách khác. Cho đến nay, biện pháp
Ngoại giao của Việt Nam trước hành động leo thang của Trung Quốc vẫn là
các phản đối ngoại giao đơn lẻ và chưa có hoạt động nào gây sự chú ý của
công luận quốc tế như những gì Philippines đã đạt được.”
Bản tin báo Sống Mới không ghi rõ về “tình huống khó xử” giữa Trung Quốc và Việt Nam là gì, và tại sao khó xử.
0 comments:
Post a Comment