Wednesday, January 23, 2013

CỘNG SẢN TÀU, TA LÍNH QUÝNH


Đó là tôi nhại lại câu nói của bà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: “ The Chinese System is doomed; leaders on a fool’s errand.”
Chế độ độc đảng Tàu sớm muộn gì rồi cũng sụp đổ. Bọn lãnh đạo chỉ chạy lanh quanh như điên để câu giờ!
Tàu cọng đã vậy, chú nhỏ xã nghĩa An nam còn bết hơn.
Tàu cọng có ăn học hơn, văn minh hơn, chạy quanh vì mục tiêu chiến lược: Cách mạng hay cải cách?
Cọng sản An nam cu li hơn, lúng ta, lúng túng như gà mắc tóc, chỉ vì tranh ăn và quyền lực cá nhân, sẳn sàng bán đứng Quốc gia, Dân tộc để giữ tiền quyền, truyền lại cho con cháu!

Trước Đại hội đảng 18, cửu vương Bắc Kinh họp nhau bàn luận chí cha, chí chạp: Cải tổ đổi mới hay giữ y nguyên trạng (Status quo). Dân Tàu ngóng cổ chờ. Kết quả là: Bắt giam bọn “Tân tả phái Mao ít” Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, cùng lúc truất cái ngai vua Bắc Kinh của Uông Dương, Trùm phe cởi mở Quảng Đông. Cuối cùng là “Thất tân vương” do họ Tập cầm đầu, kiên trì “Bảo thủ” “U như kỷ.”
Ở An nam, thiên triều cũng xếp đặt cho y như vậy: Chặn đứng lại dzụ Trọng Lú, Sang sâu mưu toan dứt điểm “đồng chí X” để khỏi khui ra các việc tham nhũng to của các trùm đảng, làm đổ bể tứ tung nhằm giữ lại thế ba chân vạc Sang – Trọng – Dũng cũng y như cũ.
Đó là nói về phía bọn trùm sò cọng sản cai trị. Về phía người dân, đâu chịu để y nguyên như vậy.
Xin trích một đoạn bài viết trên BBC:
‘Nguy cơ cách mạng’
Bản kiến nghị, do Giáo sư Trương Thiên Phàm ở Khoa Luật Đại học Bắc Kinh chấp bút, cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ xảy ra một cuộc cách mạng nếu nước này không thay đổi.
“Nếu những cải cách hệ thống mà xã hội Trung Quốc đang đòi hỏi khẩn cấp tiếp tục bị ghìm nén và tinh trạng tham nhũng và bất bình xã hội tích tụ lại đến mức độ nguy hiểm và bùng nổ thì lúc đó Trung Quốc sẽ một lần nữa để lỡ cơ hội cải cách hòa bình và sẽ chìm sâu trong hỗn loạn của một cuộc cách mạng bạo lực,” bản kiến nghị viết.
Trùm thị trường bất động sản Nhiệm Chí Cường còn mạnh miệng hơn:
Bình luận về ý kiến ông Vương Bá Mẫn, tổng biên tập tạp chí Tài Kinh, rằng ‘không cải cách còn nguy hiểm hơn là bản thân cải cách’, ông Nhiệm viết trên trang blog của mình rằng ‘Nếu không cải cách thì sẽ không có Đại hội Đảng lần thứ 19’.
Kết quả của các khuyến nghị, báo động kể trên là:
Bản thân ông Vương và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác dường như nhận ra nhu cầu phải thay đổi. Tuy nhiên đối với họ, điều quan trọng cũng không kém là phải kiểm soát những tiếng nói kêu gọi thay đổi vốn ngày càng tăng và không cho những tiếng nói đó đi quá xa.
Chính vì vậy mà chẳng có gì ngạc nhiên khi bản kiến nghị cải cách của các học giả, vốn chỉ dám dừng ở mức cải cách chính trị vừa phải, bị dỡ bỏ chẳng lâu sau khi nó được đưa lên mạng.

Sách có chữ rằng: Cọng sản Tàu làm sao. Cọng sản ta bào hao làm dzậy.
Cho nên bộ sậu tuyên giáo xã nghĩa ta cũng tích cực làm hai chuyện để ngăn chặn ”những tiếng nói kêu gọi thay đổi vốn ngày càng tăng và không cho những tiếng nói đó đi quá xa” bằng hai cách:
Một là dựng bức tường lửa thật mạnh và thuê mướn hackers phá các webs lề dân.
Hai là dùng CAM, công an mạng thường trực và mới đây là 900 biệt kích Net tên cúng cơm là “dư luận viên” để quấy phá, chày cối chống đở những tiếng nói kêu gọi tranh đấu chống bạo quyền cọng sản.
Nhưng mà ở đời làm sao lấy thúng úp được voi. Cho nên cuộc cách mạng tiền định là không sao tránh khỏi.
Ký giả người Mỹ gốc Việt Andrew Lam, trước nay vẫn viết với văn phong “vừa phải”. Mới đây có bài viết trên Asian Week, với cái tựa “hot” như vầy:
“Từng tin nhắn một, Việt Nam sẵn sàng cho một cuộc cách mạng”
Xin trích dẫn vài đoạn thay cho lời kết:

“Mọi người mọi giới đều có điện thoại di động, từ trẻ em tiểu học đến những người đạp xe xích lô nghèo khổ. Tất nhiên cả các thanh thiếu niên nữa.
………
Đấy là một khuynh hướng lo ngại đối với chính phủ tại Hà Nội, những người đang duy trì một bức tường lửa mạnh mẽ tương tự như ở Bắc Kinh.
Bởi vì ngoài chuyện tán gẫu hàng ngày, người Việt Nam đang ngày càng sử dụng các thiết bị cầm tay của mình vào các tài liệu và những chia sẻ mà chính quyền không muốn công chúng biết đến. Những việc làm sai trái của công an thường xuyên được tweet và chia xẻ trên trực tuyến. Những cuộc biểu tình chống công an ăn hối lộ, chính phủ trưng thu đất đai và ngay cả các cuộc biểu tình chống bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông, hiện đang được tổ chức bởi các điện thoại di động và được ghi hình lại bằng điện thoại di động.
………..
Ngày càng nhiều người viết blog về sự thất vọng và tức giận của họ. Tuy nhiên, vẫn không rõ là việc dân số nói chung có thực sự đói khát dân chủ và mong muốn một cuộc cách mạng hay không. Việt Nam là một xã hội công dân không có tổ chức đối lập, không có một giới lãnh đạo đủ thuyết phục để có thể thách thức với thực trạng, và không có một cuộc bàn luận nghiêm túc về một đường hướng mới cho đất nước. Quá nhiều cuộc thảo luận trực tuyến đã khiến Hà Nội gia tăng các cuộc bắt giữ và thuê các blogger để gây ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận trực tuyến.
Mặc dù đã có các thúc đẩy từ các các nhà hoạt động hàng đầu như Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quế, người từng đăng trực tuyến một lời kêu gọi những người trẻ tuổi sử dụng điện thoại di động của họ để thực hiện một cuộc “quét sạch chế độ độc tài Cộng sản” trước khi bị bắt vào năm 2011, khó có thể nói rằng những người thường dân xử dụng điện thoại di động nhận thức được công nghệ mới này như một công cụ tiềm năng cho một cuộc cách mạng còn được mang tên Mùa Xuân Ả Rập.
Tuy nhiên, điều rõ ràng là ngọn gió thay đổi đang thổi đến. Có một lòng bất mãn chung chống lại những bất công và tham nhũng, và công cụ truyền thông mới đã giúp người dân bày tỏ. Càng có nhiều thông tin hơn, người dân càng bồn chồn hiếu động hơn. Từng tin nhắn một qua điện thoại di động để chia sẻ và trao đổi thông tin trên quy mô cả nước, người dân Việt Nam đang làm cho cuộc cách mạng xảy ra.”

Ngày xưa, Mao Tàu áp đặt chế độ dao mác, lưởi lê lên dân tộc Trung Hoa trước, từ 1949. Tám keo, già hồ bắt chước, chính thức tròng búa liềm, mác lê vào cổ dân tộc Việt Nam từ năm 1954 về sau.
Ngày nay cầu mong dân tộc Việt Nam sớm được giải ách nạn cọng sản, một bước trước người Trung Hoa!

Nguyễn Nhơn

0 comments:

Powered By Blogger