Jane Perlez
ULAN BATOR, Mông Cổ - Một thông điệp, không thể nhầm được, do Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton gởi đến chính quyền Trung Quốc qua một bài phát biểu từ một nước láng giềng, cho biết rằng thành công kinh tế mà không có cải cách chính trị là một phương trình không bền vững mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự bất ổn định.
Bà Clinton đến quốc gia giàu khoáng sản bên cạnh biên giới của Trung Quốc vào ngày thứ hai của chuyến công du châu Á để mở rộng trọng điểm đổi mới của chính quyền Obama tại khu vực, vượt ra ngoài trọng tâm ban đầu là sức mạnh quân sự của Mỹ để đi vào các vấn đề kinh tế và xã hội, một nỗ lực để tránh một cuộc đọ sức với Trung Quốc. Nhưng ý kiến của bà Clinton, được công bố tại một diễn đàn quốc tế của những người ủng hộ dân chủ, cùng lúc với thời điểm đặc biệt nhạy cảm ở Trung Quốc, khi sự chuyển giao lãnh đạo của Đảng Cộng sản đang lộn xộn, và những chỉ trích chính phủ đang tràn lan từ vấn đề môi trường đến các vấn đề xã hội, gồm cả việc bắt buộc phá thai.
Bà Clinton đã không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng mục tiêu của lời phát biểu của bà đã quá rõ ràng.
“Bạn không thể có tự do hóa kinh tế mà cuối cùng không có tự do chính trị. Sự thật là việc đàn áp tự do phát biểu chính kiến, hay duy trì mức kiểm duyệt chặt chẽ những gì mọi người có thể đọc, nói, hay nhìn thấy có thể tạo ra một ảo giác về an ninh. Nhưng ảo tưởng sẽ phai mờ - vì khao khát tự do của người dân sẽ không tan biến.”
“Những quốc gia muốn mở cửa kinh doanh, nhưng đóng cửa không cho tự do phát biểu sẽ thấy rằng chọn lựa này có giá phải trả: nó giết chết sáng kiến và làm nản tinh thần kinh doanh, là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững,” bà Clinton nói thêm, đặc biệt nhắm vào sự tuột dốc kinh tế của TQ sau mười năm phát triển trên 10%.
Quan điểm cho rằng giá trị dân chủ chỉ thích hợp với xã hội phương Tây, một ý tưởng, của Lee Kwan Yew [Lý Quang Diệu], có từ những năm 1990 nay đã lỗi thời, bà Clinton nhận định. “Trong năm năm qua, châu Á là khu vực duy nhất trên thế giới có được mức tăng ổn định về quyền chính trị và các quyền dân sự, theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Freedom House,” Ngoại trưởng Clinton nói.
Nhưng trái ngược với những quốc gia đã có tiến bộ về mặt dân chủ, cũng có những chính quyền “làm việc ngày đêm để ngăn chận người dân của họ tiếp cận với ý tưởng và thông tin, bỏ tù họ vì họ bày tỏ quan điểm, tước đoạt quyền chọn lãnh đạo của người dân, và cai trị vô trách nhiệm, bưng bít với công chúng xem.”
Bà Clinton nổi tiếng với chính phủ Trung Quốc như một người phê bình mô hình chính quyền của họ, một thực tế mà bà Clinton đã nhắc lại hôm thứ Hai bằng cách đề cập đến chuyến thăm của bà đến Bắc Kinh 17 năm trước, khi là đệ nhất phu nhân.
Nhân dịp đó, vào năm 1995, bà đã đọc diễn văn trước Hội nghị Liên Hiệp Quốc chủ đề phụ nữ và tạo ra một cơn bão lửa khi bà tuyên bố rằng “nhân quyền là quyền của phụ nữ - và quyền của phụ nữ là nhân quyền.” Ngay sau hội nghị, bà đã đến thăm Mông Cổ lần đầu tiên để thấy sự tương phản rỗ rệt của một nền dân chủ đang lên, sự tương phản đó dường như đã để lại [cho bà] một ấn tượng không thể xóa nhòa.
Trước đây liên kết với Liên Xô, Mông Cổ đã được giữ vững bằng một chính quyền như một mô hình cho thấy dân chủ có thể được sinh ra từ độc tài.
Dân chủ Mông Cổ đã phai mờ hồi tháng Tư khi chính phủ bắt giữ cựu Tổng thống Nambaryn Enkhbayar, về những cáo buộc tham nhũng; ông đã bị giam giữ một tháng cho đến khi chính thức bị buộc tội và cho tại ngoại hầu tra hồi tháng Năm, theo tin Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bà Clinton đã không đề cập đến vụ bắt giữ, lựa chọn để ca ngợi cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng trước, trong đó chín phụ nữ đã được bầu vào quốc hội có 76 dân biểu, tăng gấp ba lần số dân biểu của cơ quan lập pháp trước đó.
Bà
Clinton đã gặp Tổng thống Tsakhia Elbegdorj trong lều nghi lễ - nhà ở
truyền thống của người du mục - đặc biệt là trần gỗ chạm khắc tinh sảo,
ghế trau chuốt, và đèn chùm sáng lấp lánh.
Với ông Elbegdorj ngồi trên cùng bàn tại Nhà Chính phủ, xây theo kiểu của Liên Xô từ những năm 1950, bà Clinton ca ngợi Mông Cổ là một ví dụ tuyệt vời của tự do và dân chủ không phải là khái niệm độc quyền phương Tây. Đối với những người nghi ngờ, bà nói: “Hãy để họ đến thăm Mông Cổ.”
Chính quyền Obama đã quan tâm đặc biệt đến Mông Cổ, phần lớn là do vị trí tiếp giáp với Trung Quốc. Tổng thống Elbegdorj đã đến thăm Nhà Trắng năm ngoái, và Phó Tổng thống Joseph R. Biden Jr. cũng đã đến Mông Cổ năm ngoái.
Washington đang hậu thuẫn một công ty Mỹ, Peabody Energy, có trụ sở tại St Louis trong cuộc đấu thầu để lấy một hợp đồng khai thác mỏ than khồng lồ tại Tavan Tolgoi. Nhà thầu chính khác trong cuộc đấu là Shenhua Energy, một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.
© DCVOnline
ULAN BATOR, Mông Cổ - Một thông điệp, không thể nhầm được, do Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton gởi đến chính quyền Trung Quốc qua một bài phát biểu từ một nước láng giềng, cho biết rằng thành công kinh tế mà không có cải cách chính trị là một phương trình không bền vững mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự bất ổn định.
Bà Clinton đến quốc gia giàu khoáng sản bên cạnh biên giới của Trung Quốc vào ngày thứ hai của chuyến công du châu Á để mở rộng trọng điểm đổi mới của chính quyền Obama tại khu vực, vượt ra ngoài trọng tâm ban đầu là sức mạnh quân sự của Mỹ để đi vào các vấn đề kinh tế và xã hội, một nỗ lực để tránh một cuộc đọ sức với Trung Quốc. Nhưng ý kiến của bà Clinton, được công bố tại một diễn đàn quốc tế của những người ủng hộ dân chủ, cùng lúc với thời điểm đặc biệt nhạy cảm ở Trung Quốc, khi sự chuyển giao lãnh đạo của Đảng Cộng sản đang lộn xộn, và những chỉ trích chính phủ đang tràn lan từ vấn đề môi trường đến các vấn đề xã hội, gồm cả việc bắt buộc phá thai.
Bà Clinton đã không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng mục tiêu của lời phát biểu của bà đã quá rõ ràng.
“Bạn không thể có tự do hóa kinh tế mà cuối cùng không có tự do chính trị. Sự thật là việc đàn áp tự do phát biểu chính kiến, hay duy trì mức kiểm duyệt chặt chẽ những gì mọi người có thể đọc, nói, hay nhìn thấy có thể tạo ra một ảo giác về an ninh. Nhưng ảo tưởng sẽ phai mờ - vì khao khát tự do của người dân sẽ không tan biến.”
“Những quốc gia muốn mở cửa kinh doanh, nhưng đóng cửa không cho tự do phát biểu sẽ thấy rằng chọn lựa này có giá phải trả: nó giết chết sáng kiến và làm nản tinh thần kinh doanh, là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững,” bà Clinton nói thêm, đặc biệt nhắm vào sự tuột dốc kinh tế của TQ sau mười năm phát triển trên 10%.
Quan điểm cho rằng giá trị dân chủ chỉ thích hợp với xã hội phương Tây, một ý tưởng, của Lee Kwan Yew [Lý Quang Diệu], có từ những năm 1990 nay đã lỗi thời, bà Clinton nhận định. “Trong năm năm qua, châu Á là khu vực duy nhất trên thế giới có được mức tăng ổn định về quyền chính trị và các quyền dân sự, theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Freedom House,” Ngoại trưởng Clinton nói.
Nhưng trái ngược với những quốc gia đã có tiến bộ về mặt dân chủ, cũng có những chính quyền “làm việc ngày đêm để ngăn chận người dân của họ tiếp cận với ý tưởng và thông tin, bỏ tù họ vì họ bày tỏ quan điểm, tước đoạt quyền chọn lãnh đạo của người dân, và cai trị vô trách nhiệm, bưng bít với công chúng xem.”
Bà Clinton nổi tiếng với chính phủ Trung Quốc như một người phê bình mô hình chính quyền của họ, một thực tế mà bà Clinton đã nhắc lại hôm thứ Hai bằng cách đề cập đến chuyến thăm của bà đến Bắc Kinh 17 năm trước, khi là đệ nhất phu nhân.
Nhân dịp đó, vào năm 1995, bà đã đọc diễn văn trước Hội nghị Liên Hiệp Quốc chủ đề phụ nữ và tạo ra một cơn bão lửa khi bà tuyên bố rằng “nhân quyền là quyền của phụ nữ - và quyền của phụ nữ là nhân quyền.” Ngay sau hội nghị, bà đã đến thăm Mông Cổ lần đầu tiên để thấy sự tương phản rỗ rệt của một nền dân chủ đang lên, sự tương phản đó dường như đã để lại [cho bà] một ấn tượng không thể xóa nhòa.
Trước đây liên kết với Liên Xô, Mông Cổ đã được giữ vững bằng một chính quyền như một mô hình cho thấy dân chủ có thể được sinh ra từ độc tài.
Dân chủ Mông Cổ đã phai mờ hồi tháng Tư khi chính phủ bắt giữ cựu Tổng thống Nambaryn Enkhbayar, về những cáo buộc tham nhũng; ông đã bị giam giữ một tháng cho đến khi chính thức bị buộc tội và cho tại ngoại hầu tra hồi tháng Năm, theo tin Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bà Clinton đã không đề cập đến vụ bắt giữ, lựa chọn để ca ngợi cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng trước, trong đó chín phụ nữ đã được bầu vào quốc hội có 76 dân biểu, tăng gấp ba lần số dân biểu của cơ quan lập pháp trước đó.
Ngoại trưởng Mỹ, Clinton và TT Mông Cổ, Elbegdorj Tsakhia (July 9, 2012 in Ulan Bator, Mongolia.) Nguồn: AP Photo |
Với ông Elbegdorj ngồi trên cùng bàn tại Nhà Chính phủ, xây theo kiểu của Liên Xô từ những năm 1950, bà Clinton ca ngợi Mông Cổ là một ví dụ tuyệt vời của tự do và dân chủ không phải là khái niệm độc quyền phương Tây. Đối với những người nghi ngờ, bà nói: “Hãy để họ đến thăm Mông Cổ.”
Chính quyền Obama đã quan tâm đặc biệt đến Mông Cổ, phần lớn là do vị trí tiếp giáp với Trung Quốc. Tổng thống Elbegdorj đã đến thăm Nhà Trắng năm ngoái, và Phó Tổng thống Joseph R. Biden Jr. cũng đã đến Mông Cổ năm ngoái.
Washington đang hậu thuẫn một công ty Mỹ, Peabody Energy, có trụ sở tại St Louis trong cuộc đấu thầu để lấy một hợp đồng khai thác mỏ than khồng lồ tại Tavan Tolgoi. Nhà thầu chính khác trong cuộc đấu là Shenhua Energy, một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.
© DCVOnline
Nguồn: Clinton Digs at China From Neighboring Mongolia. By JANE PERLEZ. The New York Times. Published: July 9, 2012.
0 comments:
Post a Comment