Friday, February 3, 2012

Thảm họa kinh hoàng bóng đá Ai Cập 74 người chết, 1000 người bị thương.

Tác Giả: Theo Ngôi Sao

Đa phần số nạn nhân tử vong được xác định ban đầu là do bị dẫm đạp và ngẹt thở

Vụ ẩu đả xảy ra trong trận đấu giữa Al Masri và Al Ahly Cairo trong khuôn khổ giải VĐQG Ai Cập vào chiều tối qua (1/2/2012) tại cảng Port Said, Ai Cập.

Sau khi trận đấu kết thúc với tỉ số 3-1 nghiêng về đội chủ nhà Al Masri, hàng trăm CĐV đã tràn xuống sân để chung vui cùng các cầu thủ nhưng bất ngờ một số CĐV quá khích đuổi đánh các cầu thủ đội khách và lao vào nhau ẩu đả bằng dao, chai lọ, vật cứng... với nhóm CĐV đối phương khiến SVĐ Port Said biến thành một cuộc hỗn loạn chưa từng có.

Cảnh sát cơ động bảo vệ các cầu thủ đội Ahly khi họ chạy vào tầm hầm để trốn. Ảnh: The Sun.

Số lượng cảnh sát quá ít ỏi trên sân đã không thể kiểm soát nổi đám đông quá khích.

Nguyên nhân chính của tham họa chưa dừng ở lý do đó bởi những ngọn lửa sau đó đã bùng phát dữ dội trên khán đài SVĐ khiến hàng ngàn người dập đạp lên nhau tìm cách thoát thân.

Đa phần số nạn nhân tử vong được xác định ban đầu là do bị dẫm đạp và ngẹt thở. Ngọn lửa bùng phát được dự đoán là do chập điện nhưng không ngoại trừ khả năng đó là do một nhóm CĐV gây ra bởi camera đã quay được cảnh...

Thảm họa bóng đá tồi tệ nhất gần 20 năm qua

Vụ đụng độ ở Ai Cập khiến 74 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương được đánh giá là nghiêm trọng nhất từ năm 1996.

The Sun đưa tin vụ loạn đả diễn ra sau một trận đấu tại sân vận động ở TP Port Said tối hôm qua giữa hai đội Al Ahli - đội là đội bóng hàng đầu tại quốc gia này và đội Al-Masry. Có ít nhất 74 người thiệt mạng và 248 người bị thương trong vụ lộn xộn này.

Ngay sau khi trận đấu kết thúc với tỷ số 3-1 với phần thắng thuộc về đội bóng kém tên tuổi hơn là Al-Masry, các CĐV của Masry tràn xuống sân bóng.

Mohamed Abo Treika, một cầu thủ của đội Ahli nói: "Đây không phải là một trận đấu bóng. Đây là một cuộc chiến và hàng loạt người nằm xuống trước mắt chúng tôi. Không hề có lực lượng an ninh cũng như xe cứu thương được huy động".

Trong khi đó thủ môn của đội bóng này, Sharif Ikrami, nói thêm: "Mọi chuyện kết thúc rồi. Tất cả chúng tôi đã đưa ra quyết định sẽ không chơi bóng nữa. Làm thế nào chúng tôi có thể tiếp tục chơi sau khi có tới 70 người chết chứ. Chúng tôi không thể".

Phó Bộ trưởng Bộ Y tế Ai Cập, ông Hesham Sheiha, mô tả vụ loạn đả là "thảm họa lớn nhất trong lịch sử bóng đá Ai Cập".
Các CĐV Al-Masry đã phản ứng bằng cách ùa xuống sân và đánh các cầu thủ của đội Ahli, sau đó là các CĐV của Masry. Hầu hết người thiệt mạng đều bị ngã và bị đám đông người giẫm đạp đến chết, trong đó có một số cảnh sát.

Cổ động viên tràn xuống sân vận động đánh nhau. Ảnh: The Sun.

Liên đoàn bóng đá Ai Cập tuyên bố đình chỉ không thời hạn tất cả giải đấu trong nước sau vụ đụng độ kinh hoàng này.

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA, ông Sepp Blatter, gửi lời chia buồn và thương tiếc đến gia đình những nạn nhân thiệt mạng.

"Đây là một ngày đen tối của bóng đá. Một thảm kịch như vậy thật là không thể tưởng tượng nổi và không nên diễn ra. Tôi rất sốc và đau buồn khi được biết có rất nhiều CĐV đã chết và bị thương", Blatter nói.

Ngay sau khi nhận được tin về vụ đụng độ tại thành phố Port Said, trọng tài tại một trận đấu khác ở Cairo đã quyết định hoãn trận bóng lại. Điều này làm cho một số CĐV bị kích động. Họ châm lửa đốt cháy một số khu vực ngay trên sân.

BBC đưa tin tổ chức Hồi giáo cực đoan Muslim Brotherhood cáo buộc vụ loạn đả là do những người ủng hộ tổng thống Hosni Mubarak gây ra.

"Sự việc ở Port Said đã được lên kế hoạch từ trước và là một lời cảnh báo từ những phần tử tàn dư của chế độ chính trị cũ", người đứng đầu tổ chức này, ông Essam al-Erian nhận định.

Vụ đụng độ sân cỏ hôm qua được xem là nghiêm trọng nhất trong các cuộc bạo lực bóng đá thế giới từ tháng 10/1996. Khi đó, có ít nhất 78 người chết và 180 người khác bị thương tại một sân vận động ở TP Guatemala ngay trước khi diễn ra trận đấu ở vòng loại World Cup giữa Guatemala và Costa Rica.

0 comments:

Powered By Blogger