Monday, February 27, 2012

Rùng rợn cầu treo Đông Giang (Quảng Nam)

Rùng rợn cầu treo
(Dân trí) - Hơn 10 cây cầu treo ở các xã vùng cao thuộc huyện Đông Giang (Quảng Nam) hiện nay đều trong tình trạng hư hỏng nặng: ván cầu mục nát, “thủng”, dây treo hoen gỉ, đường lên cầu dốc ngược, gồ ghề...

Anh Trần Hùng Phong - trưởng thôn 1, xã Ba, huyện Đông Giang - cho biết cây cầu treo của thôn bắc qua sông Vầu có hai bên mô cầu cao hơn 2m so với mặt đường, dài khoảng 15m, chỉ rộng chừng 90cm, với những thanh ván lát mặt cầu mục nát để lộ những khoảng trống sâu hoắm nhìn thẳng xuống đáy sông lơm chởm đá ngầm.

Hầu hết cầu treo ở Đông Giang được xây dựng từ nguồn đầu tư của Tổ chức Tầm nhìn thế giới, dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn (CBRIP) và nguồn Chương trình 135 của Chính phủ. Các cây cầu đều được đưa vào sử dụng cách đây chưa đầy 10 năm.

“Tại cây cầu “lủng lẳng” này đã có hàng chục vụ tai nạn, trong đó có nhiều em học sinh bị gãy chân tay khi qua cầu đi học”, anh Phong kể.

Ông Hoàng Văn Vũ, cán bộ địa chính xã Ba, chia sẻ với phóng viên: “Việc các cầu treo bị hư hại thật sự là nỗi lo lắng của chính quyền xã song việc tu bổ không thể thực hiện vì xã không có kinh phí. Việc xây dựng lại 3 cầu treo tại các thôn Tống Cói, thôn 1, Ban Mai 2 đã nằm trong Đề án xây dựng nông thôn mới của xã bắt đầu thực hiện vào năm 2012 nhưng còn tùy thuộc vào nguồn kinh phí phân bổ của huyện nên chưa dám chắc xây dựng năm nào”.

“Qua cầu phải cẩn thận không là chết ngay đấy! Biết nguy hiểm nhưng người dân làng mình phải qua lại để đi làm, đi chợ chứ. Vì còn có con đường mô khác để mà đi!”, già làng Ating Blô-thôn Arăm 2 cho biết.




"Rùng rợn" ván lát cầu.
"Cầu treo bị hư, cấm không đi". Biết vậy nhưng nếu dân không đi thì không còn con đường nào khác.


Đường dẫn lên cầu dốc ngược...

... và chênh vênh.

Đông Phước


Dưới đây là hình ảnh "đáng sợ" về những cây cầu nói trên:
.
Nguy hiểm rình rập người dân mỗi khi qua cầu treo

Những ván lát trên mặt cầu treo đã mục nát, không biết sập gãy lúc nào


Gần hai bên đầu cầu, những cây dại leo đầy càng khiến những ván gỗ nhanh xuống cấp


Khi mùa mưa lũ đến, cầu treo phải mở cửa và với hiện trạng xuống cấp như thế này, nguy hiểm lại đang đợi người dân


Không chỉ ở Khánh Bình, toàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) có tới 8/12 cây cầu treo cũng hư hỏng

Cầu treo Dương Quang đã hỏng nhiều chỗ

Lượng người lưu thông trên cầu vẫn không giảm

Người lái người đẩy.

Hai đầu cầu là mô dốc rất cao lại không có chắn song hai bên nên rất nguy hiểm, đi xe máy qua cầu phải có người đằng sau níu giữ.

Nguy hiểm cầu treo Ba Cẳng

Nguy hiem cau treo Ba Cang

TP - Hai mươi năm nay, để mưu sinh, người dân xóm 1 và xóm 2, thôn Ba Cẳng (Khánh Hiệp, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) phải qua sông Chò trên cầu treo Cà Thêu chênh vênh, cực kỳ nguy hiểm.



“Rùng rợn” cây cầu treo có một không hai

17-05-2011 | 17:35

Cây cầu treo ở thôn Ba Cẳng (Khánh Hiệp, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) được làm từ năm 1991. Cầu (hoặc có lẽ không thể gọi là cầu) lưa thưa, nhỏ hẹp, chênh vênh, như một tấm lưới treo trên miệng Hà Bá…

Biết qua cầu là nguy hiểm nhưng hàng ngày người dân thôn Ba Cẳng vẫn bất chấp mạng sống mà di chuyển trên chiếc cầu này, bởi đây là cách giúp họ có thể qua bên kia bờ sông lao động, mưu sinh.

Rùng rợn cây cầu treo có một không hai

Mặt cầu treo Ba Cẳng chỉ là những cành cây lồ ô, các cây gỗ nhỏ đan lưa thưa qua những sợi dây thép được buộc ở hai gốc cây căng qua sông Chò. Do làm thủ công nên bà con phải thường xuyên sửa chữa bằng cách tự thay những cành cây mới vào những chỗ mặt cầu bị gãy, mục.

Thời điểm này, nhiều điểm trên mặt cầu đã trống hoác. Người dân nói họ lại sắp phải sửa chữa lại…

Ông Cao Minh Tuấn, Chủ tịch xã Khánh Hiệp, chia sẻ: “Bản thân tôi chứng kiến cảnh bà con qua cầu trong sự nguy hiểm đến tính mạng cũng rất lo lắng. Chúng tôi rất mong muốn có được một cây cầu khác chắc chắn hơn, an toàn hơn. Tuy nhiên kinh phí của xã không đủ để xây dựng một cây cầu khác. Đi cầu này, nhiều tai nạn đã xảy ra, nặng thì gãy xương sườn, nhẹ thì gãy tay, gãy chân… nhưng bà con cũng phải chấp nhận chứ biết đi đường nào?”.

Thôn Ba Cẳng có 194 hộ, hầu hết thuộc dân tộc thiểu số như: Raglai, Êđê, Tày, Nùng, T’rin… Cây cầu này với họ đi mãi thành quen, chứ người lạ tới đây, nhìn qua thôi đã rợn tóc gáy.



0 comments:

Powered By Blogger