Thursday, February 16, 2012

NHỮNG CON SỐ NÓI LÊN SỰ THẬT…

DR. TRISTAN NGUYEN

NHỮNG CON SỐ NÓI LÊN SỰ THẬT
LÀM SAO TRUNG CỘNG SỬA ĐỔI SỔ SÁCH

NUMBERS TELL THE TRUTH
HOW RED CHINA COOKS ITS BOOKS

Các nhà quan sát tình hình Trung Cộng đã từng nhận thấy các viên chức chính quyền Trung Cộng từ trung ương cho tới địa phương đềucó thói quen “sửa đổi sổ sách/cook the books” và sửa đổi những con số thống kê kinh tế tài chánh theo nhu cầu của mục tiêu chính trị của Trung Cộng. Thói quen sửa đổi sổ sách này đã phát sinh kể từ thời đại Mao Trạch Đông.

Sự kiện tiêu biểu mang tính cách sửa đổi số liệu thống kê kinh tế đã xảy tại tỉnh Quảng Đông trong những năm 2009, 2010, 2011 khi các viên chức làm việc ở Bộ Lao Động Trung Cộng xuống tận các xí nghiệp gia công sản xuất hàng hoá điện tử tại địa phương để giúp đỡ các chủ nhân xí nghiệp quyết định cho hàng loạt công nhân nghỉ việc. Các chủ nhân xí nghiệp phải câm miệng để cho các viên chức của Bộ Lao Động làm việc, vì “Họ là Luật/They are the Law”. Họ đã đưa ra hai đề nghị cho công nhân lựa chọn, (1) một là chấp nhận “bị nghỉ việc” và chỉ nhận được một số tiền trợ cấp nghỉ việc theo luật lao động qui định, (2) hoặc là “tự ý xin nghỉ việc” và nhận được một số tiền lương nhiều tháng, rất nhiều lần hơn nếu so sánh với số tiền trợ cấp nghỉ việc. Kết quả là hầu hết công nhân đều muốn “tự ý xin nghỉ việc” để nhận được tiền nhiều hơn, vì đàng nào thì họ cũng phải mất việc làm. Đây là một trong những cách thức tiêu biểu “Có qua có lại cho toại lòng nhau” giữa Bộ Lao Động Trung Cộng và các chủ nhân xí nghiệp có lẽ cũng là đảng viên Trung Cộng được phân bố công tác quản lý các doanh nghiệp nhà nước đã được trá hình tư nhân hoá. Họ đã cho biết rằng “bây giờ họ giúp Bộ Lao Động thì sau này họ sẽ nhận được sự giúp đỡ của chính phủ”. Cho tới nay người ta vẫn còn thực sự chưa biết rõ là các doanh nghiệp, xí nghiệp gia công sản xuất ở Trung Quốc là của tư nhân hay vẫn còn là của nhà nước nhưng đã được trá hình qua cách thức tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp và xí nghiệp mà bản chất của nó vẫn còn là quốc doanh với các đảng viên Trung Cộng vẫn còn nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong ban giám đốc xí nghiệp hoặc hội đồng quản trị doanh nghiệp, rồi tới khâu cuối cùng là chính phủ Trung Cộng vẫn còn phải bảo trợ tài chánh cho họ hoạt động.

Quả thật cách thức “có qua có lại” nêu trên đã giúp cho chính phủ Trung Cộng có thể sửa đổi số liệu thống kê mức thất nghiệp thật của lựclượng lao động ở Trung Quốc, bởi vì những công nhân “tự ý xin thôi làm” đã không được kể là thất nghiệp. Trong thực tế Trung Cộng hiện có chừng 50 triệu công nhân bị thất nghiệp, nhưng qua sự can thiệp của Bộ Lao Động Trung Cộng thì chính phủ Trung Cộng đã có thể công bố là kể từ lúc kinh tế toàn cầu bắt đầu suy thoái thì có ảnh hưởng tới Trung Cộng, nhưng chỉ có tổng số 20 triệu công nhân xí nghiệp bị mất việc làm mà thôi.

Ở Trung Quốc không phải chỉ có số liệu thống kê lao động bị sửa đổi làm cho không phản ánh được trung thực hiện tình thất nghiệp, mà tất cả mọi số liệu của mọi lãnh vực kể từ số liệu GDP cho tới số liệu mua bán lẻ cho tới số liệu hoạt động gia công sản xuất của Trung Cộng cũng đều bị sửa đổi bằng nhiều cách thức khác nhau nhưng tất cả đều có chung một mục đích là phải đạt cho được chỉ tiêu do trên đề ra… cho dù đó là những thành tích rực rỡ trên giấy!!

Hành động sửa đổi số liệu thống kê không phản ảnh trung thực tình trạng kinh tế tài chánh hiện tại của Trung Cộng không chỉ là kém-đạo-đức mà còn là rất nguy hiểm. Người ta đã đang nhận thấy các cấp cầm quyền Trung Cộng có nỗ lực rất nhiều để tạo ra những dữ kiện kinh tế tài chánh màu hồng. Rồi chính những dữ kiện kinh tế tài chánh màu hồng này rõ ràng là không phản ảnh được trung thực hiện tình của toàn bộ nền kinh tế Trung Cộng chắc chắn đang đẩyTrung Cộng dần dần xuống vực sâu.

Thói quen sửa đổi sổ sách để đạt yêu cầu mục đích chính trị của từng giai đoạn rõ ràng là sản phẩm tai hại của một chế độ độc tài toàn trị trung ương tập quyền cũng như của các viên chức địa phương được uỷ quyền thi hành. Cái áp lực để bắt buộc phải làm giả dối và gian lận sửa đổi số liệu thống kê có từ trên trung ương tập quyền ép xuống từng địa phương của Trung Cộng rất là nặng nề. Theo Ông Gary Liu, Phó Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Tài Chánh Quốc Tế của Trường Thương Mại Quốc Tế Âu Châu và Trung Quốc, nhận xét rằng “Trung Cộng tuyên bố mục tiêu hàng năm của mức tăng trưởng GDP mỗi năm. Thể theo truyền thống văn hoá của Trung Quốc thì chính phủ Trung Cộng phải đạt cho được những chỉ tiêu tăng trưởng trong tất cả các khu vực, nếu không đạt được thì chính phủ Trung Cộng sẽ bị “mất thể diện”. Thí dụ, khi chính phủ Trung Cộng đã tuyên bố là muốn chắc chắn đạt mức tăng trưởng GDP 8% phần trăm trong năm 2009 thì nó trở thành ưu tiên số 1 cho tất cả viên chức chính phủ ở các cấp phải bằng mọi cách làm cho đạt được mục tiêu này. Trong thực tế thì các viên chức chính quyền cấp tỉnh và các viên chức của các đơn vị địa phương mới chính là những người thực sự trổ tài lừa bịp bằng các con số. Trên nguyên tắc căn bản là chính quyền cấp tỉnh được tự trị nhưng thực ra là được chính phủ trung ương uỷ quyền thi hành, những đảng viên Trung Cộng cầm quyền cấp tỉnh còn có các quyền lợi cá nhân thúc đẩy họ mạnh dạn sửa đổi số liệu thống kê kinh kế tài chánh, bởi vì khi họ đạt được hoặc vượt quá chỉ tiêu của các mục tiêu kinh tế tài chánh do chính phủ trung ương đã đề ra, thì họ sẽ chắc chắn được thăng quan tiến chức hoặc là sẽ được nhận một số tiền thưởng nặng túi và mọi người đều vui vẻ.

Đối với Trung Cộng thì hành động sáng tạo ra những con số thống kê lừa bịp như vậy không phải là mới lạ gì cả. Trung Cộng đã đang có những căn bệnh di truyền lừa bịp, căn bệnh di truyền báo cáo láo khoét và phóng đại, nhưng che giấu sự thật. Trong năm 1958 Mao Trạch Đông trong một lúc quá cao hứng đã tuyên bố rằng trong vòng 15 năm thì Trung Cộng sẽ vượt qua Anh Quốc trong việc sản xuất thép. Thế rồi ngay sau lời tuyên bố đó chính Mao đã phải đích thân vận động tất cả làng xã ở khắp Trung Quốc phải xây dựng những cái lò nấu thép ở ngay tại những sân sau nhà của dân làng, rồi tất cả dân làng phải nấu chảy hết tất cả soong-nồi-chảo và tất cả vật dụng trong nhà bằng sắt thép của gia đình họ để đạt cho bằng được chỉ tiêu sản xuất thép do Mao Trạch Đông đề ra! Cái nỗi cao hứng bất ngờ của Mao và cái nỗ lực mồ hôi và nước mắt của người dân Trung Quốc để sản xuất ra một loại thép không có giá trị này đã lôi cuốn làm tiêu hao một lực lượng lao động nông nghiệp rất đông người rời khỏi những cánh đồng lúa để làm lụng tại những lò nấu thép đã là một trong những nguyên nhân chính gây ra nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt của Trung Cộng dưới triều đại Mao.

Hành động sửa đổi sổ sách để sáng tạo ra những số liệu thống kê lừa bịp được khẳng định là một căn bệnh di truyền của Trung Cộng. Sau khi thanh tra Cục Thống Kê Nhà Nước Trung Cộng thì Phó Thủ Tướng Li Kepiang đặc trách Cục Thống Kê đã có phát biểu “Nền TảngThống Kê của Trung Cộng vẫn còn rất yếu kém và chất lượng của công tác thống kê còn cần phải được cải tiến nhiều hơn nữa!” Thật là buồn cười khi Trung Cộng đã khẳng định rằng mình là một nền kinh tế lớn khoẻ mạnh nhất thế giới, nhưng lại dựa trên một Nền Tảng Thống Kê rất yếu kém và đầy tính chất lừa bịp!!

Công tác thống kê kém chất lượng và đầy tính chất lừa bịp của Trung Cộng đã đang có mặt ở hầu hết mọi lãnh vực kinh tế-tài chánh. Trong khi chính Trung Cộng đã phải thừa nhận rằng khu vực Xuất Nhập Cảng của Trung Cộng đã đang bị suy giảm, nhưng khu vực tiêu thụ nội địa Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng cho nên đã có thể giữ cho công nghệ sản xuất hàng hoá tiêu dùng của Trung Cộng hoạt động gia tăng theo. Tuy nhiên, khi khảo sát cẩn thận khu vực mua bán lẻ và mức tăng trưởng GDP đã cho thấy những biểu hiện mâu thuẫn. Khu vực mua bán lẻ và tiêu thụ nội địa của Trung Cộng có gia tăng chừng 15% phần trăm hàng năm, nhưng điều này không thực sự có nghĩa là người dân Trung Quốc đã tiêu thụ thêm 15% phần trăm để mua sắm TV, tủ lạnh, quần áo, vân vân…

Bởi vì khi xí nghiệp sản xuất chở hàng hoá đi tới giao cho những cửa tiệm mua bán lẻ thì nhân viên công tác thống kê Trung Cộng đã làm bảng thống kê số liệu tiêu thụ nội địa; như vậy trong dữ kiện số liệu tiêu thụ nội địa của Trung Cộng đã gồm có con số hàng hoá còn nằm trong kho hàng hoặclà vẫn còn bày bán ở các tiệm mua bán lẻ. Đó là chưa kể đến những bằng cớ rõ ràng là các cửa hàng mậu dịch quốc doanh Trung Cộng đã đang mua bán hàng hoá của nhau khiến cho số liệu hàng hoá được tiêu thụ cứ tiếp tục chạy lòng vòng qua các cửa hàng mậu dịch quốc doanh này và vẫn tiếp tục được ghi lên bảng thống kê số liệu tiêu thụ nội địa của Cục Thống Kê Nhà Nước Trung Cộng!!

Hơn nữa, số liệu thống kê khu vực tiêu thụ nội địa của Trung Cộng không có vẻ hợp lý một chút nào, bởi vì người dân Trung Quốc gia tăng tiêu thụ 15% phần trăm thì có nghĩa là mức thu nhập lợi tức lương bổng của họ cũng phải được gia tăng 15% phần trăm hoặc là nhiều hơn để cho họ có tiền dư ra mà chi xài thêm 15% phần trăm nữa. Thật là quá buồn cười vì trong thực tế đa số người dân Trung Quốc không có ai được tăng thu nhập lợi tức đáng kể, vậy thì họ lấy tiền ở đâu ra để mà tiêu xài thêm 15% phần trăm nữa. Những tay phù thuỷ chuyên môn thống kê có khả năng làm cho những con số thống kê biết nói chuyện, và những con số thống kê còn biết nói lên những sự thật nữa.

Những con số thống kê biết nói lên những sự thật trong sự tăng trưởng GDP của Trung Cộng, vì khi nhìn vào sự tăng trưởng GDP củaTrung Cộng thì người ta nhận ra những điểm rất đáng được thắc mắc. Nền kinh tế Trung Cộng đã tăng ở mức độ hàng năm là 6.1% phần trăm vào Quý Một và 7.9% phần trăm vào Quý Hai, nhưng việc sử dụng điện lực (là một chỉ số chủ yếu trong sự tăng trưởng kỹ nghệ cũng như nó là một thước đo khó có thể tuỳ tiện sửa đổi theo ý muốn của mình) trong 6 tháng đầu năm ở Trung Quốc đã giảm 2.2% phần trăm. Rõ ràng ở đây Con Số Thống Kê Đã Nói Lên Sự Thật là Trung Cộng đã làm thế nào để cho một nền kinh tế phần lớn là tuỳ thuộc vào các xí nghiệp gia công sản xuất mà tăng trưởng được trong khi khu vực kỹ nghệ sử dụng điện lực của nó đã bị giảm sút 2.2% phần trăm!!

Vẫn còn thêm một điều thắc mắc nữa về chính sách tiền tệ của Trung Cộng vì đã đang có một mâu thuẫn rõ rệt giữa hiện tình kinh tế-tài chánh của Trung Cộng và một Trung Cộng bằng giấy trên cái bảng thống kê. Những ngân hàng của nhà nước Trung Cộng đã gia tăng số lượng tiền cho vay lên tới 34.5% phần trăm trên căn bản mỗi năm tương đương 1 tỷ-tỷ đô la. Biện pháp gia tăng số lượng tiền cho vay này nhằm mục đích giữ cho sự tăng trưởng kinh tế Trung Cộng ở mức tăng lên cao một cách giả tạo trong lúc Trung Cộng phải chờ đợi khu vực Xuất Cảng của Trung Cộng hồi phục trở lại. Nhưng biện pháp gia tăng số lượng tiền cho vay này lại khiến phát sinh ra những nguy cơ rất lớn trong các khu vực chứng khoán, địa ốc, và các thị trường nguyên liệu của Trung Cộng. Chính sách tiền tệ và ngân hàng của Trung Cộng tuỳthuộc phần lớn vào khu vực Xuất Cảng của Trung Cộng, nếu xuất cảng của Trung Cộng cứ tiếp tục giảm sút vì các thị trường tiêu thụ hàng hoá rẻ tiền của Trung Cộng là Mỹ, các nước Âu Châu, và Nhật cứ tiếp tục cắt giảm hoặc ngưng hẳn việc tiêu thụ hàng hoá của Trung Cộng , thì lúc đó Trung Cộng phải chịu đựng sự nổ tung toàn bộ nền kinh tế Trung Cộng. Chính những con số thống kê có thể nói lên sự thật của hiện tình kinh tế-tài chánh của Trung Cộng ./

0 comments:

Powered By Blogger