Wednesday, February 1, 2012

Hà Nội bối rối ngày đầu đổi giờ

2012-02-01

Bắt đầu ngày thứ tư, mồng một tháng 2, năm 2012, Hà Nội điều chỉnh giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh đối với các cơ quan, trường học trong phạm vi 10 quận nội thành và hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì.

AFP

Đường phố giờ cao điểm

Báo chí nói quyết định này khiến cuộc sống của cả triệu người bị đảo lộn. Cha mẹ phải tìm cách thích nghi với nếp sống mới, vì chuyện không được đưa đón con đến trường sẽ ảnh hưởng đến công ăn, việc làm của họ. Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu tổng hợp các thông tin liên quan.

Lệnh mới quy định, các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học dạy nghề tại Hà Nội bắt đầu học từ 7 giờ sáng, kết thúc lúc 7 giờ chiều. Các trường tiểu học, mầm non, trung học cơ sở học từ 8 giờ sáng, kết thúc lúc 5 giờ chiều.

Dân Hà thành dở khóc dở cười


Theo báo chí thì việc thay đổi giờ làm, giờ học là một bài tóan không đáp số, khiến cha mẹ học sinh “loay hoay ứng phó” và “bộn bề lo lắng”, các cơ quan nhà nước thì giải thích đây là mong muốn nhằm cải thiện nạn ùn tắc giao thông.

Ông Nguyễn Hiệp Thống, phó Giám đốc Sở Giáo dục, Đào tạo Hà Nội cho biết, nhóm học sinh bị tác động nhiều nhất, kéo theo trên một triệu gia đình tức vài triệu người cũng ảnh hưởng theo, nhất là những nhà có con nhỏ.

Một người dân Hà Nội nêu ý kiến với báo chí và cho biết, chồng chị làm cảnh sát giao thông, bắt đầu làm việc từ 6 giờ sáng, chị là giáo viên cấp 3, 7 giờ sáng bắt đầu dạy, 2 con nhỏ theo học bậc tiểu học và mầm
Hà Nội giờ cao điểm
Hà Nội giờ cao điểm. Source dantri
non đều bắt đầu học từ 8 giờ sáng. Cả hai cha mẹ đều rời khỏi nhà trước 6 giờ sáng thì không ai đưa đón 2 đứa con.
chồng chị làm cảnh sát giao thông, bắt đầu làm việc từ 6 giờ sáng, chị là giáo viên cấp 3, 7 giờ sáng bắt đầu dạy, 2 con nhỏ theo học bậc tiểu học và mầm non đều bắt đầu học từ 8 giờ sáng. Cả hai cha mẹ đều rời khỏi nhà trước 6 giờ sáng thì không ai đưa đón 2 đứa con.

Rất nhiều sinh viên cũng lo lắng khi phải đến trường lúc 6 giờ 30 sáng, lâu nay để tiết kiệm chi phí, sinh viên thường thuê nhà trọ xa trường, rồi dùng xe buýt đi học, nay họ phải lên đường trước 5 giờ rưỡi mới kịp.

Nói lên suy nghỉ của mình trong ngày đầu tiên Hà Nội đổi giờ học, giờ làm, ông Nguyễn Linh, công chức ngành giao thông, vận tải cho biết:

“Nhà nước Việt Nam có ý định đổi giờ áp dụng tại những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, với mục tiêu làm giảm lưu lượng giao thông, vào giờ cao điểm, tránh ách tắc giao thông, tuy nhiên với những đối tượng liên hệ đến việc đổi giờ, thì rất căng. Ví dụ như đối với công chức thì không áp dụng, tức là vẫn đi làm lúc 8 giờ sáng, không thay đổi gì.

Còn đối với những đối tượng học sinh thì phải đi sớm, giáo viên cũng phải đi sớm và nhiều đối tượng khác cũng phải thay đổi giờ. Mục tiêu nhắm tới là đến giờ cao điểm, số người ra đường không đông đến mức độ ấy, ra đường hôm nay, ngày đầu tiên áp dụng, mọi người có cảm giác, vào giờ cao điểm, xe cộ vắng hơn, thấy có hiệu quả, nhưng chính sách nào rồi cũng cần có thời gian để chứng minh.”

Nhà nước Việt Nam có ý định đổi giờ áp dụng tại những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, với mục tiêu làm giảm lưu lượng giao thông, vào giờ cao điểm, tránh ách tắc giao thông, tuy nhiên với những đối tượng liên hệ đến việc đổi giờ, thì rất căng
ông Nguyễn Linh

Đổi giờ: bài toán không đáp số


Giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng trung học dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội, không tin rằng biện pháp
Giờ cao điểm ở TPHCM
Giờ cao điểm ở TPHCM. AFP
đổi giờ có thể sớm mang lại kết quả như mong muốn:

“Đổi giờ học, giờ làm nhằm mục đích làm bớt ách tắc giao thông, mục tiêu đề ra như thế rất rõ, nhưng với kế hoạch hiện nay, không biết điều đó có thực hiện được không? Ý thứ nhất của tôi là phải kiểm định, trong một vài tuần hay một vài tháng, để xem việc này có thể giải quyết được vấn đề ách tắc giao thông đến mức độ nào, ví dụ nhưn giảm được 10% hay 20%...”

Ông Nguyễn Linh, hiện phục vụ ngành giao thông vận tải cũng đồng ý với bao triệu gia đình ở Hà Nội đang gánh lấy khó khăn, một khi lệnh đổi giờ được áp dụng:

“Ai cũng nghỉ rằng, thôi đổi giờ làm gì, ra đường bao giờ chả thế, mỗi người đều có lý do riêng, như nhà mình có con mọn thì thấy rất khó khăn. Có người trước đi làm 8 giờ, nay làm từ 7 giờ thì khó khăn quá, tuy nhiên, mọi người nên vì lợi ích chung đặt lên trên lợi ích riêng của mình, tuy nhiên không ai biết là đã thành công hay chưa, tuy nhiên cũng có người khen, khi đến cơ quan, sao thấy trên đường vắng quá. Khi đến cơ quan mới nhận công văn nói bắt đầu từ hôm nay đổi giờ làm, nên mong rằng rồi đây sẽ thấy được sự biến chuyển.”
Ai cũng nghỉ rằng, thôi đổi giờ làm gì, ra đường bao giờ chả thế, mỗi người đều có lý do riêng, như nhà mình có con mọn thì thấy rất khó khăn. Có người trước đi làm 8 giờ, nay làm từ 7 giờ thì khó khăn quá, tuy nhiên, mọi người nên vì lợi ích chung đặt lên trên lợi ích riêng của mình
Ông Nguyễn Linh

Nổi khó khăn đó cũng được một nhà giáo lâu năm trong nghề, Giáo sư Văn Như Cương bày tỏ:

“Hiện nay, cái việc đổi giờ ấy nó gây nhiều khó khăn cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, chúng ta cũng cần có thời gian để thẩm định, xem khó khăn đến mức độ nào và chúng ta có thể vượt qua hay không? Tôi đang điều hành trường này, và thấy hiện có một số khó khăn nhất định.

Có khó khăn có thể giải quyết được, có khó khăn cần thời gian mới giải quyết được, nhưng tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ nghiên cứu thêm một thời gian để đi tới quyết định là nên hành xử như thế, bởi vì đối với một chủ trương đưa ra, có thể thành công rất lớn, cũng có thể thất bại rất lớn, có thể thành công mặt này, thất bại mặt khác, và chúng ta điều chỉnh cho đến khi có thành công tốt nhất.”


Ông Nguyễn Linh cảm thông với nỗi khó khăn của hàng triệu người trong đó có cả gia đình ông, tuy nhiên xã hội cần phải thay đổi, hầu mưu cầu sự tiến bộ chung:
chúng ta sẽ nghiên cứu thêm một thời gian để đi tới quyết định là nên hành xử như thế, bởi vì đối với một chủ trương đưa ra, có thể thành công rất lớn, cũng có thể thất bại rất lớn, có thể thành công mặt này, thất bại mặt khác, và chúng ta điều chỉnh cho đến khi có thành công tốt nhất
Giáo sư Văn Như Cương

“Không dám đưa ra nhận định là đổi giờ thành công hay không thành công, hay mọi người đang loay hoay để ứng phó, tuy nhiên mọi người cần điều chỉnh lại nếp sống của mình, vì rõ ràng lợi ích riêng của mình là bị ảnh hưởng rồi, nếu ai cũng vì cái riêng tư của mình thì sẽ không ra một xã hội.”

Người dân Hà Nội đặt hy vọng vào ông nhà nước, khi ban hành một quyết định quan trọng như thế, có ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều triệu người thì cũng sẽ có những biện pháp hỗ trợ như tổ chức hệ thống xe chuyên chở công cộng, xe đưa đón học sinh, hệ thống nhà trẻ để trông nom con trẻ, trước giờ và sau giờ cha mẹ các em đi làm việc.

Nhiều quốc gia Á Châu đã thực hiện được những dịch vụ xã hội hữu ích này, vì thế người dân Việt cũng ao ước đất nước mình cũng được như thế, thay vì tiền của chảy vào những ngỏ ngách khác được gọi là tham ô, lãng phí.

0 comments:

Powered By Blogger