Thursday, February 16, 2012

10 Ngân Hàng Nhà Nước VN Sắp Sụp Đổ, Ân Hạn 6 Tháng Điều Chỉnh


Tên 10 ngân hàng VN cơ nguy sụp được Ngân Hàng Nhà Nước giữ kín


HANOI -- Có ít nhất 10 ngân hàng Việt Nam gặp cơ nguy sụp tiệm, nhưng chính phủ không công bố vì lo sợ dân chúng tới ào ạt rút tiền là sẽ đóng cửa sớm.

Bản tin từ thông tấn VEF.VN viết:
“Có ít nhất là mươi tổ chức yếu kém, vi phạm, có nguy cơ đổ vỡ". Tuy nhiên, danh sách các ngân hàng này thì không thể công bố.


Phát biểu tại cuộc họp báo về Triển khai thực hiện Nghị Quyết số 01 của Chính phủ mà tâm điểm là Chị thị 01 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới ban hành,

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, trong nhóm 4 (các ngân hàng không được tăng trưởng tín dung) có ít nhất là mươi tổ chức yếu kém, vi phạm, có nguy cơ đổ vỡ".

Tuy nhiên, danh sách các ngân hàng này thì không thể công bố.”

Trong khi đó, thông tấn Infonet ghi nhận về phân loại theo 4 nhóm tổ chức tín dụng, cho biết, các ngân hàng cơ nguy sụp tiệm là thuốc nhóm thứ 4:


“...Theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ban hành ngày 13/2 sẽ có 4 nhóm tổ chức tín dụng (TCTD) được phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2012, dựa theo các tiêu chí như quy mô vốn, năng lực điều hành quản trị, điều hành rủi ro, chất lương tài sản nợ, tài sản có, tuân thủ chính sách của NHNN…


Theo đó, nhóm 1 là nhóm TCTD có hoạt động lạnh mạnh, an toàn được tăng trưởng tín dụng tối đa ở mức 17%; nhóm thứ 2 yếu hơn được phân bổ “room” tăng trưởng ở mức 15%; nhóm thứ 3 thấp hơn nữa là 8% và nhóm 4 thuộc diện đang phải cơ cấu lại, có nguy cơ và biểu hiện mất an toàn vốn không được phân chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay.”


Mặt khác, về tình hình tái cơ cấu để cứu nguy, chính phủ sẽ làm việc với từng ngân hàng, theo tin VEF:


“...Đối với nhóm 4 là các ngân hàng mất khả năng thanh toán, nguy cơ đổ vỡ, đang phải cơ cấu lại sẽ không cho tăng trưởng tín dụng. Các ngân hàng này tập trung thu hồi nợ cụ và cho vay một số khoản mới nhưng không làm tăng tín dụng.
Tuy nhiên, danh sách này Ngân hàng nhà nước không thể công bố mà sẽ làm việc riêng với từng ngân hàng.


Liên quan đến việc tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước đã từng công bố, ông Tiến khẳng định, mọi việc đang được tiến hành. Tuy nhiên, thời điểm đề ra như trước đây là một mục tiêu để thực hiện còn trong quá trình thực thi còn nhiều việc phải làm.”

Đặc biệt, thông tấn nhà nước Infonet nói về cách giải quyết, chính phủ sẽ cho các ngân hàng trong nhóm cơ nguy sập tiệm một ân hạn là 6 tháng để điều chỉnh trước khi xiết tổ chức tín dụng (TCTD) nếu cần:


“...Dù không công khai công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng NHNN đã thông báo cụ thể tới từng đơn vị này. Vì thế, nhóm TCTD thuộc diện không được giao chỉ tiêu sẽ phải thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ, thu hồi nợ và làm lành mạnh hóa hoạt động của mình.

“Không được tăng trưởng tín dụng không có nghĩa là không được cho vay. Hoạt động của nhóm TCTD này vẫn được duy trì, tài sản được cơ cấu lại theo hướng an toàn, lành mạnh hơn” – ông Tiến giải thích.

Đó cũng là lý do NHNN “để ngỏ” khoảng thời gian 6 tháng để xem xét lại quá trình điều chỉnh của số TCTD này. Sau 6 tháng NHNN sẽ có điều chỉnh phù hợp, hoặc là điều chuyển chỉ tiêu từ nhóm này sang nhóm khác, hoặc sẽ nới rộng chỉ tiêu đối với các TCTD “khỏe” và ngược lại thắt chặt đối với các TCTD có dấu hiệu mất an toàn.


Đây được coi là điểm khá mở và linh hoạt trong phương thức điều hành tín dụng 2012 của NHNN.”
http://hientinhvn.blogspot.com/2012/02/

Tin đã đăng:
10 Ngân Hàng Việt Nam Có Nguy Cơ Vỡ Nợ


HÀ NỘI.-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết có 10 ngân hàng "yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ" trong khi chính sách tiền tệ đang được thắt chặt.

Phó Thống đốc Nhà Nước Việt Nam, ông Nguyễn Đồng Tiến hôm 14 tháng 2 cho biết các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện chia thành bốn nhóm.

Trong đó, nhóm 4 thuộc diện đang phải tái phối trí và có nguy cơ lớn cũng như biểu hiện mất an toàn. Ông Nguyễn Đồng Tiến tiết lộ có 10 ngân hàng rơi vào nhóm yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ. Vẫn theo lời ông Tiến, các tổ chức tín dụng này sẽ không được gia tăng tín dụng mà phải tiếp tục thu hồi khoản nợ cũ.

Tuy nhiên, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam quyết định không công bố tên của các ngân hàng này. Cuối năm ngoái, ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, ngân hàng Đệ Nhất và ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn đã phải hợp nhất.


Có những ý kiến khác nhau quanh câu hỏi liệu có quá nhiều ngân hàng hoạt động ở Việt Nam hay không. Nhưng một điều rõ ràng là thời gian qua, đã có sự gia tăng số lượng các ngân hàng, trong khi nhiều ngân hàng trong số này hoạt động yếu kém. Một chuyên gia trong ngành, muốn giấu tên, nói rằng trong điều kiện thuận lợi, họ không gặp vấn đề gì.

Nhưng khi môi trường thay đổi, đó là những ngân hàng đầu tiên gặp khó khăn, và từ nguyên nhân này dẫn đến nhu cầu tái phối trí hiện nay. Tháng Bảy năm ngoái, Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nói hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay trở nên rất nhạy cảm và dễ tổn thương trước những cú sốc vĩ mô bất lợi.


Mới đây, hãng định mức tín nhiệm Moody's cũng cho rằng các ngân hàng của Việt Nam ở vào thế rủi ro trước bất kỳ sự thắt chặt bất ngờ nào của nguồn ngoại tệ cần phải thanh toán.

http://www.sbtn.net/

0 comments:

Powered By Blogger