RFA - Người Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trong các quốc gia theo chế độ nghị viện là người do nhân dân bầu ra để thay mặt họ làm việc trong Quốc hội, với nhiệm vụ hết sức quan trọng là lập pháp và kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ quanh Hành pháp (Chính phủ).
Ở các nước dân chủ, được mang danh Đại biểu nhân dân là một niềm vinh dự lớn đối với các chính trị gia, vì họ cái danh hiệu đó là do được cử tri lựa chọn thông qua các điều kiện tài, đức trình độ của mỗi chính trị gia cộng với chủ trương, cương lĩnh tranh cử của đảng mà họ là thành viên trong một cuộc bầu cử tự do, đa đảng công bằng và dân chủ. Ngược lại người Đại biểu của nhân dân cũng có trách nhiệm vô cùng lớn, là người đại diện và còn là chỗ dựa cho cử tri về mọi mặt trong cuộc sống.
Ở các nước dân chủ, được mang danh Đại biểu nhân dân là một niềm vinh dự lớn đối với các chính trị gia, vì họ cái danh hiệu đó là do được cử tri lựa chọn thông qua các điều kiện tài, đức trình độ của mỗi chính trị gia cộng với chủ trương, cương lĩnh tranh cử của đảng mà họ là thành viên trong một cuộc bầu cử tự do, đa đảng công bằng và dân chủ. Ngược lại người Đại biểu của nhân dân cũng có trách nhiệm vô cùng lớn, là người đại diện và còn là chỗ dựa cho cử tri về mọi mặt trong cuộc sống.
Ở Việt nam thì khác, do là một quốc gia theo thể chế chính trị toàn trị được tổ chức rất tinh vi, chính quyền nhà nước duy trì quyền lực chính trị bằng các công cụ như bạo lực chuyên chế như cảnh sát, an ninh và các biện pháp tuyên truyền độc quyền qua các phương tiện truyền thông, các quy định và các hạn chế về tự do ngôn luận, việc sử dụng sự giám sát bằng truyền thông và việc sử dụng phổ biến các chiến thuật khủng bố. Do vậy về danh nghĩa thì các Đại biểu Quốc hội Việt Nam là người được cử tri Việt Nam trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước với nhiệm vụ giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Nhưng đó chỉ là lý thuyết, mà thực chất cách tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo theo trục dọc với Đảng Cộng Sản giữ địa vị trên hết, ở Việt nam không áp dụng mô hình tam quyền phân lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện khác. Điều đó dẫn tới Quốc hội Việt nam cơ quan quyền lực cao nhất theo quy định của Hiến pháp đến nay thì các đại biểu là đảng viên cộng sản - đảng chính trị hợp pháp duy nhất trong Quốc hội luôn có tỉ lệ từ 90% trở lên, số đại biểu Quộc hội là người ngoài đảng chiếm số lượng ít ỏi, chỉ mang tính chất trang trí, che đậy sự toàn trị. Từ đó các cuộc bầu ĐBQH đều là mang tính hình thức theo nguyên tắc "đảng cử, dân bầu và đảng quyết định ai sẽ được là ĐBQH". Chính vì thế các đại biểu Quốc hội do đảng lựa chọn và dựng lên nên đương nhiên họ phải có trách nhiệm phụng sự cho người đưa họ vào nghị trường, đó là đảng CSVN.
'Còn cụ thể vì sao cần có Luật Nhà văn thì tôi chưa nghĩ ra” ông Nguyễn Minh Hồng Tiến sĩ – Bác sĩ – Nhà văn - Đại biểu Quốc hội khóa XII
Có lẽ vì thế mà trách nhiệm, đặc biệt là nhận thức và trình độ của các đại biểu Quốc hội hiện nay là một vấn đề đáng báo động, vì cứ xem những chuyện tiếng tăm xôn xao dư luận xã hội với những phát biểu ngớ ngẩn quá sức tưởng tượng của nhiều người của một số đại biểu Quốc hội Việt nam thì sẽ thấy. Tại Quốc hội khóa XII vừa qua, đại biểu Quốc hội Trần Tiến Cảnh với câu nói để đời "những nước có IQ cao thì làm ĐSCT, như vậy có ý là Việt Nam ta cũng có IQ cao thì ta cũng làm ĐSCT…" trong khi IQ của bản thân đại biểu Trần Tiến Cảnh còn chưa phân biệt nổi giữa đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị (!?). Và mấy ngày gần đây của mấy ông nghị là trí thức - đại biểu Quốc hội khóa XIII, lại bắt đầu khuấy động dư luận bằng các phát biểu cực kỳ vô trách nhệm , thiếu kiến thức và vô duyên. Như câu trả lời “... Còn cụ thể vì sao cần có Luật Nhà văn thì tôi chưa nghĩ ra” của ông Nguyễn Minh Hồng Tiến sĩ – Bác sĩ – Nhà văn - Đại biểu Quốc hội khóa XII - (Phó Chủ tịch Hội Nghị sỹ sức khỏe của Quốc hội khóa XII), cũng có lẽ vì cái dại này mà ông ta đã bị cộng đồng bloggers đập lại bằng một loạt cái luật kỳ quái tương tự, điển hình như đề nghị Quốc hội thông qua cái Luật Đi ỉa là một ví dụ.
Gần đây nhất, theo VNN cho biết tại phiên thảo luận hội trường sáng 17/11.2011 Đại biểu Hoàng Hữu Phước Thạc sĩ kinh doanh Quốc tế đã gây chú ý với câu mở đầu bài phát biểu: “Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật” mà theo ông Phước thì “Đa số công dân sẽ không ủng hộ” và Luật biểu tình thì càng không cần. Không chỉ có thế, theo ông Hoàng Hữu Phước thì cần phải loại bỏ 2 luật này ra khỏi chương trình nghị sự của Quốc hội trong suốt khóa XIII và nếu cần thiết phải loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống chính trị của xã hội Việt Nam với lý do “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh”. Trong lúc ai ai cũng biết vấn đề xây dựng và thông qua Luật Biểu tình là vấn đề cấp bách, cần thiết tới mức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Bộ Công An dự thảo Luật biểu tình để trình Quốc hội khóa XIII thông qua trong thời gian ngắn nhất, sau khi xảy ra 16 cuộc biểu tình tuần hành chống Trung quốc của những người yêu nước xảy ra trong các tháng 6, 7, 8 .2011 tại Hà nội và Sài gòn. Gía như nội dung phát biểu trên là của một ông xe ba gác, hay một bác chạy xe ôm lúc nhàn rỗi đợi khách tám chuyện thì không đáng phải bàn. Nói như vậy chứng tỏ sự ấu trĩ về tư duy chính trị của họ, nó cũng là chuyện đương nhiên vì nghề nghiệp của họ không cần thiết bắt buộc có sự hiểu biết về vấn đề này. Điều này có thể thông cảm được.
Nhưng với ông Hoàng Hữu Phước, một doanh nhân trình độ Thạc sĩ kinh doanh Quốc tế, với cương vị Đại Biểu Quốc hội (với quá nhiều chuyện tai tiếng của biểu hiện tâm thần, hội chứng rối loạn nhân cách Narcissus) - một thành viên cơ quan Lập pháp mà phát biểu như vậy, chứng tỏ ông không có đủ các kiến thức chính trị tối thiểu về quản lý nhà nước, đó là sự hiểu biết về khái niệm Hiến pháp.
ĐB Hoàng Hữu Phước
Nói như vậy là vì, việc thảo luận và thông qua Luật biểu tình là điều bắt buộc phải làm, vấn đề là làm vào thời điểm nào mà thôi, chứ không có chuyện bàn tới vấn đề bỏ hay vĩnh viễn không làm Luật Biểu tình. Bởi các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp,tự do lập hội, tự do biểu tình là 5 quyền cơ bản của công dân được ghi rõ trong các văn bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và xin ông Hoàng Hữu Phước căng mắt to để đọc và ghi nhớ rằng Hiến pháp là bộ luật cao nhất, là một hệ thống quy đinh những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền nhà nước. Đồng thời cũng có nghĩa là khi ban hành các luật, các văn bản dưới luật ... của một chính quyền nhà nước không được vượt quá quyền hạn của mình trong giới hạn của Hiến pháp cho phép. Cụ thể trong Luật Biểu tình, khi xây dựng hay thông qua thì Quốc hội có thể siết chặt các điều khoản của Luật và Chính phủ có thể ban hành các nghị định hay các văn bản dưới luật để áp dụng tùy theo tình hình thực tế, nhưng tuyệt đối không được cầm. Bởi cấm biểu tình là vi phạm Hiến pháp (Vi hiến).
Điều ngạc nhiên nhất là theo VNN cho hay, với một phát biểu mang tính chất vi hiến của một vị ĐBQH, được phát biểu công khai trong cuộc họp của cơ quan Lập pháp nước Cộng hòa XHCN Việt nam ngày 17.11.2011. Vậy mà ý kiến quái quỷ vi hiến nói trên của Đại biểu Hoàng Hữu Phước lại được đa phần các ĐBQH - nhà Lập pháp khác đồng tình và ủng hộ, chỉ có Đại biểu Dương Trung Quốc là người duy nhất phản đối và ủng hộ dự án luật.(!?)
Do cách thức tổ chức và cách thức chọn lựa các ĐBQH như nói ở trên mang tính cơ cấu, sắp đặt sẵn của đảng, nên thực chất trong số các ĐBQH Việt nam nói riêng và bộ máy quản lý nhà nước nói chung hiện nay sẽ có rất ít người có đức có tài vì họ khó tồn tại và được những kẻ cầm quyền vốn dĩ ít học tài hèn chấp nhận, mà chủ yếu lcác ĐBQH bây giờ đều là lũ người dốt nhưng nhiều tiền và xảo quyệt với phương châm còn đảng thì còn mình. Như ông Nguyễn Đình Hương - Nguyên phó trưởng Ban Tổ chức TƯ, khi nói về tình hình sử dụng nhân tài (người có trí tuệ, tư duy, năng lực, tầm nhìn…) rất hạn chế ở Việt nam, đã nói thẳng nguyên nhân, đó là “Dùng kẻ dốt thì dễ sai khiến”. Do vậy mấy kẻ mang danh ĐBQH như Trần Tiến Cảnh, Nguyễn Minh Hồng, Hoàng Hữu Phước... là một vài ví dụ điển hình của lũ dốt nhưng dễ sai khiến đang giữ trọng trách trong bộ máy cầm quyền ở Việt nam hiện nay. Bọn họ mang danh là trí thức, với không ít học vị, học hàm không nhỏ được in đầy trên danh thiếp, nhưng kiến thức thì không đáng một dúm chữ đánh rơi, đánh vãi của những vị nhân sĩ trí thức trung thực và tài năng khác. Đừng quên ĐBQH là chính trị gia, là một nghề danh giá đòi hỏi có kiến thức thực sự, một chính trị gia tối thiểu phải có đủ trí thức, trí tuệ và tài năng chứ không chỉ biết ngồi gật với mớ kiến thức ăn đong, chắp vá.
Loại Đại biểu Quốc hội mang danh trí thức như mấy kẻ này, khi xưa Mao Trạch Đông gọi là những cục phân quả cũng không oan.
Nên nhớ cục phân mà bác Mao nói ở đây có nghĩa là từ chỉ chất cặn bã do người hoặc động vật bài tiết ra theo đường ruột hoặc hậu môn, đó là nói theo kiểu lịch sự của Từ điển tiếng Việt khi định nghĩa từ phân là như vậy, còn nói theo một cách dân dã thẳng tưng thì cục phân có nghĩa là cục kư't.
Một tổ chức kể cả Quốc hội là cơ quan quyền lực (dù là giả vờ) cao nhất, mà đa số các nhà lập pháp - ĐBQH không đủ trình độ để hiểu và phản đối, ngược lại lại đồng tình một ý kiến vi phạm Hiến pháp trong một cuộc họp thông qua một bộ luật thì quá nguy hiểm cho vận mệnh quốc gia.
Chả trách gì đất nước Việt nam cứ ngày càng lụn bại mãi. Không hiểu cứ kiểu thế này kéo dài rồi họ sẽ đưa đất nước chúng ta đi về đâu?
Xin đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem lại chất lượng và có kế hoach tái cơ cấu lại đống "phân" của mình !
Ngày Nhà giáo, 20 tháng 11 năm 2011
--------------------------
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
0 comments:
Post a Comment