Tuesday, November 1, 2011

Quan hệ Việt -Ấn, nước cờ hạ sách

Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Ấn Độ. Ảnh Dân Trí

Khi Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh để gọi là Hội đàm với giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc, chúng ta không thể biết được đằng sau những thỏa thuận công khai điều gì đã được định đoạt. Là Tổng Bí thư của một Đảng mà lại làm người đại diện cho quốc gia, hội đàm với một quốc gia khác, thì không biết ông Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi của Đảng hay ngược lại? Chúng ta cứ chờ xem nhưng nếu dùng kinh nghiệm của quá khứ để đánh giá thì nhiều phần xấu hơn là tốt.

Song song với chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng là chuyến đi của ông Trương Tấn Sang qua Ấn Độ. Dư luận bàn tán xôn xao về hai chuyến đi này. Báo chí cũng tốn nhiều giấy mực để phân tích. Nhưng có một điểm chung trong những nhận định về chuyến công du của ông Trương Tấn Sang: Người ta nói là Cộng sản Việt Nam đang tìm cách “cân bằng” tương quan lực lượng trong khu vực bằng cách quan hệ với Ấn Độ, nhằm làm “đối trọng” với sức mạnh lấn át của Trung Cộng.

Bây giờ chúng ta xem xét Ấn Độ về mọi mặt có thực sự là đối thủ của Trung Cộng đang trổi dậy như vũ bão không ?… Nếu so với Nga thì Ấn Độ không mạnh bằng vì Nga vẫn là nhà cung cấp cho Ấn Độ những công nghệ quân sự tối tân. Nói cách khác, Ấn Độ dựa vào kỹ thuật quân sự của Nga để hiện đại hóa quân đội. Nhưng theo các nhà phân tích chiến lược, hiện nay tương quan Nga –Trung thì Nga chỉ là một nguồn cung cấp nguyên liệu cho Trung cộng giống như Canada và Hoa Kỳ! … Giáo sư Anatol Lieven cho rằng “Trung Quốc đã mạnh tới nỗi Nga sẽ không dám tham gia vào một liên minh với Nato hay với Hoa Kỳ. Thay vào đó, theo dự kiến của ông, Nga sẽ duy trì sự tự chủ đối với Trung Quốc bằng cách né tránh những vụ xung đột không cần thiết với Washington. Giáo sư Lieven nói:

“Sẽ có sự giảm thiểu của những hành động quấy rối vô bổ của Nga, có thể là ở vùng Baltique, hay trong các mối quan hệ với Venezuela. Những hành động đại loại như vậy.”

Còn theo bà Linda Jakobson (Giám đốc chương trình Đông Á của Học viện Lowy ở Sydney), người đã sang Australia làm việc sau hơn 20 năm cư ngụ ở Bắc Kinh. Bà cho biết bà cảm thấy kinh ngạc trước việc nhiều người Trung Quốc có thái độ khinh thường nước Nga.

Bà nhắc lại một cuộc phỏng vấn mà bà thực hiện hồi đầu năm nay với một giáo sư chính trị học người Trung Quốc. Ông ấy miễn cưỡng thừa nhận là Trung Quốc có lẽ không ưa Hoa Kỳ và Nhật Bản, nhưng ít ra thì Trung Quốc còn có thể học hỏi từ hai nước này. Còn Nga, Trung Quốc không học gì được cả. Bà Jakobson nói:

“Còn nước Nga thì sao? Chúng tôi có thể học gì từ nước Nga? Thái độ khinh mạn gần như hỗn xược này đang trên đà gia tăng ở Trung Quốc và đây là một dấu hiệu đáng chú ý về sự thay đổi trong nhận thức của phía Trung Quốc đối với Nga.”

Các nhà quan sát cho rằng trong lúc phác họa lộ đồ hoạt động chính trị của mình cho 10 năm tới, Thủ tướng Putin có phần chắn sẽ xem sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc là một thách thức lớn đối của nước Nga.

Còn so với Nhật, thì Ấn Độ thua kém hơn nhiều kể cả về kinh tế, quân sự. Nhưng người Nhật vẫn dựa vào cái ô dù hạt nhân của Mỹ để tự vệ trước một Trung Cộng ngày càng mạnh mẽ và hung hăng hơn. Vậy thì một nước Ấn Độ, thực lực không bằng Nga, không bằng Nhật có thể nào lại là “đối trọng” với Trung Cộng như điều mà Cộng sản Việt Nam kỳ vọng?!

Thực ra một nước Ấn Độ vừa nghèo nàn, vừa phức tạp về tôn giáo và sắc tộc không có ảnh hưởng gì lớn trên thế giới, chẳng có đóng góp gì cho văn minh và tiến bộ của nhân loại ngày hôm nay như một nước Úc hoặc Canada. Một nước Ấn Độ trên con đường canh tân nhưng nghèo tài nguyên, nhất là dầu mỏ và khí đốt- hai mặt hàng chiến lược mang tính sống còn cho bất kỳ nền kinh tế nào. Dầu mỏ và khí đốt –đó mới là lý do thực sự trong quan hệ Ấn- Việt mà phía Ấn Độ nhắm tới. Họ muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp dầu khí để tránh những bất ổn xảy ra trong khi mặt hàng này ngày càng khan hiếm và đắt đỏ. Trước đây cũng vì dầu mỏ và khí đốt cùng nguyên liệu, họ đã liên minh với chế độ quân phiệt Miến Điện bất chấp sự phản đối và lên án của các quốc gia dân chủ, nhất là Hoa Kỳ và phương Tây.

Biết Việt cộng đang ở vào thế khủng hoảng nên anh Chà Và láu cá này mới nhảy vào cuộc với toan tính sẽ thu được một món lợi khổng lồ từ việc khai thác nguồn dầu khí của Việt Nam. Nhưng một khi Trung cộng liều lĩnh phát động chiến tranh, hoặc thậm chí chỉ gây áp lức đủ mạnh thì anh Chà Và này sẽ “bỏ của chạy lấy người”. Chúng ta hãy xem mấy chục ngàn kilo mét vuông lãnh thổ của Ấn độ hiện nay đang bị Trung cộng chiếm mà họ có làm được gì đâu. Làm sao họ có đủ năng lực để bảo vệ Việt Cộng trước sự đe dọa của Trung cộng.

Khai thác sự khó khăn của người khác để trục lợi là một việc làm bất chính, bất nghĩa, vô đạo lý và vô liêm sỉ.

Nhưng nói đến bất chính, bất nghĩa, vô đạo lý và vô liêm sỉ thì anh Chà Và này có cả một đống hồ sơ dày cộm. Trước đây trong thời chiến tranh lạnh, Ấn Độ là một đồng minh thân tín của khối Xô Viết chống Mỹ và phương Tây. Ấn Độ đã từng ủng hộ, bảo vệ và nuôi dưỡng cho cái gọi là Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam để đánh phá nhân dân Việt Nam, chống lại chế độ dân chủ Việt Nam Cộng hòa. Và hiện nay, Ấn Độ cùng với Trung Cộng, Nga, Nam Phi, Brasil là trục chống Mỹ và các nước dân chủ tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Ấn Độ luôn là nước chống lại những nỗ lực của Mỹ và Phương Tây trong việc hổ trợ cho người dân các nước bắc Phi và Trung Đông mưu tìm dân chủ.

Ấn Độ nhảy vào khu vực này chỉ là trò chơi của một anh chàng láu cá và tham lam, chứ với một quân đội chưa bao giờ tham chiến, không có kinh nghiệm trận mạc và không bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ của mình thì còn giúp ai được. Trong thâm tâm, anh Chà Và này biết rằng khi nào vẫn còn có sự hiện diện hùng hậu của quân đội Mỹ tại khu vực Đông Á thì Trung Cộng chỉ dám đánh võ mồm, chứ không dám động binh. Chính sự hiện diện của hải quân Mỹ mới là động lực kiềm chế Trung Cộng. Đây là lý do anh Chà Và mạnh mồm nhảy vào canh bạc này.

Còn đối với Việt Cộng thì không còn sự lựa chọn nào khác được. Họ chọn “liên kết” với Ấn Độ không phải vì họ nghỉ rằng Ấn Độ đủ mạnh để kiềm chế Trung Cộng nhưng sự chọn lựa này ít ra cũng làm an lòng cho một đảng Cộng sản đang ở vào thế “tứ cố vô thân”. Họ hy vọng rằng với mối quan hệ này, những đảng viên Cộng sản và quần chúng ủng hộ Đảng sẽ yên tâm mà phục vụ và tiếp tục trung thành với chế độ. Nhưng với những người am hiểu thời cuộc, thì cái quan hệ vớ vẩn này không giúp được gì cho việc bảo vệ đất nước,có chăng nó chỉ giúp tập đoàn CSVN khai thác và bán tống bán tháo tài nguyên quốc gia để nuôi dưỡng cho guồng máy chế độ đang mục ruỗng.

Hơn nữa, quan hệ Việt- Ấn hiện nay được đặt trên nền tảng nào? Một Liên minh quân sự như Mỹ và Phi luật tân chăng? Ấn Độ có thực tâm và thực lực để bảo vệ Việt nam không? Hãy học cho thuộc bài học của quá khứ khi đàn anh Tàu cộng dạy cho đàn em Việt Cộng một bài học vào năm 1979, thì cái Hiệp ước phòng thủ chung Xô-Việt có giúp gì cho Việt Nam không? Chính bản thân Ấn Độ cũng phải tìm cách liên minh với Mỹ, Nhật và Úc để đề phòng anh láng giềng Trung cộng thì Việt cộng dựa vào Ấn Độ để cân bằng sức mạnh của Trung cộng là một nước đi hạ sách và vô hiệu.Thực ra đây chỉ là mối quan hệ giữa hai thế lực có cùng não trạng và mẫu số chung trong quan điểm chính trị,chứ nó không giúp ích gì cho an ninh quốc gia.

Nếu thực tâm bảo vệ đất nước trước tham vọng bá quyền Đại Hán không còn cách nào khác là phải Dân chủ hóa Việt Nam. Một hội nghị Diên Hồng trong lúc này là điều phải có để tìm kiếm sự đồng thuận toàn dân trong kế sách đối phó với ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc.

© Huỳnh Ngọc Tuấn

0 comments:

Powered By Blogger