Saturday, November 19, 2011

Ấn Độ Đòi Cắt Lưỡi Bò!

Ấn Độ nói với Trung Cộng: Phải duy trì quyền tự do thông thương tại Biển Đông
(FINN) Frontier India News Network – PBD dịch

Bên lề cuộc Họp Thượng Đỉnh ASEAN, Thủ Tướng ăn nói nhỏ nhẹ nhưng cứng rắn của Ấn Độ là Dr Manmohan Singh đã nói với thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Cộng là “quyền thông thương qua các vùng biển phải được duy trì.” Ông cũng nói với Ôn Gia Bảo là vấn đề chủ quyền tại Biển Đông phải được giải quyết theo luật quốc tế. Thủ tướng Manmohan Singh muốn nói rõ với Trung Cộng về “quyền lợi thương mại” của Ấn Độ tại Biển Đông kể cả các hợp đồng thăm dò dầu với Việt Nam.

Các nước Đông Nam Á lo sợ về việc Trung Cộng đang biểu dương sức mạnh tại Biển Đông và vấn đề tự do thông thương trong các vùng biển này trong lãnh vực an ninh hải dương có thể là đề tài nổi bật trong Cuộc Họp Thượng Đỉnh Đông Á.

Hoa Kỳ đã thúc giục Ấn Độ không những chỉ “nhìn về hướng Đông” mà còn phải có “hành động về hướng đông.” Chính Hoa Kỳ cũng tham gia Cuộc Họp Thượng Đỉnh Đông Á và đã đồng ý đưa thủy quân lục chiến đến trú đóng tại Úc.

Việc chuyển trọng tâm từ Ấn Độ Dương sang Biển Đông vì hành động trịch thượng vô lý của Trung Cộng đã phản tác dụng đối với nước này. Sau một thập niên nỗ lực thành lập “Chuỗi Hạt Trai”(*) của Trung Cộng, chiến lược bức màn sắt của Hải Quân Ấn Độ và chính sách ngoại giao của Ấn Độ đã đẩy lui Trung Cộng về lại Biển Đông. Hải Quân Ấn Độ đã trở thành lực lượng nòng cốt giữ an ninh trong Vùng Ấn Độ Dương và các nỗ lực ngoại giao của Ấn Độ về hướng Đông và Biển Đông đã được Nhật Bản và Việt Nam lên tiếng ủng hộ. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang gầy dựng các liên lạc chiến lược với Nam Triều Tiên. Các nước Đông Nam và Ấn Độ đã mở rộng thêm các mối hợp tác hỗ tương về kinh tế và quốc phòng với Ấn Độ.

“Thế Kỷ Ấn Độ Dương” nay đang được thay thế bằn “Thế Kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ” và “Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương.” Diễn biến này cho thấy đã chuyển sang khu vực mới có thể có tranh chấp và cơ hội. Thái độ cứng rắn của Ấn Độ về việc để ngỏ Biển Đông phải là một đề xướng được các nước trong vùng này hoan nghênh. Ấn Độ cũng nên đi đầu trong việc duy trì quyền Tự Do Thông Thương tại các Đường Biển Phía Đông Trung Cộng, vì vùng này có hai trong bốn quốc gia thịnh vượng nhất thế giới(**) và cũng để kềm chế ảnh hưởng của Trung Cộng trong vùng này.

Source: Frontier India News Network
______________________
Chú thích của người dịch:

(*) “Chuỗi Hạt Trai” là để nói về ảnh hưởng chính trị của Trung Cộng ngày càng gia tăng về mặt địa lý qua các nỗ lực tăng thêm quyền sử dụng các hải cảng và phi trường, phát triển các mối liên lạc ngoại giao đặc biệt, và tân tiến hóa các lực lượng quân sự từ Biển Đông qua Eo Biển Malacca, băng ngang Ấn Độ Dương, và kéo dài đến Vịnh Ả Rập (Trung Tá Không Quân Hoa Kỳ, Christopher J. Pehrson, “string of Pearls: meeting the challenge of china’s rising Power across the asian littoral” Tháng Bảy 2006, Strategic Studies Institute, United States Army War College). Bao quanh Ấn Độ, các hạt trai của Trung Cộng gồm có Miến Điện, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Maldives, Mauritius, Seychelles và Pakistan. Chính phủ Ấn Độ hiện nay có thể không có chính sách toàn diện nào để kềm chế tình trạng này nhưng nhờ một số yếu tố kết hợp giữa may mắn, chính sách, biến chuyển từ bên trong cũng như bên ngoài xem chừng đã giúp cho Ấn Độ. (P. Chacko Joseph)

(**) Nhật Bản và Nam Triều Tiên

-----

Duc H. Vu :

Các nước láng giềng ở Á châu như Nhật, Phi luật tân, Ấn độ .v.v.... đều muốn cắt lưỡi bò của bọn Tàu cộng mất dạy, chỉ riêng bọn Việt cộng là không muốn, nín thinh như nín địt, bị dân phản đối quá thì chỉ dám há mồm hô lên là "tàu lạ" của "nước lạ", rồi khi người dân yêu nước xuống đường biểu tình chống thằng Tàu cộng thì thằng VC cho công an đạp mặt, bắt giam đánh đập người dân yêu nước xuống đường biểu tình ! Không cần phải nói ra cũng biết bọn Việt gian đảng csVN đã làm tay sai, tôi tớ cho thằng Tàu China mẹ nó rồi

Không hiểu tại sao dân VN mình còn chưa đứng lên như dân các nước Ai cập, Tunesia, Lybia để lôi đầu bọn buôn dân bán nước VC mà đào thải chúng ??? Sợ đổ máu, sợ chết ???

0 comments:

Powered By Blogger