Friday, November 25, 2011

Nhật theo dõi sát Tập trận Hải quân của Trung Quốc


Truyền thông Nhật Bản cho hay 6 Chiến hạm hải quân của Trung Quốc rạng sáng hôm 22/11 được nhìn thấy đi vào vùng biển gần quần đảo Okinawa của tỉnh cùng tên.



Ảnh Chiến hạm Hỏa tiễn cao tốc tàng hình của Hải quân Trung Cộng tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông năm ngoái. Ảnh: Xinhua

Thông tin nói trên được đài truyền hình NHK của Nhật Bản trích từ nguồn tin của Bộ Quốc phòng nước này.

Theo đó, máy bay tuần tra chống tàu ngầm của Nhật Bản đã phát hiện một tàu trinh sát của quân đội Trung Quốc hoạt động tại Thái Bình Dương, ở khu vực cách đảo Miyako-jima thuộc quần đảo Okinawa khoảng 100 km. Cùng ngày, 5 Chiến hạm hải quân khác của Trung Quốc, trong đó có một khu trục hạm và một tàu cung ứng, cũng được phát hiện hoạt động trong khu vực này.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố đã điều các máy bay và tàu hải quân tới giám sát chặt chẽ "cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc" gần quần đảo Okinawa.

Hồi cuối tháng 6, Hải quân Trung Quốc từng điều 11 Chiến hạm tới chính khu vực này để tham gia một cuộc tập trận hải quân, trong đó có hai tàu ngầm, một tàu cứu hộ và 3 khu trục hạm . Động thái này khiến binh sĩ Nhật Bản được đặt trong tình trạng cảnh giác cao, đài truyền hình CCTV của Trung Quốc khi đó đưa tin.



Bản đồ khu vực quần đảo Okinawa của Nhật Bản. Ảnh: BBC

Thông tin về cuộc tập trận hải quân lần này của Trung Quốc được công bố hôm qua. "Đây là một cuộc tập trận thông thường theo kế hoạch hàng năm và không nhằm vào một quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào. Nó cũng tuân theo thông lệ và luật pháp quốc tế liên quan", Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo ngắn gọn. Trung Quốc không tiết lộ cụ thể nơi cuộc tập trận diễn ra cũng như các khí tài được huy động trong hành động quân sự này.

Peng Guangqian, một chuyên gia quân sự tại Học viện Khoa học Quân sự của Quân đội Trung Quốc, cho biết: "Cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc nghiêng về việc kiểm tra khả năng và sự hoạt động của các khí tài hải quân thế hệ thứ ba trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại các vùng nước sâu". Ông Peng còn cho hay khả năng liên lạc trên biển sẽ là nội dung được kiểm tra nhiều nhất, nhằm nâng cao khả năng của hải quân Trung Quốc.

Sự phát triển vượt bậc trong khoa học và công nghệ quân sự cũng như việc ngày càng mở rộng tầm hoạt động tại châu Á-Thái Bình Dương của Trung Quốc thời gian qua khiến nhiều quốc gia láng giềng lo ngại. Nhật Bản hồi tháng 8 thậm chí đã phát hành sách trắng quốc phòng thường niên có nội dung bày tỏ sự lo ngại trước sự gia tăng các hoạt động hải quân của Trung Quốc, đồng thời khẳng định đang tăng cường nhiều biện pháp để bảo đảm an ninh bờ biển của mình. Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Trung Quốc trang bị Hỏa tiễn thế hệ thứ 5 cho Chiến đấu cơ J-11B



Chiến đấu cơ J-11B được chụp ảnh cùng với Hỏa tiễn không - đối - không thế hệ mới AMM PL-10 do nước này tự sản xuất

25.11.2011

China - Defense mới đây đã đăng tải một số hình ảnh về chiếc chiến đấu cơ J-11B của Không quân Trung Quốc đã được trang bị với loại Hỏa tiễn không - đối - không thế hệ mới AMM PL-10. Sự phát triển của Hỏa tiễn AMM PL-10 được khởi động từ năm 2005 và một đợt phóng thử nghiệm tên lửa này từ mặt đất đã diễn ra vào tháng 11/2008.

Hỏa tiễn AMM PL-10 được các trang tin của Trung Quốc đăng tải với đặc điểm kỹ chiến thuật "vượt trội", radar của Hỏa tiễn có thể quét vùng không gian rộng 90 độ ngoài tầm nhìn và đặc biệt, phi công có thể lựa chọn và khóa mục tiêu theo hướng mắt khi điều khiển Hỏa tiễn

Hỏa tiễn không - đối - không (AMM) PL-10 còn được các chuyên gia quân sự gọi là Hỏa tiễn dẫn đường không - đối - không thế hệ thứ 5, cùng thế hệ với các loại Hỏa tiễn không - đối - không nổi tiếng khác như AIM-9X của Mỹ, ASRAAM của Anh, R-73 của Nga, AAM-5 của Nhật, IRIS-T của Đức và A-Darter của Nam Phi.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc trước đó cũng đã cung cấp hình ảnh về Hỏa tiễn AMM PL-10 và cho thấy Hỏa tiễn này có thể đã được sản xuất trong năm 2010.

Khi loại Hỏa tiễn AMM này được đưa vào phục vụ sẽ có khả năng trang bị trên hầu hết các loại máy bay chiến đấu cũ và mới của Không quân Trung Quốc và tạo ra lợi thế lớn đối với các máy bay chiến đấu như F-16 của Lực lượng Không quân Đài Loan được trang bị Hỏa tiễn AIM-9 Sidewinder và AIM-120 AMRAAM.



Hỏa tiễn PL-10 của Trung Quốc.

Theo Tạp chí Jane' Defense, Hỏa tiễn PL-10 có tầm bắn lớn hơn gấp đôi so với tầm bắn của Hỏa tiễn AIM-9X của Mỹ còn các thông tin chưa được xác nhận từ các trang mạng Trung Quốc, Hỏa tiễn này có đặc điểm kỹ chiến thuật "tuyệt vời" và có thể chiếm ưu thế trên không so với loại tên Hỏa tiễn như AIM-9 Sidewinder và AIM-120 AMRAAM. Tuy nhiên các thông số kỹ thuật của Hỏa tiễn này lại không được công bố chính thức.

AAM PL-10 là một trong những Hỏa tiễn không - đối - không được Trung Quốc phát triển để trang bị trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của họ như J-20. Nếu như AMM PL-10 thực sự đã được Trung Quốc phát triển thành công và đưa vào trang bị cho các máy bay như J-11B, J-10A... năng lực chiến đấu của các máy bay này được tăng lên đáng kể.

(Theo China - Defense )

CHIẾN ĐẤU CƠ TRUNG QUỐC GẶP NẠN BỐC CHÁY THỨ 2 CHỈ TRONG VÒNG 1 THÁNG !












Một chiếc Chiến đấu cơ bị rơi và bốc cháy ở miền đông Trung Quốc trong vụ tai nạn bí ẩn hôm 7/11 đã được xác định là một máy bay của Hải quân nước này, trong một chương trình phát sóng trên truyền hình địa phương để tưởng niệm phi công .

Thông tin trên đã xác nhận rằng đây là tai nạn máy bay quân sự thứ 2 tại Trung Quốc chỉ trong chưa đầy một tháng, sau khi một chiến đấu cơ cắm mũi xuống đất và phát nổ giữa một triển lãm hàng không hồi tháng 10, khiến một trong số hai phi công trên khoang thiệt mạng.

Lễ tang của phi công, người thiệt mạng trong vụ tai nạn hôm 7/11 tại tỉnh Chiết Giang, được đài truyền hình địa phương phát sóng tại nơi sinh của anh này, thành phố Châu Bình, tỉnh Sơn Đông .

Trung tâm thông tin vì nhân quyền và dân chủ tại Hồng Kông cho hay :

Một liên kết internet với đài truyền hình Châu Bình đã bị hỏng, nhưng hãng thông tấn Xinhua ngày 18/11 đã đăng tải một bức ảnh của một phi công chưa rõ danh tính từ lễ tang của đài truyền hình Châu Bình.

“Một máy bay của Hải quân Trung Quốc gặp nạn hôm 7/11 và phi công đã tử nạn”, Xinhua đưa tin, trích dẫn video của đài truyền hình Châu Bình.

“Video cho biết Ming Jian tử nạn hôm 7/11 trong khi đang thực hiện sứ mệnh huấn luyện. Ming Jian là phi công, vì thế chiếc máy bay gặp nạn có thể là một máy bay chiến đấu ném bom 2 chỗ ngồi hoặc một máy bay lớn hơn”, Xinhua cho biết.

Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, tổ chức nhân quyền tại Hồng Kông nói các binh sĩ đã nhanh chóng có mặt để phong toả và dọn dẹp hiện trường .



0 comments:

Powered By Blogger