Ts. Nguyễn Đình Thắng, đồng sáng lập viên CAMSA, và các phụ nữ Việt làm gia nhân ở Malaysia được CAMSA giải cứu. (ảnh CAMSA)
Số người Việt sang Malaysia và Đài Loan làm gia nhân (ô-sin) ngày càng đông. Một số không nhỏ đã bị ngược đãi và bóc lột sức lao động một cách trầm trọng. Họ bị chủ tịch thu passport (hộ chiếu), giam trong nhà 24/7, bắt phải làm việc suốt ngày và nhiều khi cả đêm khuya. Vì không được ra khỏi nhà, các nạn nhân không thể nào cầu cứu. Trong khi một số quốc gia đã có hành động thích đáng để bảo vệ cho công dân của họ, người Việt đi làm gia nhân ở nước ngoài cần biết cách tự đề phong hoặc biết cách liên lạc với các tổ chức phi chính phủ để cầu cứu khi lâm nạn.
Theo tổ chức Tenaganita ở Malaysia, trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 8, 2011, họ đã báo cáo 41 trường hợp gia nhân đến từ nhiều quốc gia đã bị ngược đãi, trong đó 56% bị lạm dụng thể xác, 36% bị bỏ đói, và 20% bị lạm dụng tình dục. Theo tổ chức Trung Tâm Giáo Dục Pháp Lý cho Cộng Đồng của Cambodia, đã có ba trường hợp phụ nữ Cambodia bị giết và hai người bị hiếp và giam hãm bởi chủ nhân trong thời gian gần đây. Tổ chức Tenaganita đã kêu gọi chính phủ Cambodia ngưng gởi gia nhân sang Malaysia.
Nữ Dân Biểu Mu Sochua, thuộc đảng đối lập ở quốc hội Cambodia, đã hưởng ứng lời kêu gọi này và đã vận động mạnh mẽ để chính phủ Cambodia ban hành lệnh kể trên. Báo chí Cambodia cũng chạy tin về trường hợp công dân Cambodia làm gia nhân bị chủ ở Malaysia ngược đãi.
Ngày 14 tháng 10 vừa qua Thủ Tướng Hun Sen của Cambodia ra lệnh ngưng xuất khẩu người sang làm gia nhân ở Malaysia.
Chính phủ Indonesia đã đình chỉ việc gởi công dân sang làm gia nhân ở Malaysia từ tháng 6 năm 2009, sau khi các vụ ngược đãi bởi chủ nhân gia tăng lên đến mức 150 vụ được báo cáo mỗi tháng. Giọt nước làm tràn ly là vụ một gia nhân Indonesia bị chủ đổ nước sôi lên người và đánh đập tàn nhẫn. Khi vụ này được giới truyền thông chạy tin, chính phủ Indonesia lập tức ngưng gửi gia nhân sang Malaysia.
Tháng 4 năm nay, chính phủ Malaysia nhượng bộ và ký văn thư thoả thuận về những biện pháp bảo vệ gia nhân người Indonesia. Tuy nhiên cho đến nay chính phủ Indonesia vẫn chưa quyết định gửi người sang Malaysia.
Trước tình trạng bóc lột, ngược đãi và buôn bán những phụ nữ đi làm gia nhân ở nước ngoài, ngày 16 tháng 6, 2011 Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) thông qua công ước về bảo vệ người làm công việc gia nhân mà theo họ hiện nay con số ở mức từ 53 triệu đến 100 triệu trên thế giới.
Số lượng người Việt được gởi sang làm gia nhân ở Malaysia ngày càng đông và có nhiều trường hợp bị ngược đãi trầm trọng. Một số nạn nhân có liên lạc với công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam để cầu cứu nhưng không nhận được sự giúp đỡ nào. Không những vậy, thân nhân của họ ở trong nước còn bị công an điều tra và hăm doạ. Trang mạng Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) có đăng tải về một trường hợp điển hình: http://www.youtube.com/watch?v=QR0JxGDWjkA&feature=related.
Theo Liên Minh CAMSA, số người Việt làm gia nhân hay trong ngành trợ lý cho người bệnh tật và cao niên ở Đài Loan cũng gặp những khó khăn tương tự. Luật bảo vệ người lao động của Đài Loan hiên không áp dụng cho hai loại công nhân này. Liên Minh CAMSA tiếp tục vận động chính phủ Đài Loan thay đổi luật nhằm bảo vệ cho họ.
Trong khi chờ đợi nhà nước Việt Nam noi gương Indonesia và Cambodia trong chính sách bảo vệ cho công dân lao động ở nước ngoài nói chung, và đặc biệt thành phần gia nhân, Liên Minh CAMSA kêu gọi người dân trong nước cần hết sức đề cao cảnh giác.
Trong trường hợp bị nguy hiểm thì hãy cầu cứu qua các số điện thoại:
Malaysia: 1-800-222-2672
Đài Loan: (02) 2682-0679
Ở những nơi khác, xin liên lạc: bpsos@bpsos.org
Thông tin về chính phủ Cambodia ngưng gởi gia nhân sang Malaysia:
http://www.gmanews.tv/story/235430/world/cambodia-bans-citizens-from-working-as-maids-in-malaysia
-----------------------------------------------------------------------------
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 40 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.
Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:
BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA
*** Riêng ở Canada, xin gởi về:
Vietnamese Canadian Centre
Suite 1 - 885 Somerset St. W.
Ottawa, ON K1R 6R6 -- Canada
(Ghi phần Memo: CAMSA)
0 comments:
Post a Comment