(VnMedia) - Bị đâm chết khi cố đưa bạn đi cấp cứu, phải nhập viện vì bảo vệ côn đồ; nhiều học sinh bị côn đồ xin đểu ngay trước cổng trường; bị đánh rách đầu ngay tại cổng trường; bị rạch mặt cũng ngay tại cổng trường… là những sự việc đang xảy ra như cơm bữa tại trường học, trên đường đến trường của học sinh sinh viên. Với những nạn nhân của những vụ bạo hành này, đường đến trường bỗng trở thành đường đến… bệnh viện, thậm chí là địa ngục.
Những "tai nạn"… có chủ ý
Dường như trường học đã trở nên mất an toàn vì học sinh đang tự cho phép mình mang những hung khí như thế này đến trường!
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao vì cái chết tức tưởi của em Nguyễn Hữu Hoàng ((trú tại xóm 9, xã Nam Xuân, Nam Đàn, Nghệ An) sau khi em bị đâm chết chỉ vì cứu bạn.
Trước đó, vào khoảng 12h30 ngày 14/11, em Nguyễn Đắc Toàn (SN 1994, học sinh lớp 11, Trường THPT dân lập Sào Nam, huyện Nam Đàn) trên đường đi học về qua xóm 1, xã Nam Xuân thì bị một đối tượng dùng bình xịt hơi cay xịt vào mặt. Đối tượng này rút con dao mang theo và chém một nhát vào gáy của Toàn khiến Toàn gục xuống. Lúc này Nguyễn Hữu Hoàng (SN 1993, bạn cùng xóm với Toàn) vừa chạy xe máy tới. Thấy bạn bị thương, Hoàng vội dừng xe để đưa bạn đi cấp cứu. Khi Hoàng vừa cúi xuống định bế Toàn thì bị một nhát dao đâm vào lưng. Cả hai nạn nhân được đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Nam Đàn để cấp cứu.
Do vết thương quá nặng, Nguyễn Hữu Hoàng được đưa đến Bệnh viện đa khoa Quân khu 4.
Mặc dù đã được các y bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng đến 14h cùng ngày, Nguyễn Hữu Hoàng đã tử vong. Hiện Nguyễn Đắc Toàn cũng đang trong tình trạng nguy kịch.
Đến thời điểm này, mặc dù hung thủ Hồ Viết Khánh (trú tại xóm 6, xã Nam Xuân, Nam Đàn) đã bị cơ quan điều tra bắt giữ về tội giết người nhưng người thân và dư luận vẫn bàng hoàng về cái chết không đáng có của em Hoàng.
Đáng nói là càng ngày càng có nhiều vụ việc kiểu trên xảy ra đối với các em học sinh vì những tình huống rất… vô lý.
Trước đó, chiều 29/9, Bệnh viện Đa khoa Thuận An (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) tiếp hận nạn nhân P.T.T.T (SN 1996) học sinh lớp 9, trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Văn Tiết (phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An) trong tình trạng bị rách ở đầu. Theo chia sẻ của người nhà nạn nhân, buổi trưa cùng ngày, em T. đi học về thì thấy mặt bị sưng, máu từ vết rách ở trên đầu chảy ra nhiều làm em choáng váng. Do sợ bị trả thù nên em T. chỉ khai nhận tại bệnh viện do bị tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, kể lại với gia đình, T cho rằng, em bị một nam sinh học cùng trường vây đánh ngay tại cổng trường lúc tan học. Nam sinh đã dùng vật cứng đập vào đầu khiến em bị thương, nhưng không nói rõ nguyên nhân.
Đang ngồi trên ghế nhà trường, nhiều bạn trẻ đã tự biến mình thành tội phạm vì thói côn đồ.
Những côn đồ mang mác học sinh
Việc học sinh, sinh viên bị đánh gần như không còn là chuyện lạ nữa. Nhưng, có một điều khiến dư luận lo ngại là ngày càng nhiều những côn đồ mang mác học sinh. Có những mâu thuẫn tưởng chừng rất nhỏ, nhưng các em học sinh có thể lao vào hành hung người khác mà không chút ngại ngần.
Khoảng 8h30 ngày 13/10/2011 tại trường Học viện Quản lý Giáo dục (Số 31, Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội), 5 sinh viên mang theo mã tấu, côn xông vào lớp đánh nạn nhân Trần Văn Cường (Sn 1989) hiện đang là học viên lớp Quản Lý – K4D. Thấy bạn bị đánh, nhiều bạn trong lớp đã chạy ra can ngăn nhưng không kịp. Bị một trong số 5 thanh niên dùng côn đánh vào đầu đến bất tỉnh và ngã sõng soài xuống sàn. Ngay sau đó, thầy cô giáo trường Học viện Quản lý Giáo dục đã có mặt đưa Cường đi cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai đồng thời báo cáo vụ việc đến Công an phường Thịnh Liệt. Thấy nạn nhân bất tỉnh, 5 kẻ côn đồ vội vã tẩu thoát khỏi hiện trường và chạy vào ký túc xá của trường.
Kết quả chiếu chụp ban đầu cho thấy Cường bị rạn xương sọ não.
Được biết, nguyên nhân sâu xa của sự bắt nguồn từ trận bóng đá giao hữu giữa lớp Cường và 6 nam sinh của một lớp khác trong trường. Khi giao đấu thì đã có những bất đồng và xô xát giữa hai đội. Cường là lớp trưởng nên đứng ra hòa giải thì liền bị 2 trong số 6 nam sinh xông vào đánh đấm và hẹn mai sẽ đến tận lớp để ‘dằn mặt”.
Việc dằn mặt nhau bằng mâu thuẫn nhỏ kiểu trên dường như là cách làm được nhiều bạn trẻ ứng dụng hiện nay.
Tối 25/9/2011, Nguyễn Tiến Vũ, 17 tuổi, trú tại phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, đang là học sinh lớp 11 của một trường THPT dân lập ở Hà Nội đã dùng dao đâm hai người khác để thỏa mãn cơn ghen tuông vô lý của mình.
Việc dằn mặt nhau bằng mâu thuẫn nhỏ kiểu trên dường như là cách làm được nhiều bạn trẻ ứng dụng hiện nay.
Tối 25/9/2011, Nguyễn Tiến Vũ, 17 tuổi, trú tại phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, đang là học sinh lớp 11 của một trường THPT dân lập ở Hà Nội đã dùng dao đâm hai người khác để thỏa mãn cơn ghen tuông vô lý của mình.
Nạn nhân bị Vũ đâm là Phạm Minh Vương, 21 tuổi, ở phường Chương Dương, Hoàn Kiếm và Nguyễn Hồng Ngọc, 16 tuổi, đang học lớp 11 của một trường THPT dân lập tại Hà Nội.
Được biết, cách đây một năm, Vũ và Ngọc yêu nhau. Đầu tháng 9/2011, tình cảm của hai người có dấu hiệu rạn nứt. Tối 25/9, Vũ đang ở gần nhà thì trông thấy người yêu của mình ngồi sau xe bạn trai khác. Cơn ghen nổi lên, Vũ lấy xe máy đuổi theo và dùng một con dao bấm đâm vào tay anh Vương.
Được biết, cách đây một năm, Vũ và Ngọc yêu nhau. Đầu tháng 9/2011, tình cảm của hai người có dấu hiệu rạn nứt. Tối 25/9, Vũ đang ở gần nhà thì trông thấy người yêu của mình ngồi sau xe bạn trai khác. Cơn ghen nổi lên, Vũ lấy xe máy đuổi theo và dùng một con dao bấm đâm vào tay anh Vương.
Bất ngờ bị đau, anh Vương buông tay lái khiến xe máy đổ xuống đường. Vũ tiếp tục cầm dao lao vào đâm tiếp nhưng Vương đã kịp đẩy Vũ ra xa rồi bỏ chạy. Sau khi Vương chạy thoát Vũvà một đối tượng khác quay ra đánh “dằn mặt” Ngọc rồi tha cho đi.
Hiện đối tượng Vũ đã bị tạm giữ để phục vụ quá trình điều tra.
Không những bị côn đồ học sinh đánh học sinh, tại Phú Yên, nhiều học sinh bị côn đồ "xin đểu". Theo lời kể của các nạn nhân, liên tục suốt một thời gian dài, mỗi khi tan trường về, các em lại bị một nhóm thanh niên tuổi từ 16 – 20 tuổi trong xã ngồi ở quán nước gần trường chặn đường xin tiền. Nếu trong túi bạn nào không có tiền sẽ bị các đối tượng đánh, lần đầu thì nhẹ nhưng nếu lần sau vẫn không cho tiền sẽ bị đánh đến mức “thừa sống thiếu chết”.
Do không biết rõ các đối tượng hay xin tiền và chặn đánh con mình nên các phụ huynh đều “ngại” làm đơn tố cáo mà chỉ âm thầm theo sau để bảo vệ con.
Về vụ việc này, thầy Lê Trung Đàn, Hiệu trưởng Trường THCS Lương Văn Chánh, cho biết: “Gần một tháng nay trước cổng trường bỗng xuất hiện một nhóm thanh niên chuyên gây rối, chọc phá, thậm chí đánh đập học sinh của trường. Nhà trường đã báo cho Công an xã Hòa Trị xuống làm việc nhiều ngày nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết”.
Vĩ thanh
Có một sự thật khó có thể chối cãi được là ngày càng nhiều những tai nạn bất ngờ ập xuống đối với các em học sinh. Những rủi ro các em phải chịu một phần do các em tự gây ra cho mình, một phần vì bị côn đồ trong chính trường học xử lý, phần khác lại từ ngoại cảnh tác động. Chuyện tác động của ngoại cảnh gây thương tích thậm chí chết người phải nhắc đến nhất là việc bị xe đâm trên đường đến trường.
Hồi 10 giờ sáng ngày 15/11/2011, hung thần xe tải đã đâm chết tức tưởi 3 học sinh Trường THPT Nguyễn Tất Thành (TP Việt Trì). Theo xác định ban đầu, xe tải chở hàng BKS 88 LD – 0401 đi ngược chiều, do lái xe nghe điện thoại, mất lái tông thẳng vào 8 học sinh đi học về. Ngay sau vụ tai nạn xảy ra, người dân đã nhanh chóng đưa các em đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa TP Việt Trì. Tuy nhiên đến 11h 30 cùng ngày, 3 em đã tử nạn, 5 em còn lại đang trong tình trạng nguy kịch...
Với quá nhiều nguy hiểm rình rập ở trường, trên đường đến trường làm cho đôi khi đường đến trường học trở thành địa ngục. Những tác động ngoại cảnh như tai nạn giao thông có thể khó đoán biết được, còn với những kiểu hành xử côn đồ của học sinh trong trường, giữa học sinh với nhau rõ ràng là hồi chuông cảnh báo về đạo đức xuống cấp của nhiều em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Để con đường đến trường của các em không là "đường đến địa ngục", hơn ai hết, đó chính là sự quan tâm giáo dục của chính gia đình các em.
Lam Nguyên
Lam Nguyên
0 comments:
Post a Comment