Người biểu tình đã xuống đường ở Cairo, Alexandria, Suez và nhiều nơi nữa, đụng độ với lực lượng an ninh trong một vài vụ bạo động tệ hại nhất kể từ khi xảy ra vụ nổi dậy hồi tháng Giêng và chỉ hơn 1 tuần sau khi các cuộc bầu cử quốc hội dự trù bắt đầu.
Một người biểu tình cho biết họ sẽ bắt đầu lại cuộc cách mạng, vì nó chưa chấm dứt. Người này nói đây chỉ là tiếp nối của cuộc cách mạng chưa kết thúc chứ không phải là cuộc cách mạng thứ nhì.
Suốt ngày, cảnh sát đã bắn hơi cay mắt và đạn mã tử vào những người biểu tình ném đá ở thủ đô, trong khi hai bên thay phiên nhau nắm quyền kiểm soát quảng trường.
Trong khi cảnh sát ban đầu lãnh đạo cuộc tấn công, nhưng chính giới hữu trách quân đội – Hội đồng Quân lực Tối cao mới là nguyên do khiến người biểu tình phẫn nộ. Họ tức giận vì điều mà họ coi là các nỗ lực của Hội đồng này muốn nắm quyền chính trị ngay cả dưới một chính phủ dân sự cũng như muốn tự đặt mình ra ngoài vòng kiềm tỏa của giới dân sự.
Người biểu tình này muốn biết vì sao quân đội lại có hành động như thế. Người này nói rằng họ đến đây hôm nay và ngày mi để đòi dân chủ và không muốn quân đội đứng trên nhân dân. Họ chỉ cần có dân chủ.
Trong những ngày vừa qua, Hội đồng Quân lực Tối cao đã duyệt lại lập trường đối với vai trò của quân đội trong tương lai. Nay quân đội nói rằng điều được gọi là đề xuất Selmi không có có tính cưỡng hành.
Chính phủ đã triệu tập một phiên họp khẩn tối qua để thảo luận về tình hình bạo động. Giới hữu trách nói các cuộc bầu cử, được tổ chức lần đầu tiên từ sau vụ nổi dậy, sẽ được xúc tiến theo đúng kế hoạch. Nhưng một số người biểu tình lo ngại rằng giới cầm quyền quân đội cố ý khiêu khích bạo động để họ có thể đình hoãn cuộc bầu cửa và kéo dài thời gian nắm quyền.
Bất kể tình huống ra sao, tiến trình kéo dài hơn 3 tháng để bầu ra một quốc hội, và kéo dài tới cả năm để phác thảo một hiến pháp mới và chỉ sau đó mới tổ chức bầu cử tổng thống, đã khiến nhiều người trong đám đông nhất mực đòi quân đội phải từ bỏ quyền hành ngay lập tức.
Các khẩu hiệu của đám đông, đòi lật đổ chế độ, lập lại những khẩu hiệu đã được đưa ra trong vụ nổi dậy đã đưa quân đội ra nắm quyền, có điều là lần này, người biểu tình muốn đẩy chính những người đã thay thế cựu Tổng thống Hosni Mubarak ra khỏi quyền lực.
Bạo động bắt đầu hôm thứ Bảy, khi cảnh sát tiến vào giải tỏa Quảng trường Tahrir bị mấy trăm người chiếm đóng sau một cuộc biểu tình chống chính phủ hôm thứ Sáu. Vụ trấn áp đã thu hút hàng ngàn người khắp thủ đô góp phần chống lại vụ tấn công.
0 comments:
Post a Comment