Sunday, February 20, 2011

Thời của người cùng khổ

Chấn Minh - Các anh Mohamed Bouazizi của Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện, Cam Bu Chia, và Lào: chúng tôi đợi anh, dù chúng tôi không biết anh sẽ đến từ góc phố nào. Chúng tôi sẽ không thể biết bằng cách nào anh sẽ mãi mãi lìa xa chúng tôi. Nhưng chúng tôi biết chắc sẽ có một ngày anh đến, sẽ có ngày chúng tôi khóc anh, và ngày sau, sẽ là ngày chúng tôi làm cho chúng khóc, những kẻ đã hại anh!…

1. Tarek Al-Tayyib Ibn Mohamed Bouazizi

Tarek Al-Tayyib Ibn Mohamed Bouazizi, còn được gọi là Mohamed Bouazizi, là một thanh niên 26 tuổi vào năm 2011(1). Anh sinh ra và lớn lên ở Sidi Bouzid, một thành phố nhỏ và cũng là thủ đô của một tiểu bang cùng tên ở phía bắc nước Tunisia. Ở Sidi Bouzid, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 30%. Do đó, bố anh đã tha huơng cầu thực, lao động trong ngành xây dựng ở Lybia, một nước láng giềng. Làm việc nặng nhọc, ăn uống thất thường, bố anh đã chết vì tai biến tim khi anh vừa mới lên ba. Mẹ anh tái giá với một người em của bố anh. Ông chú/bố ghẻ mới này vì hay đau ốm đã không có thu nhập đều. Là người con trai cả trong một gia đình có sáu người con, anh sớm phải bỏ học, đi làm việc kiếm thêm tiền giúp bố mẹ ngay từ lúc mới lên muời.

Anh là một người bán hàng rong. Lúc đầu, anh đẩy một chiếc xe cút kít chất đầy rau cải tươi và trái cây và chào hàng trên các đường phố Sidi Bouzid. Những năm tháng sau này, anh mua được một chiếc xe kéo tay lớn hơn và có khả năng giúp anh bán được nhiều hơn. Anh bán hàng trong sự hạch sách và đe dọa thường trực của các lực lượng công an cảnh sát thành phố. Nhiều lần, toàn bộ rau cải tươi và trái cây trên chiếc xe cút kít èo uột đã bị tịch thu. Lý do chính thức là anh đã bán hàng rong không có giấy phép. Lý do đích thực là anh đã không có tiền hối lộ các nhân viên công lực. Dù rằng, theo ông Giám Đốc Sở Quản Lý Lao Động Và Các Nghề Tự Do của thành phố, nhà nước không hề đòi hỏi phải có giấy phép mới được bán hàng rong.

Ngày 17 tháng 12 năm 2010 là một ngày định mệnh. Buổi sáng ngày đó, anh đã mua chịu rau cải và trái cây trị giá khoảng 200 USD – một số tiền lớn đối với đa số cư dân thành phố Sidi Bouzid. Anh muốn bán hết mớ rau cải và trái cây này để kiếm nhiều tiền lời hơn, trả được tiền học cho em gái, và dành dụm chút ít để từ từ thục hiện uớc mơ lớn nhất đời anh, là mua một xe thùng có thể chuyên chỡ và bán nhiều hàng hơn. Anh vừa tìm đuợc chổ đậu tốt cho xe kéo, vừa bày hàng xong, thì bà F. Hamdi, 45 tuổi, một nhân viên công lực của thành phố xuất hiện. Bà Hamdi ra lệnh tịch thu toàn bộ rau cải và trái cây của anh vì tội danh buôn bán hàng rong không giấy phép. Nói là làm, bà và hai cọng sự viên ném rau cải và trái cây trên xe kéo, và cả cái cân điện tử cũa anh, tung tóe xuống mặt đường. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. Bà Hamdi còn đích thân tát vào mặt anh, khạc nước miếng vào mặt anh, và mắng nhiếc xúc phạm đến cả bố anh, một người đã quá cố. Hai vị cọng sự viên của bà có mặt tại đó cũng đã xúm lại giúp bà thẳng tay đánh đập anh. Không ai biết anh đã có thương tích trên người gì sau trận đòn hội chợ đó. Không ai biết anh đã nghĩ gì sau sự cố đầy bi thương và nhục nhã đó. Chỉ biết, trong vòng một, hay hai giờ sau,vào lúc 11:30 sáng, sau khi anh đã đến công thự nơi làm việc cũa ngài Thống Đốc bang Sidi Bouzid, sau khi anh đã đòi người ta cho anh gặp ông ta để khiếu nại, và sau khi anh đã bị đuổi ra vì không ai chịu tiếp anh, anh đã mang một thùng xăng (có nguồn nói là hai thùng nhỏ chứa dầu làm loãng sơn), tưới hết xăng trong thùng vào mình, đứng thẳng trên lề đường ngay trước cỗng chính vào công thự đó, và bật lên một ngọn lửa.

Anh chết sau 18 ngày hấp hối vì bị cháy toàn thân vào lúc 5:30 chiều thứ Ba ngày 4 tháng Giêng 2011. Theo tục lệ Hồi Giáo, anh đuợc chôn cất ngay vào ngày hôm sau. Một đám đông trên năm ngàn người tham dự cuộc tuần hành tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Garaat Bennour cách Sidi Bouzid mười dặm. Từ trong đám đông đó, đã vang lên tiếng hát: ”Vĩnh biệt anh, Mohamed! Chúng tôi sẽ trả thù cho anh! Hôm nay chúng tôi khóc anh. Ngày mai, chúng tôi sẽ làm cho chúng khóc, những kẽ đã hại anh chết!

”Tiếng hát đó nay đã trở thành hiện thực.

Vào ngày 13 tháng Giêng 2011, sau từng loạt từng loạt biểu tình tại thủ đô và nhiều tỉnh lớn cửa Tunisia, với sự tham gia của hàng chục ngàn người khích động bởi cái chết thương tâm của anh, ông Zine El Abidine Ben Ali, 75 tuổi, tổng thống thứ nhì của Tunisia từ năm 1987, đã đột ngột tháo chạy cùng gia đình tới Saudi Arabia. Theo nguồn tin tình báo Pháp, họ đã ra đi với 1.4 tấn vàng trị giá 45 triệu Euro được rút ra một cách bất hợp pháp từ Ngân Hàng Quốc Gia Tunisia(2). Vào ngày 15 thánh Giêng 2011, với sự hỗ trợ của Tòa Án Hiến Pháp Tunisia, ông Fouad Mebazaa, đương kim Chủ Tịch Nghị Viện, tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời. Ông ta sẽ có từ 45 đến 60 ngày để tổ chức một cuộc tổng tuyển cử bầu chọn một tỗng thống mới cho Tunisia.(3)

Zine El Abidine Ben Ali(4), thường được biết là Ben Ali, là một cựu sĩ quan trong quân đội Tunisia từ thời nước này là một thuộc địa Pháp. Ông đã tốt nghiệp các trường huấn luyện sĩ quan Saint-Cyr và Pháo Binh Chalon-sur-Marne danh tiếng của Pháp, và trường Tình Báo Quân Sự Cao Cấp của Mỹ ở bang Maryland. Ông đã từng làm Tổng Giám Đốc An Ninh Quốc Gia của Tunisia trước khi lên chức Bộ Trưởng Nội Vụ trong chính phủ Habib Bourguiba, vị tổng thống đầu tiên của Tunisia sau ngày Pháp trao trả độc lập. Từ chức vụ này, và lợi dụng thời cơ tổng thống Habib Bourguiba sức khỏe yếu kém và các nhóm Hồi Giáo cực đoan đang đe dọa cướp chính quyền, Ben Ali đã dàn dựng thành công một cuộc cách mạng không đổ máu, loại trừ được Habib Bourguiba, và bước lên ghế tổng thống. Nắm chặt bộ máy cảnh sát công an và nội vụ, ông đã “tái đắc cử” tổng thống năm lần, và liên tục cai trị với một bàn tay sắt nước Tunisia trên 24 năm. Ông đã thẳng tay đàn áp đối lập và giới hạn các tự do cơ bản của người dân. Vì kiên định trong chính sách đối ngoại thân Tây Phương chống khối cọng sản và chính sách đối nội chống Hồi Giáo cực đoan, ông đã được Tây Phương tích cực hỗ trợ về mặt chính trị đối nội cũng như đối ngoại,và viện trợ dồi dào về các mặt kinh tế, an ninh nội chính, và quân sự.

Tuy nhiên, một trong những thành tựu lớn nhất của Ben Ali cùng với đại gia đình của ông ta là đã tạo dựng đuợc một tài sản khổng lồ mà cho đến ngày hôm nay vẫn chưa ai có thể định giá chính xác được. Đài BBC đã tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn và liệt kê tài sản của Ben Ali và gia đình trong bảng tổng kết trình bày ở dưới(5) , và đã đi đến kết luận là ông ta và gia đình có khả năng kiễm soát được từ 30% đến 40% toàn bộ nền kinh tế Tunisia, một nước 10 triệu dân với Tổng Sản Lượng Quốc Gia là USD 39.561 tỷ vào năm 2009.

Mạng Lưới Kinh Doanh Của Cựu Tỗng Thống Tunisia, Ben Ali Và Đại Gia Đình
Tài Sản các con Ben Ali với người vợ thứ nhất
Tên, người phối ngẫu Quan hệ Tài sản
Dorsaf, vợ Slim Chiboub Con Gái Dược phòng, bất động sản, Cơ sở phân phối hàng hóa, siêu thị
Cyrine, vợ Marouane Mabrouk Con Gái Đại lý bán xe Mercedes, Ngân Hàng Á Rập Quốc Tế Tunisia, Đài phát sóng FM Charms, các siêu thị Geant và Monoprix, Internet, các công ty cung cấp dịch vụ internet và vô tuyến truyền thông.
Ghazoua, vợ Slim Zarrouk Con Gái Các xí nghiệp chất dẻo, các cơ sở tài chính, giao keo bảo trì các phi trường ở Tunisia
Tài Sản Gia đình Leila Trabelsi, người vợ thứ hai Ben Ali
Belhassen Trabelsi Anh vợ Ngân Hàng Tunisia, Khách Sạn, Hãng hàng Không Karthago, các công ty trong các ngành Radio và TV, xi măng, đường tinh lọc, đại lý bán xe Ford.
Mourad và Moncef Trabelsi Anh vợ Xuất khẩu cá ngừ, độc quyền đánh cá trên Hồ Tunis, dầu khí
Imed Cháu vợ Các công ty trong ngành Xây dựng, chuyên chở; cơ sở sản xuất tiếp thị Bricorama (đồ tiêu dùngtrong nhà)
Tài sản các con Ben Ali với người vợ thứ nhì, Leila Trabelsi
Nesrine, chồng là Sakhr el-Materi Con gái Ngân hàng Zitouna ; hãng bán xe Ennakl ; các công ty trong ngành báo chí truyền thông; du lịch; xây dựng, diện thoại; nông nghiệp
Halima, đã đính hôn với cô Mehdi Ben Gaied Con trai Đại lý bán xe hơi Stafim (nhập khẩu xe Peugeot)
Mohamed (sáu tuổi) Con trai Người thừa kế (ra đời lúc Ben Ali được 69 tuổi) – sản nghiệp đang được bố mẹ gầy dựn

Khi so sánh toàn bộ tài sản của đại gia đình ông Ben Ali và chiếc xe kéo rau cải và trái cây của anh Mohamed Bouazizi, không một ai còn có một chút công tâm mà không công phẫn. Và, không thể không phân vân tự hỏi: Phú quý quyền lực tột cùng như thế, tại sao cuối cùng vẫn phải thua?

Có rất nhiều cách trả lời câu hỏi trên, nhưng một câu trả lời ngắn gọn là: vào thập niên thứ nhì của thế kỷ thứ 21, chúng ta đã thực sự bước vào thời của những người cùng khổ.

2- Người Cùng Khổ

Người cùng khổ đã luôn luôn hiện diện trên địa cầu này kể từ khi có con người. Họ là những người sống trong nghèo đói và bịnh tật. Họ là những người thuộc mọi thành phần, tuổi tác, và trình độ học vấn nhưng vì những lý do hay hoàn cảnh nào đó, đã bị bỏ ra ngoài rìa của xã hội, đã không thể nắm lấy được những cơ hội thăng tiến và chuyển đổi để vươn lên, và do đó đã rơi vào những ngõ cụt kinh tế hoặc chính trị. Họ là những người mà nhân phẩm và các quyền làm người cơ bản nhất thường xuyên bị nhà nước và những chủ nhân chà đạp. Họ là những người bị cô lập, bị hiếp đáp và bóc lột về mọi mặt lao động, vật chất, và tinh thần mà không có cơ hội hay khả năng chống lại để tự bảo vệ lấy mình một cách hữu hiệu.

Lịch sử các vận động nhằm lại giành cho người cùng khổ nhân phẩm và các nhân quyền cơ bản gắn liền với quá trình dân chủ hóa toàn cầu. Nếu không kể sự thành công của quá trình này tại các nước tiền tiến đã phát triển tại Tây Phương vào thời kỳ cận đại, quá trình dân chủ hóa toàn cầu trong ba thế kỷ qua là lịch sử của các cuộc cách mạng dân chủ đã xảy ra trên ba thế kỷ qua: tại Pháp, vào năm 1789, Nga Sô, 1917, Trung Quốc, 1949, Việt Nam, 1945, Ai- Cập, 1952, Nam Dương, 1967, Iran, 1979, vv… và vv…. Những cuộc cách mạng này chủ yếu vẫn là những cuộc “cách mạng bị phản bội”(6). Bởi vì, sau khi loại trừ các chế độ đã áp bức những người cùng khổ, trong một thời gian tương đối ngắn, đã hiện ra những chế độ độc tài toàn trị cũng áp bức, cũng bóc lột, và cũng sắt máu không kém hay thậm chí còn khắc nghiệt hơn những chế độ vừa bị lật đổ hàng ngàn hàng vạn lần.

Tình trạng trên đã xảy ra vì một lý do tương đối giản dị: tập thể những người cùng khổ là một khối người tương đối ô hợp, không có các thông tin chính xác về những gì đang xảy ra liên quan đến họ, không có lãnh đạo thống nhất, dễ giao động, và dó đó dễ bị lôi cuốn lợi dụng, và, khi bị lợi dụng, họ sẽ phải trả một giá rất đắt. Tập thể người cùng khổ thực sự chỉ có hai vũ khí: số đông, và khả năng tạo sức ép chính trị hay xã hội khi họ đồng loạt xuống đường biểu dương lực lượng. Trên ba trăm năm qua, những nhà cách mạng chuyên nghiệp – cọng sản hay không cọng sản – chính là những người đã có khả năng “vận dụng tài tình” hai vũ khí trên của những người cùng khổ ngõ hầu lèo lái các cuộc cách mạng được tiến hành nhân danh họ vào những ngõ cụt phản trắc. Để cướp chính quyền, họ đã thuyết phục được người cùng khổ xuống đường đem thân mình đỡ dùi cui, roi gậy và súng đạn của kẻ áp bức, hay lao mình vào chiến trường để mãi mãi hy sinh. Khi cách mạng thành công, để hành xử quyền lực nhằm phục vụ cho quyền lợi nhóm đảng hay quyền lợi cá nhân, họ đã không nhân nhượng khi phóng tay tạo dựng các tai họa nhân tạo ví dụ như các nạn đói có khả năng giết hàng triệu người cùng khổ trong một thời gian ngắn, hay dồn họ vào các trại tập trung cải tạo, hay lùa họ vào các vùng kinh tế mới, hay xô dạt họ ra biển cả mênh mông, để trấn áp, để trực tiếp tàn sát, hay để mượn tay thiên nhiên giết họ. Chỉ riêng cho các cuộc cách mạng cọng sản nhằm giải phóng “các nô lệ thế gian…và những ai cực khổ cơ hàn,”(7) ta có những con số kinh hồn sau đây về những người cùng khổ đã bị giết hại: (8)

  • 65 triệu người ở Trung Quốc
  • 20 triệu người ở Liên Sô
  • 2 triệu người ở Cam Bu Chia
  • 2 triệu người ở Bắc Hàn
  • 1.7 triệu người ở Phi Châu
  • 1.5 triệu người ở Afghanistan
  • 1 triệu người ở các nước cọng sãn Đông Âu
  • 1 triệu người ở Việt Nam
  • 150,000 người ở Châu Mỹ La Tinh
  • 10,000 người, qua hoạt động nổi dậy của các phong trào và đảng cộng sản không cầm quyền

Vì sao nên nỗi? Vì sao người cùng khổ đã liên tục bị lợi dụng và do đó đã thất bại trong các nỗ lực cải thiện số phận của họ? Vì sao, ba trăm năm qua đã không phải là thời của người cùng khổ? Có rất nhiều cách trả lời các câu hỏi trên. Nhưng, nếu nhìn sự việc ở mức độ căn bản nhất, người cùng khổ sở dĩ đã thất bại là vì họ đã không đồng thời và liên tục tranh đấu trước và nhất là sau khi cách mạng đã thành công để thực hiện và bảo vệ được cả ba vế “của dân”, “do dân”, và “vì dân”, như đã đề ra trong câu nói lịch sữ của ông Abraham Lincoln, tổng thống thứ 16 của nước Mỹ trong bài diễn văn đọc tại Gettysburg vào ba giờ chiều ngày thứ Năm 19 tháng Chín năm 1863: “…Cho quốc gia này, dưới Thượng Đế, sẽ sinh ra được một nền tự do mới, và chính quyền của dân, do dân, và vì dân, sẽ không hư mất trên địa cầu.”(9) Tập thể người cùng khổ đã không thể làm như vậy được – tức là thực hiện và bảo vệ được cả ba vế “của dân”, “do dân”, và “vì dân” trong các cuộc cách mạng trên ba thế kỷ qua – vì một lý do tương đối dễ hiểu: không một ai trong tập thể của họ có các thông tin đầy đủ và cấp thời về những người đang đứng ra lãnh đạo họ, về các mục tiêu đích thực, sâu xa, và thầm kín của những gì mà các người lãnh đạo muốn họ phải làm. Khi không biết chính xác những gì các nhà lãnh đạo của họ làm là cho ai, là của ai, là vì ai, tập thể người cùng khổ chỉ có thể phản ứng như là một đám đông dễ bị khích động và do đó sẽ hành động theo cảm xúc, theo giòng máu nóng, theo con tim bồng bột.

Trong các cuộc cách mạng cọng sản nhằm lật đổ được các chế độ áp bức thực dân phong kiến, nguời cọng sãn đã xử dụng các phương pháp quản lý và huy động đám đông tinh vi, các luật lệ cai trị rừng rú tàn bạo, những ngôn từ hoa mỹ gian dối dựng lên đuợc bánh vẽ một chính thể tương lai “tự do dân chủ gấp trăm, gấp ngàn, gấp vạn lần những chính thể gọi là tự do đân chủ tư bản của Tây Phuơng”, theo thuật ngữ của cọng sản Hà Nội, và do đó đã nhanh chóng loại bỏ được ngay từ những phút giây đầu tiên cũa cuộc cách mạng mọi tiếng nói trung thực xuất phát từ người cùng khổ. Từ khởi điểm đó, họ đã tạo dựng đuợc một chế độ mà thực chất chỉ là đại diện cho ý thức hệ cọng sản và một vài đảng viên cao cấp nhất trong đảng mà thôi. Tương tự, các cuộc cách mạng không cọng sản nhằm lật đổ một chế độ áp bức, tiên khởi có thể đã do dân và vì dân, nhưng rốt ráo vẩn chưa hề là cũa dân vì chỉ nhắm vào phục vụ quyền lợi của những người cầm quyền bất kể người dân sống hay chết ra sao. Khi người dân, khi người cùng khổ đã thấm đòn, đã hiểu được những ý đồ gian ác của những người đã được họ tin tưỡng và chấp nhận trong những vai trò lảnh đạo, thì đã quá muộn. Ba trăm năm qua, đã không thể nào có được thời của người cùng khổ.

Tuy nhiên, nếu đi ngược dòng những phân tích trên, nếu nhìn ngược lại, ta sẽ thấy thời của người cùng khổ sẽ có thể đến đuợc khi họ có khả năng a) nhanh chóng biết được những âm mưu của nhưng nhà nước họ đang đối đầu và những toan tính bất lương của những người đang lảnh đạo họ, và b) liên tục tự mình vận dụng được số đông và khả năng tạo sức ép để tạo dựng được một không gian chính trị và xã hội trong đó mọi quyết định, mọi sinh hoạt nếu muốn thật sự đuợc chấp nhận bởi đại chúng và thành công phải có hậu thuẫn của đại đa số quần chúng, phải đạt được cả ba yếu tố “của dân”, “do dân”, “vì dân.”

3- Mạng, Điện Thoại Di Động, Và Máy Tính

Bước vào thập niên thứ nhì của thế kỷ thứ 21, đã có những chỉ dấu là người cùng khổ đã bắt đầu có hai khả năng vừa nêu lên. Khác hẳn với những người cùng khổ trước họ, người cùng khổ vào thập niên thứ nhì của thế kỷ thứ 21 có hai dụng cụ tương đối rẻ tiền mà từ trước đến nay, chưa hề nằm trong tay bất cứ người cùng khổ nào. Hai dụng cụ đó là điện thoại di động và máy tính cầm tay hay cố định. Với điện thoại di động, qua các chức năng nói chuyện trực tiếp hay gửi nhhững tin ngắn cho một hay nhiều người cùng một lần, những cuộc biểu tình bỏ túi với vài chục người hay những cuộc biểu tình khổng lồ huy động được hàng chục ngàn người đều có thể tổ chức được trong khoảng khắc. Với các điện thoại di động cao cấp có chức năng truy cập mạng, chụp hoặc quay và gởi hình hay mẩu phim ngắn, những thông tin xác thực về các sự cố xảy ra bất cứ ở đâu đều có thể truyền đạt đến đám đông vào tốc độ ánh sáng. Và với máy tính, người cùng khổ có thể truy câp hầu hết các kiến thức tự cổ chí kim của nhân loại, bới tìm được bí mật thầm kín nhất của các chính quyền, các doanh nghhiệp, các tổ chức, và ngay cả một cá thể. Không những thế, họ còn có quyền tuyệt đối tự do phát ngôn mà không bị thông qua bất cứ hình thức kiểm duyệt nào. Với hai dụng cụ trên, một nền dân chủ có sự tham gia của mọi người có thể hiện thành. Trong một cuộc cách mạng đang tiến hành trên đuờng phố, với hai dụng cụ trên hỗ trợ cho các phương pháp truyền thông cổ truyền nhưng chỉ công hiệu trong môt khoảng không gian nhỏ – các phương pháp như rỉ tai hay hò hét qua các loa phóng thanh - ai ai cũng có thể đánh giá các đề nghị hay vụ việc trước mắt, và chia sẽ ngay lập tức nhửng nhận định và đề nghị của mình cho mọi người khác mà không bị giới hạn bởi thời gian hay không gian.

Điện thoại di động và máy tính đã chỉ xuất hiện và trở nên phổ cập từ những thập niên cuối của thế kỷ thứ 20. Khả năng của hai dụng cụ đó như đã mô tả chỉ có đuợc khi có mạng lưới truyền thông điện toán toàn cầu mà nay ta biết đến là mạng internet, các đường dây điện thoại viển liên trực tuyến và vô tuyến, và nhất là, các nhu liệu ứng dụng và các dịch vụ truyền thông trên mạng internet. Chính các nhu liệu ứng dụng và dịch vụ này đã giúp nối kết các người cùng quan tâm về một vấn đề, cùng chí hướng, cùng quan điểm và sở thích, qua các mạng lưới xã hội có khả năng giúp họ, dù chưa hề quen biết, truyền đạt cho nhau các thông tin điện tử đa dạng và tức thời. Trong những nhu liệu ứng dụng và dịch vụ này đã triển khai trên mạng phải kể đến:

- Twitter, một nhu liệu ứng dụng có khả năng giúp cho một người tức thời thông báo cho một nhóm người khác, gọi là những người “theo dõi”, biết được người đó đang làm gì, muốn làm gì chung với họ, qua diện thoại di động hay là máy tính. Hiện nay có trên 150 triệu người dùng Twitter trên thế giới

- Facebook, nhu liệu ứng dụng mạng có khả năng giúp những người có quan hệ bè bạn, huyết thống, hay quan tâm về cùng một vấn đề, có những chí hướng, quan điểm, sở thích tương tự trao đổi tin tức hay hình ảnh. Hiện nay có trên 600 triệu người dùng Facebook trên thế giới

- YouTube, nhu liệu ứng dụng cho phép người xử dụng chia sẻ với bất cứ ai trên địa cầu này các phim ảnh về bất cứ tiết mục gì mà họ có thể thu hình được, nhất là các biến động thời sự chính trị. Hiện nay có trên 40 triệu người đã đang ký dùng YouTube trên thế giới.

- Các nhu liệu truy cập mạng miễn phí như Google và Bing.

- Các hệ thống điện thư hoàn toàn miễn phí như Gmail, Yahoo Mail, vv và vv…

- Các trang mạng hoàn toàn miễn phí có khả năng giúp bất cứ cư dân mạng nào dù không biết gì về thảo trình nhu liệu cũng có thể nhanh chóng thiết kế và tung lên mạng một trang mạng, gọi là weblog, để trình bày các ý kiến cá nhân của mình.

Vào thời điểm này, hệ thống mạng internet toàn cầu, các đường dây điện thoại viển liên trực tuyến và vô tuyến, các nhu liệu mạng ứng dụng như đã liệt kê, và đương nhiên các điện thoại di động và các máy tính trong tay những người cùng khổ, đang tạo nên được những mạng lưới xã hội rộng lớn, chằng chịt và có khả năng theo dỏi và dóng lên được những báo động tức thời và đúng lúc về mọi hành động của bất cứ chính quyền nào. Khả năng của các phương tiện truyền thông trên đang ngày càng được tăng cường và phát triển. Ví dụ, vào ngày 31 tháng Giêng 2011, ba công ty: Twitter, Google and SayNow (vừa được Google mua), đã tung lên mạng internet một nhu liệu ứng dụng tên là SayNow (Nói Ngay!) nhằm cung cấp một dịch vụ miễn phí giúp cho bất cứ ai cũng có tweet, tức là thể gởi một thông điệp ngắn (gọi là tweet) cho các người khác. Để làm như thế, họ chỉ cần gọi và để lại thông điệp đó tại các số điện thoại quốc tế miễn phí sau đây: +16504194196 hay +390662207294 hay +97316199855. Sau khi thông điệp được ghi nhớ vào các số điện thoại đó, nhu liệu SayNow sẽ biến thông điệp thành một cái tweet tại hashtag #egypt. Người muốn nghe thông điệp này chỉ cần gọi một trong ba số diện thoại đã dẫn hoặc, nếu có nối kết vào mạng internet, thì vào twitter.com/speak2tweet. Trong tương lai gần (2 đến 5 năm), diện thoại và máy tính sẻ hợp nhất thành một dụng cụ cầm tay bỏ túi. Trong tuơng lai xa (5 đến 10 năm) qua hệ thống điện toán mạng mây (cloud computing), các dữ liệu, các thông tin, các nội dung đều sẽ được lưu trữ tại các máy chủ trên đám mây mạng mà không ai có thể trực tiếp đánh phá đuợc.(10)

Vào năm 2010, 72.6% dân số thế giới đã có điện thoại di động. (11) Theo ước tính của Forrester Research, địa cầu hiện nay có trên 1 tỷ máy tính, với dự phóng sẽ tăng lên 2 tỷ vào năm 2015. Số máy tính bán ra đuợc từ đầu năm 2011 ước tính đã lên đến trên 30 triệu đơn vị vào đầu tháng Hai 2011.(12) Đối với các chế độ độc tài toàn trị cọng sản hay không cọng sản, sự phát triển của mạng internet, hệ thống điện thoại di động toàn cầu, các nhu liệu ứng dụng và các dịch vụ giúp các thông tin giửa nguời và người luân lưu không giới hạn là một diễn biến rất đáng lo ngại. Do đó, đã không có gì ngạc nhiên khi có sự kiện các nước này đã theo dõi, giới hạn, và kiểm soát rất kỹ càng việc xử dụng mạng internet trong nước họ qua các đầu tư lớn lao về tổ chức, nhân sự và thiết bị, ngay từ những ngày đầu tiên cũa mang internet. Bản đồ dưới đây của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới tô đỏ các quốc gia nay đang kiểm soát mạng internet rất chặt chẻ. Các quốc gia được tổ chức này đánh giá là thù nghịch với mạng internet là Bắc Hàn, Cuba, Iran, Miến Điện, Saudi Arabia, Trung Quốc, Tunisia, Turkmenistan, Uzbekistan, và Việt Nam (13).

Trận chiến nhằm dành mạng internet cho người xử dụng internet – còn gọi là trận chiến cho sự trung lập cũa mạng internet – hiện nay đang diễn ra trên hầu hết các các diễn đàn như Liên Hiệp Quốc và quốc hội các nước Tây Phương tiền tiến và nhiều nước đang phát triển. Đối tượng các tranh cãi, hay là cốt lỏi của trận chiến là, ai có thể và do đó có quyền kiểm soát lưu lưọng và nội dung các thông tin xuất hay nhập mạng internet: các công ty sở hửu chủ các đường dây viển thông tạo thành “cột sống” của mạng internet, các công ty quản lý hay thuê các đuờng dây đó, chính quyền các quốc gia mà những đường dây đó chạy ra chạy vào, các tổ chức quốc tế phi quốc gia như Liên Hiệp Quốc, hay là không ai cả? Trận chiến này đã bắt đầu. Nhiếu quốc gia đã liên minh, nhiều khối nhóm phi quốc gia đả được thành lập dựa trên các yếu tố như quyền lợi thương mại, xu thế chính trị, hay lý tưởng chung. Duới góc nhìn của bài viết này, trận chiến cho sự trung lập của mạng internet có thể xem như là một trong những trận chiến cuối cùng và quyết định ai thắng ai giữa các nhà nước độc tài chuyên chế đảng trị đang ngự trị trên hơn một nửa nhân loại, và các thế lực dân chủ toàn cầu nhằm bảo vệ các nhân quyền cơ bản của con người dù bất cứ ở đâu trên địa cầu này. Và, nói theo ông Tim Berners-Lee, người đã phát minh ra mạng internet vào tháng Chín năm 1990, vì hiện nay “mạng internet cần thiết cho quyền tự do ngôn luận hơn bất cứ gì khác” chúng ta tuyệt đối phải “quan tâm đến và tìm mọi cách bảo vệ mạng internet.”(14)

4 – Thời Của Người Cùng Khổ

Và như thế, bước vào thập niên thứ nhì của thế kỷ thứ 21, người cùng khổ đã không còn là một khối người yếu kém, cô lập, và bất lực về các mặt chính trị và xã hội trong những đất nước mà họ đang sinh sống. Trái lại, vận dụng được các dụng cụ mà nền kinh tế mở tại các nước dân chủ tiền tiến đã mang lại cho nhân loại, trên từng nước từng nước nơi mà nguời cùng khổ cư ngụ, họ đã từ từ đổi chuyển và trở thành những khối người có ý thức và kiến thức chuẩn xác về những vấn đề gây cho họ bức xức. Họ đã trở nên rất nhạy cãm và xót xa về những xâm phạm đến phẫm giá họ và đồng loại. Họ đã trở thành những người rất hiễu biết về cội nguồn và hành trạng những kẻ đã và đang gây nên sự cùng khổ của họ. Và nhất là, họ vẫn còn có số đông tuyệt đối nhưng với khả năng chia sẽ tức thời cho nhau những lời nói, những bài viết, và những hình ảnh có thể thay đổi được lòng người, có thể biến tri thức thành những vận động tức nước vỡ bờ.

Trong ba muơì ngày ngắn ngủi, ta đã thấy những người cùng khổ tại các nước Á Rập thành tựu những gì mà ba muơi mốt ngày trước không một ai đã có thể tưởng tượng được:

- Trong 18 ngày, tại Tunisia, họ đã khiến cho tổng thống Ben Ali, nhà độc tài đã khống chế và bóc lột họ suốt 24 năm phải tháo chạy.

- Trong 10 ngày, tại Ai-Câp, họ đã ép đuợc tổng thống Hosni Mubarak, 82 tuổi, người đã cai trị họ cũng với một bàn tay sắt suốt 32 năm qua, phải tuyên bố công khai là sẻ không ra ứng cử nửa. (Tuy thế, tình hình Ai-Cập vẫn rất phức tạp và đang còn biến chuyển rất nhanh)

- Trong 7 ngày chỉ với vài nhúm người biểu tình lẻ tẻ, nhà vua nước Jordan đã phải tự ý cách chức nội các và thành lập một chánh phủ “cải tổ” mới.

Vào những giờ phút này, vào thập niên thứ nhì của thế kỷ thứ 21, những gì chúng ta đang nhìn thấy được chính là thời của 44.4 triệu người cùng khổ ở thế giới Á-Rập tại Trung Đông và Bắc Phi.

Nhưng chúng ta có thể nhìn xa hơn.

Hảy cùng nhìn về phương Đông nơi mà những chế độ toàn trị cọng sản hay quân phiệt vốn dĩ thập phần khắc nghiệt hơn những chế độ chuyên chế tại thế giới Á-Rập vẫn còn tồn tại. Hảy nhìn về Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện, Cam Bu Chia, và Lào. Hảy nhìn về những nuớc đó, nơi mà tổng số người cùng khổ với thu nhập cho mổi đầu người không vượt quá lằn mức USD 2.00/ngày lên đã đến hơn 1.5 tỷ người (Xem bảng thống kê đuới đây, tổng số cho Đông Á và Thái Bình Dương, và Trung Quốc.)(15)

Vào thập niên này – hay ngay cả những thập niên sau, điều này thật sự không quan trọng trong chiều dài và chiều sâu của lịch sử – tại những vùng đất này, tại Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện, Cam Bu Chia, và Lào, khi số máy tính có nối kết vào mạng, khi số điện thoại đi động, khi ý thức và khát vọng tự do đã lên tới một mức độ nào đó, tất yếu sẽ có những vận động của các khối người cùng khổ tại đó nhằm tự giải phóng lấy mình ra khỏi số kiếp mà họ đang sống. Khi các vận động đó mở màn, sẽ không có một ai có thể tưỡng tượng, hay dự phóng được, bất cứ chi tiết cụ thể nào về những gì sẽ xảy ra. Tối thứ Tư mùng 2 tháng Giêng 2011, ông Brian Williams, Giám Đốc Điều Hành NBC News đang công tác tại Cairo, thủ đô Ai Cập, đã nói trong kinh ngạc, khi trả lời ông Charlie Rose, một nhà bình luận và phỏng vấn nổi tiếng, về diển biến tình hình Ai Cập: “Không, không ai có thể, dù họ là những chuyên gia lỗi lạc nhất về Ai-Cập, tiên đoán những gì sẽ xảy ra. Nếu, ngày hôm qua, anh nói cho tôi sẽ có những người cuỡi ngựa chạy vào và dùng roi quất những người biểu tình hiền lành bất bạo động, và những con ngựa này sẽ bị quật ngã xuống; sẻ có những nguời cuỡi lạc đà chạy vào, và những con lạc đà này và những người cuỡi nó cũng sẽ bị tấn công; và những người bị thương sẽ bị tấn công và đánh đập khi họ tìm cách rời mặt bằng tạm thời của trận chiến thành thị này, tôi e rằng chính bản thân tôi cũng sẽ không thể tin được dù chỉ là một chữ trong những lời tôi vừa nói ra…thế mà, những lời tôi vừa mới nói cho anh chính thị là những gì đã xảy ra tối nay…” (16)

Đúng thế.

Tuy nhiên, nói cho cùng, dù chúng ta chưa có khả năng tiên đoán được các chi tiết những gì sẽ xảy ra, có một điều mà chúng ta vẫn có thể biết và phải tin chắc là, rốt ráo, những gì sẽ xảy ra vẫn không thể nào khác hơn là sự hoàn trả danh dự và phẩm giá, sự hồi phục quyền làm người cho những nguời cùng khổ tại các nước đó, và sự ra đi trong muôn vàn nhục nhã của những kẻ áp bức kia mà thôi.

Các anh Mohamed Bouazizi của Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện, Cam Bu Chia, và Lào: chúng tôi đợi anh, dù chúng tôi không biết anh sẽ đến từ góc phố nào. Chúng tôi sẽ không thể biết bằng cách nào anh sẽ mãi mãi lìa xa chúng tôi. Nhưng chúng tôi biết chắc sẽ có một ngày anh đến, sẽ có ngày chúng tôi khóc anh, và ngày sau, sẽ là ngày chúng tôi làm cho chúng khóc, những kẻ đã hại anh!

Chấn Minh

http://www.vietthuc.org/2011/02/10/th%E1%BB%9Di-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-cung-kh%E1%BB%95/

1) Các thông tin về đời sống và cái chết Mohamed Bouazizi thu nhặt từ Internet (http://en.wikipedia.org/wiki/Mohamed_Bouazizi) và các báo Tiếng Pháp khác.

2) http://www.lemonde.fr/afrique/article/2011/01/16/la-famille-ben-ali-se-serait-enfuie-de-tunisie-avec-1-5-tonne-d-or_1466365_3212.html “L’Elysée soupçonne la famille Ben Ali d’avoir fui la Tunisie avec 1,5 tonne d’or”

3) Nguồn: BBC (http://www.bbc.co.uk/news/world-africa-12214649) – Có thêm nhiều chi tiết về các nhân vật quan trọng trong và ngoài tân chính phủ lâm thời.

4) Các thông tin về nhà độc tài và cựu Tỗng Thống Tunisia Ben Ali thu nhặt từ Internet (http://en.wikipedia.org/wiki/Zine_El_Abidine_Ben_Ali )và các báo Tiếng Pháp khác.

5) Nguồn: BBC, Le Monde, Le Figaro, Lịnh Khóa Mọi Tài Khoản Ben Ali do chính quyền Thụy Sỉ đề xuất ( http://www.bbc.co.uk/news/world-africa-12302659 )

6) Dùng thuật ngử “la revolution trahie” của Leon Trotsky, nhưng không nhất thiết cùng một ý hư sẽ trình bày ở sau. Xem ở đây nguyên tác tác phẩm La Revolution Trahie của Leon Trotsky: http://www.marxists.org/francais/trotsky/livres/revtrahie/frodcp.htm

7) Lời trong bàl hát “Quốc Tế Ca”. Nghe ở đây: http://www.hymn.ru/internationale/index-en.html; , có lời tíếng Việt.

8) Nguồn: “The Black Book of Communism – Crime, Terror, Repression”, Stephanie Courtois và nhiều tác giả khác, bản dịch tiếng Anh của Jonathan Murphy và nhiều người khác. Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts,London, England. 1999. 858 trang. Các tóm lược và phê bình trên mạng, xem ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/The_Black_Book_of_Communism#Estimated_number_of_victims_2

9) Dịch từ câu: “… that this nation, under God, shall have a new birth of freedom— and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.” Xem toàn bộ bài diển văn Gettysburg tại đây: http://en.wikisource.org/wiki/Gettysburg_Address

10) Xem chi tiết tại đây: http://googleblog.blogspot.com/search?updated-max=2011-02-01T06:02:00-08:00&max-results=10

11) Xem tại đây: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_number_of_mobile_phones_in_use

12) Xem tại đây đồng hồ chỉ số máy tính đang được bán ra: http://www.worldometers.info/computers/

13) Xem bản đồ tại đây: http://www.rsf.org

14) Tim Berners-Lee, “Long Live the Web: A Call for Continued Open Standards and Neutrality” tạp chí khoa học Scientific American, số tháng 12, 2010 (“Hoan Hô Mạng: Một lời kêu gọi giử lại các tiêu chuẫn mở và tính trung lập cho mạng”). Đọc toàn bộ bài viết ở đây: http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=long-live-the-web

15) Xem: http://siteresources.worldbank.org/INTGEP2009/Resources/10363_WebPDF-01Chapter1-w47.pdf

16) Nghe Charlie Rose phỏng vấn Brian Williams tại đây: http://www.charlierose.com/view/interview/11443 , vào phút 9:03 video.

VIETNAM COMMUNIST PARTY MUST GO !!!

Đảng Việt gian CSVN PHẢI RA ĐI !!!

0 comments:

Powered By Blogger