Raghavan Sudarsan ( Tqvn2004 chuyển ngữ) – Trong lúc người Ai Cập bước sang một kỷ nguyên mới hôm Thứ bảy, tất cả mọi người nhất trí ở một điểm: Để tiến về phía trước, quốc gia này phải thu hồi phần lớn tài sản mà Hosni Mubarak, vị Tổng Thống vừa bị họ lật đổ, cùng bạn bè thân hữu của ông đã bỏ túi trong thời gian gần ba thập niên nắm quyền.
“Hắn ta đã ăn cắp tiền của chúng tôi”, chàng sinh viên y khoa 20 tuổi Mohammed Tarik, người đang mặc một áo khoác màu trắng có dòng chữ “Chiến thắng cho Ai Cập”, nói. “Nếu tổng thống kế nhiệm có thể lấy lại tiền, ông sẽ cho người Ai Cập thấy không ta không phải giống như tổng thống cũ. Việc làm đó sẽ khôi phục phẩm giá của người Ai Cập và mang lại cho chính phủ sự tôn trọng.”
Niềm vui trong số hàng chục ngàn người đổ dồn về Quảng trường Tahrir hôm thứ Bảy để ăn mừng chiến thắng càng nhấn mạnh rằng việc xử lý số phận của Mubarak sẽ quyết định tương lai của cuộc cách mạng, cũng như khả năng chữa lành các vết thương còn đang nhỏ máu sau nhiều thập niên cai trị độc đoán và tham nhũng.
Một số người biểu tình tuyên bố rằng Mubarak phải đối mặt với tòa án và sau đó phải bị tống giam. Những người khác nói họ muốn ông được tiếp tục sống một cách lặng lẽ ở Ai Cập. Những người cực đoan nhất nói họ muốn ông ta bị xử tử.
Sự giàu có của Mubarak, gia đình và các đồng minh chính trị của ông từ lâu đã là nguồn gốc của sự bất bình trong một đất nước với tỷ lệ thất nghiệp cao, nghèo đói lớn, giá cả tăng vọt và nhận thức chung rằng chỉ có những ai có quan hệ mạnh mẽ với Mubarak và đảng cầm quyền của ông mới có thể thành công về tài chính. Lãnh đạo đối lập Ai Cập đang thề sẽ thúc đẩy một cuộc điều tra đầy đủ vào các giao dịch tài chính của Mubarak.
Trong số những người được phỏng vấn thứ Bảy, thì vấn đề truy tìm tài sản của Mubarak và cộng sự, đưa chúng trở lại Ai Cập được coi là một mối ưu tiên tương đương so với việc xây dựng một chính quyền dân chủ dân sự thay thế hội đồng quân sự hiện đang tạm thời cai trị đất nước.
“Nếu chúng ta có thể lấy lại một phần của nhiều tỷ đồng đã bị đánh cắp, tôi sẽ hài lòng với cuộc cách mạng của chúng tôi”, ông Mohammed Fattouh, 29 tuổi, một nhà điều hành du lịch cho biết.
Trong khi Mobutu Sese Seko của Zaire, Ferdinand Marcos của Philippines, và gần đây nhất, Zine el-Abidine Ben Ali của Tunisia, đã bỏ đi lưu vong, làm cho việc lấy lại những khoản tài sản bất chính của họ trở nên khó khăn, thì Mubarak – ít nhất là vào lúc này – thề sẽ ở lại trên đất Ai Cập, tạo cơ hội đặc biệt để khôi phục tình trạng quá khứ, nhiều người Ai Cập cho biết trong cuộc phỏng vấn.
Saif Ahmed, 26 tuổi, một nhân viên ngân hàng, cho biết Mubarak đã đóng góp rất nhiều để xây dựng Ai Cập thành một quốc gia hiện đại và quyền lực trong khu vực, bất chấp sự đàn áp và oán giận do ông ta tạo ra. “Bây giờ ông là một ông già. Ông nên ở lại đây”, Saif cho biết.
Saif Ahmed dừng lại, và cung cấp một lý do khác: “Nếu ông ta rời khỏi đất nước, chúng tôi sẽ không bao giờ đòi được tiền của chúng tôi”.
Không mấy ai biết giá trị thực tài sản của Mubarak. Một số tin đồn, lan rộng trên Internet, nói rằng tài sản của gia đình ông ta vào khoảng 40 tỷ đến 70 tỷ USD. Các nhà phân tích Trung Đông và báo chí Ả Rập nói Mubarak và gia đình giữ phần lớn tài sản dưới dạng bất động sản, kéo dài từ bờ biển Biển Đỏ của Ai Cập tới London, Los Angeles và New York, và trong các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ và nước ngoài.
Ngày thứ Sáu, chính phủ Thụy Sĩ đã phong tỏa tài khoản của Mubarak cùng gia đình, cũng như của một số nhân vật người Ai Cập nổi tiếng, bao gồm cả một số bộ trưởng chính phủ cũ.
Người biểu tình gần đây biểu tình phản đối chế độ bên ngoài một căn nhà sang trọng thuộc sở hữu của Gamal, con trai Mubarak, tại khu Belgravia, London, nơi mà trị giá có thể lên tới 20 triệu USD.
Các nhà phân tích nói, gia đình Mubarak có thể đã hưởng lợi từ nhiều phi vụ kinh doanh giữa chính quyền với các công ty và nhà đầu tư nước ngoài khi ông còn đang làm tổng thống, hoặc thậm chí từ khi ông còn là một quan chức quân sự cấp cao. Nhưng Mubarak đã dính dáng đến mọi vấn đề của Ai Cập từ quá lâu, qua nhiều thế hệ, nên rất khó để xác định cái gì ông ta đã đạt được thông qua nhà nước và cái gì ông đã đạt được với tư cách cá nhân.
Các hoạt động tài chính bất hợp pháp và sự tham nhũng của chính phủ đã hút hơn 6 tỷ USD từ ngân quỹ của Ai Cập mỗi năm, theo Karly Curcio, một nhà kinh tế tại Global Financial Integrity, một tổ chức phi lợi nhuận theo dõi dòng chảy tài chính bất hợp pháp. Từ năm 2000 đến năm 2008, Ai Cập bị mất 57,2 tỷ USD. Nhiều người Ai Cập kiếm được khoảng 2 USD một ngày.
“Hãy nhìn xem họ nghèo làm sao”, Nisreen Ashraf, 22 tuổi, giữ chặt một lá cờ quốc gia và chỉ vào một nhóm của những người nghèo khổ ngồi trên chăn bẩn. “Có biết bao nhiêu người nghèo khổ. Và ông ta có 70 tỷ USD? Tại sao? Tại sao?”
Ashraf cho biết cô đã biết không có nhà lãnh đạo nào khác ngoài Mubarak, và giống như nhiều người trẻ tuổi được phỏng vấn, cô vẫn cảm thấy một cảm giác của sự tôn kính đối với ông ta. “Ông ấy giống như cha của tôi, tôi yêu ông ta, nhưng tôi không muốn anh ta trở lại…”
“Tôi muốn người ta lấy lại tất cả số tiền ông đã chiếm dụng”, Ashraf cho biết. “Tôi muốn ông ta cảm nhận được điều người dân Ai Cập đang cảm thấy.”
http://baotoquoc.com/2011/02/14/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-dan-ai-c%E1%BA%ADp-t%E1%BA…
0 comments:
Post a Comment