Sunday, February 20, 2011

Cập nhật tin tức dân Libya xuống đường

THÀNH PHỐ Ở LIBYA RUNG ĐỘNG VÌ BIỂU TÌNH , HƠN 100 NGƯỜI CHẾT

Hàng trăm người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát và ủng hộ viên chính phủ tại thành phố Benghazi của Libya.

Các nhân chứng nói với BBC vụ biểu tình qua đêm diễn ra sau khi một nhà bất đồng chính kiến có tiếng đã bị bắt.

Luật sư Fathi Terbil từ Hội Gia đình Hồi giáo Châu Phi này sau đó được trả tự do nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn.

Ông Terbil đại diện cho thân nhân của hơn 1.000 tù nhân mà người ta tố cáo đã bị sát hại bởi lực lượng an ninh tại nhà tù Abu Salim ở Tripoli hồi năm 1996.


Ông Gaddafi lãnh đạo Libya từ năm 1969

Trong khi đó ông Mohammed Ali Abdullah từ Mặt trận Cứu rỗi Libya nói với BBC gia đình của luật sư bị bắt đã ngồi biểu tình trước nơi người thân của họ bị giam giữ và nhiều người khác cùng tham gia biểu tình.

Ông Abdullah cũng nói cảnh sát đã dùng hơi ngạt, vòi rồng và cả một số kẻ côn đồ mang dao để giải tán người biểu tình.

Những diễn biến ở Libya xảy ra sau hàng loạt các cuộc biểu tình vì dân chủ tại các nước Arab trong vài tuần gần đây khiến các nhà lãnh đạo Tunisia và Ai Cập mất chức.

Các nhà tổ chức biểu tình ở Libya đang kệu gọi xuống đường toàn quốc vào ngày mai, thứ Năm.

Cảnh sát bị thương

Hiện chưa có những nguồn tin độc lập khẳng định những gì thực sự xảy ra ở Benghazi nhưng các nhân chứng nói có lúc số người biểu tình lên tới 2.000.

Người Libya mong muốn nhiều hơn nữa. Libya là nước cực kỳ giàu có mà dân số chỉ có sáu triệu.
Nhân chứng giấu tên
Họ cũng nói có người biểu tình đã ném đá vào cảnh sát.

Một nhân chứng muốn giấu tên nói với BBC:

"Người Libya mong muốn nhiều hơn nữa. Libya là nước cực kỳ giàu có mà dân số chỉ có sáu triệu. Người dân Libya muốn có thu nhập bình quân đầu người ít nhất phải trong nhóm năm nước có thu nhập cao nhất thế giới.

"Các cơ quan chính quyền, bệnh viện, trường học cần được điều hành tốt hơn.

"Ngoài ra tham nhũng cũng rất phổ biến và người dân đã chán nản.

"Muốn làm gì cũng phải biết ai đó, phải có quan hệ và hiển nhiên là phải có tiền."

Một báo tư nhân của Libya nói 14 người bị thương trong đó có 10 sĩ quan cảnh sát.

Nhân dân trị?

Truyền hình nhà nước Libya trong khi đó chiếu cảnh vài trăm người ở Benghazi lên tiếng ủng hộ chính quyền.

Nhưng các quan chức chính phủ không bình luận gì về cuộc biểu tình tại thành phố cảng cách thủ đô Tripoli khoảng 1.000 km.

Đây là thành phố lớn thứ hai ở Libya với dân số 670.000 người.

Benghazi có lịch sử không ưa gì nhà lãnh đạo hiện nay Đại tá Gaddafi kể từ khi ông tiến hành cuộc đảo chính năm 1969 và tiếm quyền.


Ông Gaddafi luôn nói rằng Libya do một loạt các ủy ban nhân dân cùng tham gia điều hành nhưng hầu hết các nhà quan sát đều nói đây là quốc gia cảnh sát trị mà ông Gaddafi luôn ngồi ở ghế chỉ huy.

Khu vực Trung Đông đã chứng kiến một loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ xuất phát từ những bất bình về tình trạng thất nghiệp, giá sinh hoạt tăng cao, tham nhũng và lối cai trị độc đoán

Làn sóng mở đầu với việc lật đổ nhà lãnh đạo Tunisia Zine al-Abidine Ben Ali hồi tháng Giêng.

Tuần trước Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã từ chức.

Biểu tình trong mấy ngày qua cũng diễn ra tại Yemen, Bahrain và Iran.

tin BBC

Phản đối lan rộng ở Libya, số người chết gia tăng

Các nhóm theo dõi nhân quyền cho hay số người chết gia tăng sau các vụ đụng độ giữa người phản đối chính phủ và lực lượng an ninh.

Con số người chết trong ba ngày biểu tình tại Libya đã lên tới 84 người, theo tổ chức nhân quyền có trụ sở tại New York, Human Rights Watch, cho biết.



PV nước ngoài gặp nhiều giới hạn tại Lybia, khó xác nhận số người chết một cách độc lập.


Trong tâm của các cuộc biểu tình phản đối chống lại sự cầm quyền suốt 42 năm qua của Đại tá Muammar Gaddfi đã diễn ra tại thành phố lớn thứ hai nước này, Benghazi, và một bệnh viên cho biết đã có 35 người thiệt mạng hôm thứ Sáu.

Chính phủ chặn một số website, cắt điện tại một số khu vực.

Truyền thông nhà nước đăng bài cảnh báo sẽ có hành động trả đũa bất cứ ai chỉ trích lãnh tụ Libya, đại tá Muammar Gaddafi.

Các thành phố và thị trấn miền quê là nơi xảy ra làn sóng phản đối. Tại những nơi này nhiều người sống trong nghèo đói.

Ký giả ngoại quốc gặp nhiều giới hạn trong hoạt động tại Libya. Cho đến nay rất khó xác nhận tin đưa về số người chết.

Tuy nhiên đài BBC xác nhận rằng một số website, - bao gồm Facebook và al-Jazeera Arabic – đã bị chặn.

Sân bay tại Benghazi, thành phố lớn thứ hai ở Libya, tạm đóng cửa, giữa các tin nói rằng người phản đối đã chiếm cứ sân bay.

Máu chảy


Trong tuyên bố đăng trên website, tổ chức Ân xá Quốc tế trích nguồn tin từ nhà thương al-Jala tại Benghazi nói rằng 28 người chết trong ngày thứ Năm. Nguyên nhân gây tử vong chủ yếu do đạn bắn vào đầu, ngực và cổ.

Ân xá nói Libya cần kiềm chế lực lượng an ninh.

Hãng tin AP, trích lời của một bác sĩ từ bệnh viện nói rằng 35 thi hài được chuyển đến nhà thương hôm thứ Sáu, liên quan đến nhóm người dự tính tổ chức phản đối bên ngoài biệt khu thự mà đại tá Gaddafi dùng làm nhà nghỉ khi ông tới thăm Benghazi.

Nguồn tin nói rằng lực lượng an ninh từ trong khu nhà bắn vào người biểu tình.

Người dân tại Benghazi cho hay một số khu vực bị cắt điện, trong khi xe tăng đậu bên ngoài tòa án thành phố.

Một người biểu tình cho đài BBC hay tại một số địa điểm, binh lính nhắm bắn người biểu tình. Tại những nơi khác, binh lính đổi giới tuyến, gia nhập đoàn người phản đối.

"Người lính cho hay họ là công dân của Libya, đồng bào phải thương nhau. Trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau, không có lý do gì phải bắn giết."

Một số tin đưa từ Benghazi trong những ngày gần đây nói rằng lính địa phương đứng về phía người biểu tình chống lại lực lượng an ninh.

Trong khi đó một số nhân vật đối lập sống ngoài Libya nói người phản đối hiện đang giành giật với lực lượng an ninh nhằm giành quyền kiểm soát Bayda, thành phố miền đông.

Đoạn phim từ al-Bayda cho thấy thi thể chuyển tới nhà xác bị dính máu, người biểu tình phát hỏa văn phòng chính phủ, phá hủy tượng "tuyển tập giáo huấn" – bộ sách tổng hợp các các nguyên tắc sống và xử thế do đại tá Gaddafi soạn thảo.

Tin BBC

Trên 100 Người Chết Ở Libya


Ít nhất 104 người bị thiệt mạng ở Libya từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra hôm thứ Tư, theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho biết.

Họ nói con số này bao gồm ít nhất 20 người chết trong vụ có tin là quân lính dùng vũ khí hạng nặng ở thành phố lớn thứ hai Benghazi hôm thứ Bảy.

Họ nói ước tính này còn khá dè chừng.

Hàng ngàn người ở miền đông Libya đã biểu tình chống lại sự cầm quyền đã kéo dài 42 năm của đại tá Muammar Gaddafi.

Libya là một trong số vài nước Ả rập trải nghiệm các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ từ sau vụ từ chức của tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali hồi tháng Một.

Tổng thống Hosni Mubarak cũng bị buộc phải từ chức hôm 11 tháng Hai vừa qua.

Các tin tức rất khó kiểm chứng vì chính quyền Libya không cho phóng viên nước ngoài vào nước này.

Xác người trên đường phố

Ở Benghazi, tức là tâm điểm của cuộc nổi dậy, bạo lực gia tăng hôm thứ Bảy, khi một đám tang các nạn nhân trong vụ bạo lực trước đó đi ngang qua một khu an ninh chính.



Tuần hành ủng hộ người biểu tình Libya ở Mỹ

Nhân chứng cho biết quân đội dùng súng máy, súng cối, súng dùng đạn cỡ lớn, và thậm chí cả tên lửa chống lại những người đưa tang.

Những người ủng hộ phe đối lập nói vụ tấn công này không hề bị khiêu khích, mặc dù các nguồn từ lực lượng an ninh cho rằng một số người biểu tình ném bom xăng vào doanh trại.

Một số nhân chứng mô tả cảnh tượng hỗn loạn là các tay súng bắn tỉa của quân đội nằm trên nóc các tòa nhà bắn xuống, còn những người biểu tình chống trả quân lính trên đường phố.

Một bác sĩ nói với BBC rằng ít nhất có đến 45 thi hài và 900 người bị thương, đã được đưa tới bệnh viên Jala ở Benghazi, phần lớn là do bị trúng đạn.

"Chín mươi phần trăm các vết thương do đạn là vào đầu, vào cổ, vào ngực, và rất nhiều vết vào tim," bà nói với BBC.


Các nhân viên y tế theo tin là hết nguồn máu và thuốc men, còn họ thì mệt mỏi phải xử lý với rất nhiều thương vong.

Có tin chính phủ của đại tá Gaddafi đem lực lượng tinh nhuệ tới, cũng như lính đánh thuê nước ngoài từ Sub-Sahara ở châu Phi.

Một cư dân khác của Benghazi nói khu nhà của chính phủ là phần duy nhất của thị trấn còn nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội.

Trong một kêu gọi gửi cho Reuters, một nhóm lãnh đạo gia tộc và tôn giáo từ khắp Libya kêu gọi "mỗi người Hồi giáo, trong chính quyền" hay bất kỳ ai giúp chính quyền: "Đừng GIẾT người anh em của mình, NGỪNG thảm sát NGAY!"

Có tin về các cuộc biểu tình chống chính phủ ở các thành phố khác ở phía đông nước này, bao gồm tại al-Bayd và Dernah, cũng như Misrata xa hơn về phía tây, cách thủ đô Tripoli khoảng 200km.

Không có tín hiệu gì về nổi dậy lớn ở Tripoli, căn cứ quyền lực chính của đại tá Gaddafi.

Tin BBC

LIBYA :

*Đại tá Gaddafi cầm quyền từ năm 1969

*Dân số: 6,5 triệu; Diện tích: 1,77 triệu km vuông

*Dân số với tuổi trung bình 24,2 và tỉ lệ biết đọc biết viết: 88%

*Thu nhập bình quân đầu người: 12.020 đô/năm (Số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2009)

VIETNAM COMMUNIST PARTY MUST GO !!!

Đảng Việt gian CSVN PHẢI RA ĐI !!!




0 comments:

Powered By Blogger