Ngoại trưởng Sergeï Lavrov trách phương Tây chỉ nghe một chiều,
nhưng báo đối lập Nga lại nhận định Kremli lại phản ứng như trẻ con
REUTERS/Denis Balibouse
Các nhật báo đồng loạt nhận định, hiện các cáo buộc nhắm vào Tổng
thống Putin và phe thân Nga, là tác giả gây nên thảm kịch này. Trong khi
đó, Tổng thống Putin đang tự bào chữa và lớn tiếng cho rằng Nga bị mưu
hại, như một bài viết trên tờ Libération đề tựa : « Putin đưa ra giả
thuyết Nga bị mưu hại ».
Theo tờ báo, các kênh truyền hình và các tờ báo Nga đăng từ hôm qua (18/07/2014) những phát biểu của Thủ tướng tự phong của nước Cộng hòa nhân dân Donetsk, Alexandre Borodaï, bác bỏ mọi cáo buộc về việc thành phần ly khai dính líu vào thảm họa này. Ông bình luận : chúng tôi bị người ta cáo buộc là thủ phạm bắn rơi máy bay nhưng đó là những lời dối trá. Chúng tôi không có vũ khí phòng không để bắn rơi được chiếc máy bay ở độ cao 10 000 mét. Hệ thống phòng không của chúng tôi chỉ ở tầm 2500-3000 mét.
Điện Kremlin vẫn tránh đưa ra các tuyên bố chính thức như thông lệ vì điện Kremlin cho rằng, vẫn còn quá sớm để đưa ra các kết luận vội vã. Tuy nhiên, ngay từ tối thứ 5, Tổng thống Putin đã đổ trách nhiệm cho Ukraina. Theo ông, « chẳng có gì ngạc nhiên khi trách nhiệm thuộc về nước mà máy bay bị bắn rơi trên không phận nước đó ». Ông Putin trách móc, « bi kịch sẽ không diễn ra nếu như đất nước hòa bình và các hoạt động quân sự không tái diễn tại miền Đông-Nam Ukraina ».
Bộ trưởng Quốc phòng Nga bác bỏ cáo buộc quân đội Nga có tham gia vào vụ bắn hạ chiếc máy bay xấu số này, một luận cứ mà Kiev đưa ra. Báo chí Nga nhanh chóng đăng tải giả thuyết mình là người bị hại bởi các âm mưu khác. Igor Korotchenko, một chuyên gia quân sự Nga cáo buộc quân đội Ukraina đã sơ ý bắn rơi chiếc máy bay khi thử nghiệm vũ khí.
Một số kênh truyền thông khác như Russia Today đã dẫn một « nguồn ẩn danh » trong không quân Nga cáo buộc, trên thực tế, Ukraina đã tìm cách bắn hạ chiếc máy bay chở Tổng thống Putin nhưng đã bắn nhầm vào chiếc máy bay Malaysia vì cả hai chiếc máy bay có kích cỡ tương đối như nhau và cùng được trang trí bằng một đường sọc ngang đỏ và xanh dương.
Công chúng vẫn đang đợi kết quả phân tích của các chuyên gia và ảnh vệ tinh cho phép xác định ai là thủ phạm của tai nạn này : quân đội Nga, Ukraina hay phe ly khai thân Nga. Giới quan sát nhấn mạnh, Nga là người thua cuộc trong cả hai kịch bản nêu trên.
Điện Kremlin bình luận trên tờ Kommersant, cả thế giới cứ nghĩ rằng Nga là người bảo trợ cho phe ly khai. Do đó, nhà phân tích chính trị Gueorgui Bovt nhận định, việc làm sáng suốt của Nga lúc này là nên giữ khoảng cách với phe ly khai và chấm dứt mọi hoạt động ủng hộ, trợ giúp cho phe ly khai. Nếu không, Nga có nguy cơ bị cả thế giới cô lập hoàn toàn và hậu quả đè lên nền kinh tế Nga là không tránh khỏi.
Le Figaro trích dẫn lời của Ngoại trưởng Nga Sergueï Lavrov, ông trách phương Tây chỉ nghe một chiều mà không ghi nhận những thiện chí của Nga. Ông lại một lần nữa cáo buộc Kiev đã bắn súng cối sang biên giới Nga. Một công chức Nga đã bị thiệt mạng vào ngày 13/07/2014.
Cộng tác viên tờ báo đối lập Nga Novaïa Gazeta nhận định, phản ứng của Nga rất trẻ con. Nói dối rồi lại cảm thấy bị xúc phạm. Nói dối đã trở thành chuẩn mực. Rõ ràng, máy bay bị nhóm ly khai bắn nhầm. Chẳng có ích lợi gì khi thoái thác trách nhiệm vì cuối cùng thì sự thật cũng được phơi bày.
Ai đã bắn tên lửa địa đối không ?
Theo Libération, cả Nga và Ukraina đều có loại tên lửa địa đối không loại BUK do Nga sản xuất với tầm bắn 25 000 km. Hơn nữa, cuối tháng 6/2014, phe ly khai thân Nga khoe khoang đã có hệ thống vũ khí loại này. Tối thứ 6 (18/09/2014), Tông thống Obama thẳng thừng cáo buộc Nga đã cấp cho phe ly khai loại vũ khí này và máy bay Malaysia bị bắn hạ bởi loại tên lửa này, trong không phận do phe ly khai kiểm soát.
Về phía Nga, Mátxcơva cho biết có bằng chứng cho thấy tên lửa Ukraina đang hoạt động vào lúc máy bay rơi. Tuy nhiên, một số chuyên gia đặt câu hỏi, vì sao chính phủ Ukraina phải nhắm vào máy bay dân sự trong khi phe ly khai không có vũ khí phòng không ?
Malaysia Arlines : hãng hàng không bị vận rủi đeo đuổi
Sau vụ mất tích bí hiểm của chuyến bay MH370 vào tháng 3 vừa rồi, hãng hàng không Malaysia Airlines khó mà gượng dậy được sau khi chuyến bay MH17 rơi vào hôm thứ 5 (17/7/2014). Đó là nội dung bài viết trên tờ Libération đề tựa : « Malaysia Airlines bị nguyền rủa ».
Bi kịch mới này theo Libération có thể khơi lại những vết thương và lo lắng trong một đất nước vốn là một nơi bình yên của khu vực. Chỉ trong vòng 4 tháng, hãng Malaysia Airlines bị rơi 2 chiếc máy bay. Điều này có nguy cơ gắn cho hãng hàng không này danh hiệu « công ty bị nguyền rủa ».
Trước khi chuyến bay MH370 mất tích, hãng hàng không này đã rơi vào báo động đỏ, với thua lỗ lên đến gần 1 tỷ euro từ 2010. Từ sau ngày 08/03/2014, ngày MH370 mất tích, nhiều hành khách đã bỏ hãng hàng không này để đi nhưng hãng khác trong khu vực có sức cạnh tranh khá cao.
Vào giữa tháng Sáu, giám đốc quỹ trợ cấp của quốc gia (Khazânh Nasional), chiếm gần ¾ cổ phần hãng hàng không này đưa ra kế hoạch phục hồi hãng. Kế hoạch nhắm đến tái cơ cấu tổ chức, nhân sự để quản lý tốt hơn và tiết kiệm hơn. Bản kế hoạch cũng không loại trừ khả năng bán lại hãng hàng kkông. Đồng thời, hãng Malaysia được thành lập từ năm 1947 cho biết đủ ngân khoản để tồn tại trong vòng một năm.
Ấn Độ : giải thích thế nào về nạn cưỡng hiếp ?
Liên quan đến Châu Á, tuần san Le Courrier international trích dịch các tờ báo quốc tế nhận định về hiện tượng cưỡng hiếp phụ nữ tại Ấn Độ. Vào tháng 12/2012, một cuộc hãm hiếp tập thể đã làm chấn động dư luận quốc tế và Ấn Độ. Từ đó, những tội ác đối với phụ nữ thường được đưa lên tựa lớn trên trang nhất. Xã hội dân sự Ấn Độ đặt ra nhiều câu hỏi về biện pháp nào để chấm dứt một tệ nạn được xem như bệnh dịch của xã hội.
Để giải thích cho hiện tượng này, bài báo trên tờ The Daily Beast nhận định, thói quen cưỡng hiếp và không chịu hình phạt nào gắn liền với chế độ phân biệt giai cấp của Ấn Độ. Giai cấp quyết định cả cuộc đời bạn : công việc, mức độ trong sạch về tâm hồn và địa vị xã hội. Dưới tận cùng đáy xã hội là là một tầng lớp chuyên bị bóc lột trong suốt quãng đời của họ.
Từ khi Ấn Độ độc lập vào năm 1947, chính phủ cũng đã áp dụng một chính sách phân biệt tích cực, nhờ đó sản sinh ra một thế hệ bác sĩ, kỹ sư, luật sư xuất thân từ tầng lớp hạ cấp, hay tiện dân. Thế nhưng, phần đông trong số này vẫn bị gạt ra bên lề xã hội. Trong một xã hội kỳ thị đến mức trường học, nơi thờ cúng, làng xã cũng phân biệt giai cấp, Văn phòng thống kê tội hình sự cho biết, mỗi ngày 4 phụ nữ bị cưỡng hiếp, hai người bị ám sát và hai ngôi nhà của những người thấp cổ bé miệng bị đốt cháy.
Theo bài báo nhận định, bạo lực nhắm đến những người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội nhằm tạo ra bầu khí sợ hãi để họ quên đi việc đấu tranh đòi công bằng trong việc làm, đi học, bầu cử, đòi thay đổi hệ thống giai cấp đầy bất công và phi lý này.
Những kẻ cưỡng hiếp thuộc tầng lớp thượng đẳng trong xã hội không bị trừng phạt khi phạm tội. Cả cảnh sát, công tố viên đều có tính gia trưởng. Một sự thật đáng buồn hơn là họ cấu kết với thủ phạm gây án để ngăn cản nạn nhân đi kiện. Do đó, bài báo kêu gọi người dân phải dám lên tiếng đấu tranh. Tại Nam Á, phụ nữ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như các nhà trí thức, nghệ sĩ đã lãnh đạo các phong trào đấu tranh để chấm dứt một hệ thống giai tầng trong xã hội kèm với nạn cưỡng hiếp phụ nữ mà hệ thống này gây nên.
Tác giả bài báo là một người Ấn Độ nhận định, sở dĩ phong trào dân quyền Mỹ và phong trào chống phân biệt chủng tộc Nam Phi thành công, đó là vì họ được thế giới ủng hộ. Do đó, cần nhờ đến sự ủng hộ quốc tế để chấm dứt nạn cưỡng hiếp phụ nữ tại Ấn Độ.
Án tử hình, một giải pháp sai lầm ?
Từ năm 2013, một đạo luật ra đời kết án tử hình treo cổ đối với những kẻ hiếp dâm. Hình phạt này có nguy cơ biến họ thành những kẻ sát nhân vì sau khi gây án, họ sẽ cố tình giết chết nạn nhân để bịt miệng, và như vậy họ không bị nhận dạng là thủ phạm. Đó là nội dung của bài viết : « Án tử hình, một giải pháp sai lầm », được đăng trên tờ The Economic Times.
Theo bài báo, mới đây, tại một ngôi làng thuộc bang Uttar Pradesh, những kẻ hãm hiếp đã tạt acide lên người nạn nhân để không ai nhận dạng được nạn nhân. Việc cắt xén thi thể và giết chết nạn nhân nhằm phi tang chứng cứ và tránh bị nhận dạng.
Bài báo quan ngại, nếu như tử hình bằng hình phạt treo cổ trở thành hình phạt chuẩn dành cho kẻ hiếp dâm thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng là số lượng giết người sẽ càng tăng lên trong khi nạn hiếp dâm cũng không thuyên giảm.
Khi bị án tử hình đe dọa, thủ phạm càng hãm hiếp phụ nữ một cách dã man hơn và giết chết để không để lại hậu họa. Ngoài ra, cha dượng hay các ông cậu, ông chú đồi bại cũng có thể cưỡng hiếp con cháu của họ và giam giữ trong nhà, cách ly với bên ngoài để không ai phát giác hành vi đồi bại này.
Sức mạnh thực sự của “tọa thiền”
Mục điểm báo được khép lại bằng một đề tài được tạp chí L’Express dành nhiều trang bình luận. Đó là « sức mạnh thực sự của ngồi thiền ». Một phương pháp tu tập xuất phát từ Châu Á nhưng từ khi du nhập vào Châu Âu đã gặt hái được khá nhiều thành công. Vài năm gần đây, ngồi thiền đã trở thành một hiện tượng xã hội, một thành công trên thị trường.
Theo L’Express, có rất nhiều yếu tố làm cho bạn cần ngồi thiền. Khủng hoảng, đau đầu, mỏi cơ, sống trong một xã hội tiêu thụ, ít quan hệ con người làm cho người ta cần ngồi thiền để tìm sự cân bằng, bình an trong tâm hồn và thư giãn cơ thể.
Trước đây, yoga đến Châu Âu là một bước tiến chuẩn bị cho ngồi thiền du nhập vào châu lục này. Tạp chí cho biết, ban đầu, phương pháp tu tập này do ba người đến từ phương Đông mang vào Châu Âu : một thầy tu người Nhật, Tây Tạng và Miến Điện. Lợi thế của ngồi thiền là bạn chẳng tốn đồng nào để tập luyện và có thể ngồi thiền ở bất cứ đâu.
Theo tờ báo, các kênh truyền hình và các tờ báo Nga đăng từ hôm qua (18/07/2014) những phát biểu của Thủ tướng tự phong của nước Cộng hòa nhân dân Donetsk, Alexandre Borodaï, bác bỏ mọi cáo buộc về việc thành phần ly khai dính líu vào thảm họa này. Ông bình luận : chúng tôi bị người ta cáo buộc là thủ phạm bắn rơi máy bay nhưng đó là những lời dối trá. Chúng tôi không có vũ khí phòng không để bắn rơi được chiếc máy bay ở độ cao 10 000 mét. Hệ thống phòng không của chúng tôi chỉ ở tầm 2500-3000 mét.
Điện Kremlin vẫn tránh đưa ra các tuyên bố chính thức như thông lệ vì điện Kremlin cho rằng, vẫn còn quá sớm để đưa ra các kết luận vội vã. Tuy nhiên, ngay từ tối thứ 5, Tổng thống Putin đã đổ trách nhiệm cho Ukraina. Theo ông, « chẳng có gì ngạc nhiên khi trách nhiệm thuộc về nước mà máy bay bị bắn rơi trên không phận nước đó ». Ông Putin trách móc, « bi kịch sẽ không diễn ra nếu như đất nước hòa bình và các hoạt động quân sự không tái diễn tại miền Đông-Nam Ukraina ».
Bộ trưởng Quốc phòng Nga bác bỏ cáo buộc quân đội Nga có tham gia vào vụ bắn hạ chiếc máy bay xấu số này, một luận cứ mà Kiev đưa ra. Báo chí Nga nhanh chóng đăng tải giả thuyết mình là người bị hại bởi các âm mưu khác. Igor Korotchenko, một chuyên gia quân sự Nga cáo buộc quân đội Ukraina đã sơ ý bắn rơi chiếc máy bay khi thử nghiệm vũ khí.
Một số kênh truyền thông khác như Russia Today đã dẫn một « nguồn ẩn danh » trong không quân Nga cáo buộc, trên thực tế, Ukraina đã tìm cách bắn hạ chiếc máy bay chở Tổng thống Putin nhưng đã bắn nhầm vào chiếc máy bay Malaysia vì cả hai chiếc máy bay có kích cỡ tương đối như nhau và cùng được trang trí bằng một đường sọc ngang đỏ và xanh dương.
Công chúng vẫn đang đợi kết quả phân tích của các chuyên gia và ảnh vệ tinh cho phép xác định ai là thủ phạm của tai nạn này : quân đội Nga, Ukraina hay phe ly khai thân Nga. Giới quan sát nhấn mạnh, Nga là người thua cuộc trong cả hai kịch bản nêu trên.
Điện Kremlin bình luận trên tờ Kommersant, cả thế giới cứ nghĩ rằng Nga là người bảo trợ cho phe ly khai. Do đó, nhà phân tích chính trị Gueorgui Bovt nhận định, việc làm sáng suốt của Nga lúc này là nên giữ khoảng cách với phe ly khai và chấm dứt mọi hoạt động ủng hộ, trợ giúp cho phe ly khai. Nếu không, Nga có nguy cơ bị cả thế giới cô lập hoàn toàn và hậu quả đè lên nền kinh tế Nga là không tránh khỏi.
Le Figaro trích dẫn lời của Ngoại trưởng Nga Sergueï Lavrov, ông trách phương Tây chỉ nghe một chiều mà không ghi nhận những thiện chí của Nga. Ông lại một lần nữa cáo buộc Kiev đã bắn súng cối sang biên giới Nga. Một công chức Nga đã bị thiệt mạng vào ngày 13/07/2014.
Cộng tác viên tờ báo đối lập Nga Novaïa Gazeta nhận định, phản ứng của Nga rất trẻ con. Nói dối rồi lại cảm thấy bị xúc phạm. Nói dối đã trở thành chuẩn mực. Rõ ràng, máy bay bị nhóm ly khai bắn nhầm. Chẳng có ích lợi gì khi thoái thác trách nhiệm vì cuối cùng thì sự thật cũng được phơi bày.
Ai đã bắn tên lửa địa đối không ?
Theo Libération, cả Nga và Ukraina đều có loại tên lửa địa đối không loại BUK do Nga sản xuất với tầm bắn 25 000 km. Hơn nữa, cuối tháng 6/2014, phe ly khai thân Nga khoe khoang đã có hệ thống vũ khí loại này. Tối thứ 6 (18/09/2014), Tông thống Obama thẳng thừng cáo buộc Nga đã cấp cho phe ly khai loại vũ khí này và máy bay Malaysia bị bắn hạ bởi loại tên lửa này, trong không phận do phe ly khai kiểm soát.
Về phía Nga, Mátxcơva cho biết có bằng chứng cho thấy tên lửa Ukraina đang hoạt động vào lúc máy bay rơi. Tuy nhiên, một số chuyên gia đặt câu hỏi, vì sao chính phủ Ukraina phải nhắm vào máy bay dân sự trong khi phe ly khai không có vũ khí phòng không ?
Malaysia Arlines : hãng hàng không bị vận rủi đeo đuổi
Sau vụ mất tích bí hiểm của chuyến bay MH370 vào tháng 3 vừa rồi, hãng hàng không Malaysia Airlines khó mà gượng dậy được sau khi chuyến bay MH17 rơi vào hôm thứ 5 (17/7/2014). Đó là nội dung bài viết trên tờ Libération đề tựa : « Malaysia Airlines bị nguyền rủa ».
Bi kịch mới này theo Libération có thể khơi lại những vết thương và lo lắng trong một đất nước vốn là một nơi bình yên của khu vực. Chỉ trong vòng 4 tháng, hãng Malaysia Airlines bị rơi 2 chiếc máy bay. Điều này có nguy cơ gắn cho hãng hàng không này danh hiệu « công ty bị nguyền rủa ».
Trước khi chuyến bay MH370 mất tích, hãng hàng không này đã rơi vào báo động đỏ, với thua lỗ lên đến gần 1 tỷ euro từ 2010. Từ sau ngày 08/03/2014, ngày MH370 mất tích, nhiều hành khách đã bỏ hãng hàng không này để đi nhưng hãng khác trong khu vực có sức cạnh tranh khá cao.
Vào giữa tháng Sáu, giám đốc quỹ trợ cấp của quốc gia (Khazânh Nasional), chiếm gần ¾ cổ phần hãng hàng không này đưa ra kế hoạch phục hồi hãng. Kế hoạch nhắm đến tái cơ cấu tổ chức, nhân sự để quản lý tốt hơn và tiết kiệm hơn. Bản kế hoạch cũng không loại trừ khả năng bán lại hãng hàng kkông. Đồng thời, hãng Malaysia được thành lập từ năm 1947 cho biết đủ ngân khoản để tồn tại trong vòng một năm.
Ấn Độ : giải thích thế nào về nạn cưỡng hiếp ?
Liên quan đến Châu Á, tuần san Le Courrier international trích dịch các tờ báo quốc tế nhận định về hiện tượng cưỡng hiếp phụ nữ tại Ấn Độ. Vào tháng 12/2012, một cuộc hãm hiếp tập thể đã làm chấn động dư luận quốc tế và Ấn Độ. Từ đó, những tội ác đối với phụ nữ thường được đưa lên tựa lớn trên trang nhất. Xã hội dân sự Ấn Độ đặt ra nhiều câu hỏi về biện pháp nào để chấm dứt một tệ nạn được xem như bệnh dịch của xã hội.
Để giải thích cho hiện tượng này, bài báo trên tờ The Daily Beast nhận định, thói quen cưỡng hiếp và không chịu hình phạt nào gắn liền với chế độ phân biệt giai cấp của Ấn Độ. Giai cấp quyết định cả cuộc đời bạn : công việc, mức độ trong sạch về tâm hồn và địa vị xã hội. Dưới tận cùng đáy xã hội là là một tầng lớp chuyên bị bóc lột trong suốt quãng đời của họ.
Từ khi Ấn Độ độc lập vào năm 1947, chính phủ cũng đã áp dụng một chính sách phân biệt tích cực, nhờ đó sản sinh ra một thế hệ bác sĩ, kỹ sư, luật sư xuất thân từ tầng lớp hạ cấp, hay tiện dân. Thế nhưng, phần đông trong số này vẫn bị gạt ra bên lề xã hội. Trong một xã hội kỳ thị đến mức trường học, nơi thờ cúng, làng xã cũng phân biệt giai cấp, Văn phòng thống kê tội hình sự cho biết, mỗi ngày 4 phụ nữ bị cưỡng hiếp, hai người bị ám sát và hai ngôi nhà của những người thấp cổ bé miệng bị đốt cháy.
Theo bài báo nhận định, bạo lực nhắm đến những người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội nhằm tạo ra bầu khí sợ hãi để họ quên đi việc đấu tranh đòi công bằng trong việc làm, đi học, bầu cử, đòi thay đổi hệ thống giai cấp đầy bất công và phi lý này.
Những kẻ cưỡng hiếp thuộc tầng lớp thượng đẳng trong xã hội không bị trừng phạt khi phạm tội. Cả cảnh sát, công tố viên đều có tính gia trưởng. Một sự thật đáng buồn hơn là họ cấu kết với thủ phạm gây án để ngăn cản nạn nhân đi kiện. Do đó, bài báo kêu gọi người dân phải dám lên tiếng đấu tranh. Tại Nam Á, phụ nữ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như các nhà trí thức, nghệ sĩ đã lãnh đạo các phong trào đấu tranh để chấm dứt một hệ thống giai tầng trong xã hội kèm với nạn cưỡng hiếp phụ nữ mà hệ thống này gây nên.
Tác giả bài báo là một người Ấn Độ nhận định, sở dĩ phong trào dân quyền Mỹ và phong trào chống phân biệt chủng tộc Nam Phi thành công, đó là vì họ được thế giới ủng hộ. Do đó, cần nhờ đến sự ủng hộ quốc tế để chấm dứt nạn cưỡng hiếp phụ nữ tại Ấn Độ.
Án tử hình, một giải pháp sai lầm ?
Từ năm 2013, một đạo luật ra đời kết án tử hình treo cổ đối với những kẻ hiếp dâm. Hình phạt này có nguy cơ biến họ thành những kẻ sát nhân vì sau khi gây án, họ sẽ cố tình giết chết nạn nhân để bịt miệng, và như vậy họ không bị nhận dạng là thủ phạm. Đó là nội dung của bài viết : « Án tử hình, một giải pháp sai lầm », được đăng trên tờ The Economic Times.
Theo bài báo, mới đây, tại một ngôi làng thuộc bang Uttar Pradesh, những kẻ hãm hiếp đã tạt acide lên người nạn nhân để không ai nhận dạng được nạn nhân. Việc cắt xén thi thể và giết chết nạn nhân nhằm phi tang chứng cứ và tránh bị nhận dạng.
Bài báo quan ngại, nếu như tử hình bằng hình phạt treo cổ trở thành hình phạt chuẩn dành cho kẻ hiếp dâm thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng là số lượng giết người sẽ càng tăng lên trong khi nạn hiếp dâm cũng không thuyên giảm.
Khi bị án tử hình đe dọa, thủ phạm càng hãm hiếp phụ nữ một cách dã man hơn và giết chết để không để lại hậu họa. Ngoài ra, cha dượng hay các ông cậu, ông chú đồi bại cũng có thể cưỡng hiếp con cháu của họ và giam giữ trong nhà, cách ly với bên ngoài để không ai phát giác hành vi đồi bại này.
Sức mạnh thực sự của “tọa thiền”
Mục điểm báo được khép lại bằng một đề tài được tạp chí L’Express dành nhiều trang bình luận. Đó là « sức mạnh thực sự của ngồi thiền ». Một phương pháp tu tập xuất phát từ Châu Á nhưng từ khi du nhập vào Châu Âu đã gặt hái được khá nhiều thành công. Vài năm gần đây, ngồi thiền đã trở thành một hiện tượng xã hội, một thành công trên thị trường.
Theo L’Express, có rất nhiều yếu tố làm cho bạn cần ngồi thiền. Khủng hoảng, đau đầu, mỏi cơ, sống trong một xã hội tiêu thụ, ít quan hệ con người làm cho người ta cần ngồi thiền để tìm sự cân bằng, bình an trong tâm hồn và thư giãn cơ thể.
Trước đây, yoga đến Châu Âu là một bước tiến chuẩn bị cho ngồi thiền du nhập vào châu lục này. Tạp chí cho biết, ban đầu, phương pháp tu tập này do ba người đến từ phương Đông mang vào Châu Âu : một thầy tu người Nhật, Tây Tạng và Miến Điện. Lợi thế của ngồi thiền là bạn chẳng tốn đồng nào để tập luyện và có thể ngồi thiền ở bất cứ đâu.
0 comments:
Post a Comment