Obama
sẽ nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông khi các nhà lãnh đạo khu vực châu Á –
Thái Bình Dương tập trung tại Philippines trong tuần tới.
Đương kim TT Mỹ Obama, Ảnh AP
.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ và nhất là các hành động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ được Tổng thống Mỹ Barack Obama nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Manila trong hai ngày 18, 19-11-2015. Ảnh: Reuters |
Tổng
thống Mỹ Barack Obama dự tính sẽ thách thức Trung Quốc khi lãnh đạo các
nước châu Á - Thái Bình Dương gặp gỡ tại Philippines vào tuần tới bằng
việc nói toạc vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và vận động
thiết lập các nguyên tắc thương mại có lợi cho Mỹ.
Dự kiến, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng sẽ có mặt tại Manila để dự Hội nghị thượng đỉnh APEC vào 2 ngày 18 và 19 tới đây.
Trước
đó, tuần trước, khi tới Manila chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình, Ngoại trưởng Vương Nghị đã yêu cầu chủ nhà
không đưa vấn đề Biển Đông vào lịch trình hội nghị APEC lần này. Theo
đó, Tổng thống Benigno Aquino cũng đã hứa không bàn chuyện Biển Đông để
Trung Quốc cảm thấy “thoải mái”.
Tuy
đã hứa như vậy, nhưng trong một cuộc họp báo đầu tiên của mình vào hôm
thứ Sáu (13-11) với tư cách là phát ngôn viên chính thức của APEC, phát
ngôn viên của Bộ Ngoại giao Philippines, Charles Jose, đã nói nhiều về
các hành động “xâm lược” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo
đó, ông nói rằng, trong khi vấn đề Biển Đông không nằm trong lịch trình
chính thức thì các lãnh đạo thế giới có thể thảo luận điều này ở hội
nghị hẹp.
Theo
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, bà Susan Rice, tranh chấp biển đảo sẽ là
“vấn đề trung tâm” trong chuyến đi 3 ngày của ông Obama tới Manila, bắt
đầu từ thứ Ba (17-11) và kế tiếp là một hội nghị khu vực khác ở
Malaysia.
Bà Rice cũng nhấn mạnh, ông Obama sẽ nêu các vấn đề “an ninh hàng hải” và “tự do hàng hải” trước hội nghị.
Ông
Curtis S. Chin, cựu đại sứ Mỹ tại Ngân hàng Phát triển Châu Á ở Manila
cho rằng, trong khi Trung Quốc nói họ muốn hội nghị sẽ chỉ tập trung vào
thương mại, thì vụ tấn công khủng bố tại Pháp và sự chú ý của Mỹ vào
vấn đề Biển Đông cho thấy điều đó là không hiện thực.
“Người
ta không thể tách bạch vấn đề kinh tế và không kinh tế trong một thế
giới kết nối lẫn nhau ngày này”, ông Curtis S. Chin nói.
Quang Hiển (theo AFP)
0 comments:
Post a Comment