Sau khi phát triển nhanh chóng trong gần suốt 40 năm, Trung Quốc hiện ở
một điểm ngoặt của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trong
loạt bài này, Tiến sĩ Xue Li sẽ xem xét năm thách đố then chốt nhất và
các cạm bẫy tiềm tàng mà Trung Quốc đối đầu ngày hôm nay.
Rắc rối của Trung Quốc với các lực lượng ly khai liên quan tới các giá
trị tinh thần nòng cốt, nhưng nó không hẳn là tương tự. Trung Quốc có
hai loại lực lượng ly khai: các lực lượng ly khai ngay trên Hoa Lục
(những người cổ xúy cho “độc lập của Tân Cương” và “độc lập của Tây
Tạng"), và lực lượng ly khai Đài Loan (độc lập của Đài Loan). Chúng ta
sẽ bình luận khái quát về mỗi lực lượng ly khai này.
Mỗi khi đề cập tới vấn đề “độc lập của Tây Tạng”, có lẽ chúng ta lập tức
nghĩ ngay tới các cuộc đàm phán với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một lợi
thế của nhà cầm quyền Trung cộng bởi vì Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bắc Kinh
đã có một lịch sử tác động qua lại với nhau khá lâu dài, trải qua nhiều
thập niên. Họ hiểu khá rõ đối phương. Các quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt
Ma tương đối ôn hòa nếu so với thế hệ trẻ sau này. Ví dụ, Đức Đạt Lai
Lạt Ma không hề công khai ủng hộ sự độc lập. Nhưng ngài vốn đã 80 tuổi
và vì vậy đang hết thời giờ.
Vấn đề Tân Cương phức tạp hơn. Trong nhiều năm, chính phủ Trung cộng đã
chọn một biện pháp đa phương để giải quyết vấn đề “độc lập của Tân
Cương”. Nhà cầm quyền Bắc Kinh kiên quyết tấn công các lực lượng “độc
lập Tân Cương”. Họ đã khai triển một “sự phòng thủ nhóm và giải pháp
nhóm” nhằm hủy diệt những mầm móng ly khai ngay từ trong trứng nước.
Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn
việc các lực lượng “độc lập Tân Cương” lẩn trốn ngang qua biên giới,
đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho sự xuất nhập cảnh của những người
thường dân. Chính phủ đã đầu tư vào việc phát triển kinh tế của Tân
Cương nhằm vô hiệu hóa sự trỗi dậy của “ba lực lượng” – cực đoan tôn
giáo, ly khai sắc tộc và khủng bố bạo động
Rắc rối mà chúng ta đương đầu ngày hôm nay là “ba lực lượng” nêu trên
đang bành trướng tới các tỉnh khác ngoài Tân Cương và thậm chí vượt qua
khỏi biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự tới sự ổn định
và phát triển lâu dài của Tân Cương là hành động cực đoan tôn giáo. Các
phần tử cực đoan tôn giáo thâm nhập vào nền văn hóa sắc tộc của người
Duy Ngô Nhĩ, từ đó gây ảnh hưởng tới đời sống thường nhật và thế giới
quan của thường dân. Họ dùng cách này để làm suy yếu chính quyền sở tại.
Cuối cùng, “độc lập của Đài Loan” hẳn nhiên là một thách đố. Trong giai
đoạn cầm quyền của Tổng thống Mã Anh Cửu, bang giao ngang eo biển tương
đối ổn định và các mối quan hệ kinh tế được củng cố. Tuy nhiên, người kế
nhiệm ông rất có thể sẽ là bà Thái Anh Văn. Lãnh tụ tinh thần của bà
Thái là cựu Tổng thống Lý Đăng Huy, người có danh tiếng là cổ xúy cho
“độc lập của Đài Loan”. Hồi năm 1999, ông Lý thậm chí còn đề nghị thiết
lập mối bang giao “quốc gia với quốc gia” ngõ hầu quản trị các mối quan
hệ xuyên eo biển. Bà Thái, với tư cách nghị viên hội đồng, đã đóng góp
tích cực vào việc hoạch định thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia và Hội
đồng Tái Thống nhất Quốc gia. Sau đó, vào năm 2002, cựu Tổng thống Trần
Thủy Biển đề xuất khái niệm “một quốc gia trên mỗi bên Eo biển Đài Loan”
và bà Thái, với tư cách chủ tịch Hội đồng Đại lục Sự vụ, đã đóng góp
nhiều ý kiến quan trọng.
Bà Thái là một người hiểu biết, một nhà tư tưởng chiến lược tin tưởng
vào “sự độc lập của Đài Loan”, và những thành tích hoạt động chính trị
từ trước tới nay cho thấy là bà sẽ không thua kém tài năng, bản lãnh của
các nam đồng nghiệp. Chúng ta không nên giả định rằng bà đã thay đổi
lập trường chính trị vì những ngôn từ mà bà phát biểu trong cuộc vận
động tranh cử tổng thống.
Bất kỳ một cuộc vận động nào cho sự độc lập của Đài Loan cũng đều sẽ
vượt qua lằn mức chấp nhận của Đại lục và có thể châm ngòi cho một cuộc
chiến tranh, điều này sẽ phương hại nghiêm trọng tới ngoại thương và
hoàn cảnh kinh tế của Trung Quốc.
* Cạm bẫy tiềm tàng thứ 5 của Trung Quốc: Hoa Kỳ
15/11/2015
0 comments:
Post a Comment