Friday, December 5, 2014

Tản mạn sau bữa tiệc: Côn an to hay đảng to?

...Thời gian gần đây ngành công an tổ chức một đơn vị đặc biệt có mật danh là "Côn-an". Tổ chức mật này tạm thời hoạt động trong khuôn khổ phá hoại các tang lễ của công dân, ném đá vào xe ô tô công dân, ném cứt, đồ bẩn vào nhà công dân, hành hung gây thương tích cho công dân, lợi dụng hỗn quân, hỗn quan đánh cắp tài sản của công dân. (Không loại trừ công dân - nạn nhân là đảng viên ĐCSVN) Nhưng với cái đà này, họ có thể làm được nhiều điều to hơn nữa...

1. Chống cộng giả vờ?


Hôm qua nhà có giỗ. Khách mời của gia đình là hai nữ nhà văn trẻ cùng ở Hải Phòng, trong đó có một cô là đảng viên đảng cộng sản. Trong bữa ăn khá thân mật, không hiểu sao mà tôi lại buột mồm ra một câu sau:

- Chú là người chống CS giả vờ... và cháu (với cô đảng viên ĐCS) cũng là người chống "phản động" giả vờ nốt. Chúng ta ở hai đối cực mà ngồi được với nhau thế này, không phải là giả chống nhau sao?.

Tất cả cùng cười. Một lúc, cô ĐVĐCS giải thích "Chú và cháu ở hai đối cực, nhưng mà từ trước đến nay chú cháu ta vẫn là chú cháu ta, không thể là người khác được. Tôi không bết nói sao, chỉ bấu vào cái an ủi rằng ở Quốc nội, xung quanh những người CHỐNG CỘNG có nhiều người hơn nằm trong tổ chức" CHỐNG những người chống cộng". 

Họ, có người là bạn, là anh, em ruột, thậm chí là bố, mẹ, vợ, con... của ta. Do vậy hầu hầu hết, từ cả hai phía lâm vào tình trạng như tôi và nhà văn nữ kia. Thế mới biết chống cộng (để được tiếng là không giả vờ) cực khó. (Lại liên hệ đến HĐC đang ở Mỹ. Ở Hải Ngoại, tỉ lệ CS không cao như trong Quốc nội, nên chống dễ hơn và dễ thắng hơn). 

Tôi bàn với vợ, lần giỗ sau ta phải chống cộng quyết liệt, không mời cô cháu ấy nữa, Vợ tôi bảo, không được! Cháu nó quan hệ tốt với gia đình mình từ khi anh chưa là "Phản động" và nó cũng chưa nằm trong tổ chức "chống phản động".

2. Công an to hay đảng to?

Sắp kết thúc bữa cơm thì lù lù đi vào một Đ/c công an. Đ/c này được giao phụ trách "giúp tôi" thực hiện bản án quản chế. Chắc là nghe điện thoại của nhóm trinh sát báo nhà tôi có khách lạ nên phóng vội xe máy đến, ghé vào "thăm" và "chúc mừng". (Họ không kịp chúc mừng anh Nguyễn Văn Túc với khẩu hiệu chụp ở nhà tôi lần trước, nên rút kinh nghiệm). 

Đ/c công an nhìn chằm chằm vào hai thực khách bữa giỗ của nhà tôi, khiến tôi phải nổi nóng can thiệp (Hai thực khách nữ không xinh đẹp đến độ “Hoa hậu thiếu phụ”, để mà được hưởng cái nhìn thôi miên như thế!). Rồi vị khách không mời mà đến cũng được "...mời ra ngoài". 

Bấy giờ thực khách đảng viên mới thổ lộ rằng cô, lần trước đã được rồi cái việc công an theo về tận nhà hỏi lý do đến nhà gã "nhà văn tự phong, phản động Nguyễn Xuân Nghĩa." Cô hoảng. Ngày còn bé, mỗi khi hờn dỗi, bố mẹ đều nói "Im đi, Công an đấy!" thế là thành tượng “người bú vú mẹ trong lòng mẹ”. Sau lớn lên, đặc biệt từ khi vào ĐCS, biết công an là người của nhân dân, là công cụ của đảng mình nên không sợ công an nữa. 

Nhưng lúc này đây, ngồi trước mặt đ/c công an ít tuổi hơn mình, có khi tuổi đảng cũng ít hơn mình mà không hiểu sao nhớ đến ngày bé người lớn đưa công an ra dọa, bèn toát mồ hôi. Rồi trấn tĩnh tư duy. Mình là đảng viên, mình không vi phạm pháp luật, Đ/c này là CA. Công an to hay đảng to?. 

Luẩn quẩn vài phút trong đầu, tự mình nghĩ là công an to hơn nên phải xuống giọng... thì... là... mà... Thắng lợi tinh thần là chỉ phải nghe khuyên nhủ nhẹ nhàng, không phải lấy lời khai, ký biên bản gì ráo trọi.

Đấy cũng là một ví vụ nhỏ trong nhiều ví dụ lớn hơn. Có những bậc cha, chú đảng viên, ba, bốn chục năm tuổi đảng, vào sống ra chết ngoài chiến trường, khi về hưu mang lon thiếu tá, trung tá ra khoe với bàn dân thiên hạ những lúc có lễ hội trong làng, trong tỉnh;... tự dưng trở dại, rách việc đến nhà tôi, chỉ với mục tiêu xem tôi to bằng đâu, có bằng con châu chấu không. Hệ lụy là được vài ba cháu công an đeo vài sao trên một vạch chỉ vào cái ghế, mời ngồi, thế là hoảng hồn, khiếp vía quay về tắp lự với tờ báo Nhân dân, không còn gan đâu nghĩ đến chuyện gì khác. 

Ai cũng hỏi tại sao mình sợ công an đến thế mà không ai dám nghĩ ra câu trả lời.

Thời gian gần đây ngành công an tổ chức một đơn vị đặc biệt có mật danh là "Côn-an". Tổ chức mật này tạm thời hoạt động trong khuôn khổ phá hoại các tang lễ của công dân, ném đá vào xe ô tô công dân, ném cứt, đồ bẩn vào nhà công dân, hành hung gây thương tích cho công dân, lợi dụng hỗn quân, hỗn quan đánh cắp tài sản của công dân. (Không loại trừ công dân - nạn nhân là đảng viên ĐCSVN) Nhưng với cái đà này, họ có thể làm được nhiều điều to hơn nữa. 

Trong lịch sử VN, triều Hậu Lê có loạn kiêu binh. Chúng có thể đánh nhừ đòn, dí được gươm vào cổ cả quan đại thần. Đặc biệt các chế độ độc tài càng tạo ra nhiều tổ chức lộng quyền hơn. Đức quốc xã có Ghettapo, ngay đến các đảng viên kỳ cựu, cán bộ có công của đảng Quốc xã cũng bị chúng sát hại. Liên xô cũ có "Ủy ban bảo vệ cách mạng" dưới sự điều khiển của Beria. Chúng ghiết hại đến hơn mười nghìn cán bộ cỡ ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng cộng sản trung thành với Stalin rồi mới bị phát hiện, giải tán. Ở nước cộng sản Trung Hoa có Hồng vệ binh của cuộc cách mạng văn hóa vô sản. Người cao nhất mà chúng gông cổ là phó chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, không kể đến các vị nguyên soái,đại tướng, công thần của chế độ. May cho ĐCS Trung Quốc, chúng mới chỉ hạ phóng Đặng Tiểu Bình chứ chưa cưỡng bức tự treo cổ... bằng khăn lụa trắng.

Với cái đà này, tổ chức "côn-an" VN có khả năng trở thành Kiêu Binh như thời Hậu Lê không? Thành “ủy ban bảo vệ cách mạng thời Xô - viết không? Thành cậu bé “Hồng vệ binh” thời CMVH Trung quốc không? Câu hỏi gần nhất đối với người dân VN là: ai to, công an hay đảng?

0 comments:

Powered By Blogger