Wednesday, November 19, 2014

Bốn 'chuyện lạ' ở đất nước Nhật Bản


Đang được cộng đồng mạng chia sẻ nhiều trên Facebook, những mẩu chuyện này khiến ai đọc xong cũng phải suy gẫm ca ngợi.



Người Nhật xếp hàng. Ảnh minh họa
1./ TRUNG THỰC
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
2./ “NO NOISE” - KHÔNG ỒN
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
3./ NHÂN BẢN
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
4./ BÌNH ĐẲNG
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
(sưu tầm)
***********
Tính kỷ luật trong bữa ăn của trẻ Nhật
Cách dạy con "ứng xử" và "yêu mến" thức ăn của người Nhật khiến tôi sửng sốt và ngưỡng mộ.



Tính kỷ luật trong bữa ăn của trẻ Nhật
Gần đây, tôi có dịp được mời đến một buổi tiệc liên hoan dành cho trẻ con tại thành phố Nayoro tỉnh Hokkaido. Một lần nữa tôi lại bị ấn tượng bởi các cư xử và tính kỷ luật của trẻ con Nhật. Chúng thể hiện nay trong cách bọn trẻ ăn uống và “ứng xử” với thức ăn.
Người Việt chúng ta từ lâu tự cho rằng cứ là trẻ con thì được quyền bày bừa trong bữa ăn và cha mẹ thì có trách nhiệm chuẩn bị đồ ăn cho con cũng như dọn dẹp, rửa bát sau khi trẻ ăn xong.
Ở Nhật thì không như vậy. Không chỉ ở nhà mà ngay cả ở trường học, trẻ con Nhật cũng đều được giáo dục rằng phải biết giúp đỡ cha mẹ chuẩn bị đồ ăn, cũng như làm thế nào để ăn uống một cách lịch sự và dọn dẹp sau khi ăn xong. Đấy là một phần của văn hoá ẩm thực Nhật Bản.
Như tôi quan sát, các bà mẹ Nhật luôn để ý đến việc dạy con tự nấu những món ăn đơn giản cũng như khuyến khích trẻ giúp đỡ mẹ trong bếp với khả năng tối đa của trẻ. Điều này không những giúp trẻ biết quý trọng thức ăn, biết cách “cư xử” với thức ăn mà đồng thời còn khiến bé thấy ăn uống và nấu nướng cũng là một hoạt động rất vui và lý thú.



Trẻ con Nhật được chú ý dạy cách nấu những món ăn cơ bản từ rất sớm (ảnh minh hoạ)
Trong suốt buổi tiệc mà tôi được tham dự ở Nayoro đấy, tôi quan sát thấy những đứa trẻ con mới tuổi mẫu giáo tự biết chuẩn bị sandwich và pizza cho bản thân với một sự hào hứng và lịch thiệp tuyệt vời. Đương nhiên, bánh sandwich và pizza sẽ do người lớn nướng nhưng bọn trẻ đều biết tự chuẩn bị phết bánh mì cũng như chọn loại thức ăn sẽ bỏ lên pizza theo ý thích và lựa chọn của mình.Không một ai yêu cầu bọn trẻ phải cho gì lên bánh pizza. Thay vào đó, chúng được khuyến khích lấy thật nhiều loại rau và thịt sao cho bánh pizza sặc sỡ và nhiều màu nhất có thể. Một số đứa trẻ chỉ thích ăn pizza với pho mát không hoặc một số chỉ thích sandwich, không ăn pizza. Không ai ép chúng. Tất cả chỉ muốn cho bọn trẻ có được những khoảng thời gian vui vẻ và cảm thấy tích cực với vấn đề ăn uống và thực phẩm. Người Nhật biết, trẻ con sẽ ăn được nhiều hơn nếu chúng cảm thấy ăn uống là một cách vui chơi, và nó rất vui. Sau bữa tiệc, bọn trẻ sẽ giúp thu dọn đĩa và cốc bẩn để vứt đi.
Thêm một án tượng nữa với trẻ con Nhật, đó là thói quen nói cám ơn trước và ngay cả sau khi ăn xong. Đó vừa là phép lịch sự trên bàn ăn, vừa là cách mẹ Nhật dạy con lòng biết ơn.
Ở bữa tiệc tai Nayoro hay ở bất cứ bàn ăn nào có trẻ nhỏ, tôi đầu thấy sau khi rửa tay, các bé không hề ăn ngay mà luôn nói "Itadakimasu". “Itadakimasu” là một cụm từ tiếng Nhật rất khó để dịch nghĩa trực tiếp. Tôi có thể ta nôm na như thế này: nó được nói lớn ngay trước khi ăn và có nghĩa đại loại như "Tôi rất vinh dự để bắt đầu ăn bữa ăn này”. Vậy là, sau khi một tràng những âm thanh "Itadakimasu!" líu lo vang lên cùng một lúc, các bé Nhật mới bắt đầu cắm cúi vào phần ăn uống của mình. Khi tất cả các bé hoàn thành, các em hét to một cách nhiệt tình "Goshisosamadeshita!" – một câu nói truyền thống của Nhật sau khi ăn cơm, nghĩa đại loại như "cảm ơn vì bữa ăn ngon miệng này" rồi cũng mới kết thúc bữa ăn.
Trẻ con Nhật ăn uống kỷ luật nhưng cũng rất vui và hào hứng với thức ăn. Trước đây tôi luôn tò mò không hiểu vì sao và nhờ phương pháp nào, mẹ Nhật có thể dạy con mình hai việc tưởng như mâu thuẫn như vậy. Thời gian ở Nhật đã cho tôi câu trả lời và cả sự ngưỡng mộ tuyệt đối đối với văn hoá giáo dục trẻ nhỏ, nhất là trong việc ăn uống của người Nhật.
(Theo Eva)
 

0 comments:

Powered By Blogger