Monday, January 27, 2014

Tại sao người Việt chúng ta phải dùng lịch Tàu ?

Tại sao người Việt chúng ta phải dùng lịch Tàu ?
Posted on 26/01/2014 by danchuahiepthong


Gần đây nghe nhiều người trong cũng như ngoài nước thắc mắc và bàn tán “Vì sao dân Việt nam lại ăn Tết theo lịch Tàu? Ngoài ra còn dùng lịch Tàu để khai trương, cưới hỏi, cúng giỗ, xây nhà ..v.v. Vậy có phải dân Việt Nam tụi bây là gốc Tàu không?” Nghe mà thấy “nhột” và “bực”. “Nhột” bởi vì ngẫm lại thấy họ nói đúng, mình sử dụng lịch Tàu, nên các ngày lễ đều y chang như Tàu như tết cổ truyền, tết Trung Thu, tết Thanh minh, ..v.v.
Và hệ quả tiếp theo là các phong tục, tập quán, văn hóa cũng bắt chước Tàu y chang như coi ngày, coi tuổi, cúng khai trương, coi xuất hành, múa lân, hát bội, lì xì, viết thư pháp, thậm chí nhiều người nghiện phim Tàu, phim Hồng Kong. “Bực” bởi vì lịch sử dân tộc cho thấy Tàu luôn là kẻ thù của chúng ta, đã xâm chiếm và đô hộ Việt nam ta cả ngàn năm, và hiện nay lúc nào cũng lăm le chiếm đất biển của ta (và các nước khác) nếu có cơ hội; vậy mà Việt nam vẫn còn dùng lịch của kẻ thù dân tộc. “Bực” bởi vì dương lịch quá ưu việt, tiện dụng, và chính xác so với âm lịch, và được nhiều nước trên thế giới sử dụng, vậy mà ta không theo, đi xài theo lịch Tàu.
Tìm kiếm trên Google thì thấy rằng chỉ còn vài nước theo lịch Tàu như Mông Cổ, Hàn Quốc, và Việt Nam. Nhiều người phản biện rằng, dân Việt ta theo âm lịch (lunar calendar), chứ đâu phải lịch Tàu (Chinese calendar). Thật ra, không phải vậy, chúng ta theo lịch Tàu chứ không phải âm lịch thuần túy! LịchTàu không hoàn toàn là âm lịch, mà là âm-dương-lịch, vì dựa trên sự kết hợp của mặt trăng và mặt trời. Chu kỳ mặt trăng là khoảng 29,5 ngày. Để “đuổi kịp” với lịch mặt trời (Dương lịch), cứ vài năm một lần, người Trung Quốc xưa lại bổ sung thêm một tháng. Điều này cũng giống như việc bổ sung thêm một ngày vào năm nhuận. Đó là vì sao Tết lại rơi vào các ngày khác nhau qua các năm. Phần lớn các nước đều xài dương lịch và ăn Tết theo dương lịch, hoặc ngày Tết cổ truyền riêng của họ. Thậm chí các nước Đông Nam Á xung quanh ta cũng có Tết cổ truyền riêng chứ không theo Tàu:
§ Tết Cambodia (gọi là Tết Choi ChơnămThmay, diễn ra ngày 13-16 tháng 4 dương lịch).
§ Tết Lào (gọi là Tết Bungumay diễn ra ngày 13-16 tháng 4 dương lịch).
§ Tết Thái Lan (gọi là Tết Songkran, diễn ra ngày 13-16 tháng 4 dương lịch).
§ Tết Nhật Bản (đã chuyển từ Tết âm lịch sang Tết dương lịch từ năm 1873)
Thật ra lý do chính là do Việt nam ta bị Tàu đô hộ và đồng hóa cả ngàn năm, nên cũng khó tránh khỏi những phụ thuộc nầy. Tuy nhiên nước ta đã giành được độc lập khỏi Tàu lâu rồi (hơn cả ngàn năm nay), nên không có lý do gì ta lại phải dùng lịch Tàu, và bắt chước những tập quán của kẻ thù dân tộc nữa. Điều nầy có thể khó thực hiện khi mà lớp thế hệ cũ vẫn còn, và bản thân chúng ta còn bảo thủ. Tuy nhiên nếu chúng ta‘không đi thì sẽ không bao giờ tới’; vì thế nên chăng, chúng ta nên bắt đầu chuyển sang dùng dương lịch cho văn minh và từ bỏ được những tập quán hủ lậu của Tàu, đồng thời cũng khẳng định sự độc lập và khác biệt giữa Việt nam với Tàu.
Tôi thấy điều nầy dễ thực hiện cho gia đình Việt ở nước ngoài, nơi mà chỉ dùng hoàn toàn dương lịch. Còn đối với người dân trong nước, nếu quan tâm và đồng lòng thay đổi, tôi nghĩ chúng ta sẽ thay đổi được.
Riêng gia đình tôi nhất định sẽ chuyển sang dương lịch từ năm nay 2014. Tôi có “mất gốc” không? Vâng, có thể, nhưng những cái “gốc Tàu” nầy, có mất tôi cũng chẳng thiết tha gì! Tôi trân trọng nguồn gốc Việt, nhưng nhất quyết sẽ đoạn tuyệt và chấp nhận mất “gốc Tàu”.

Bảo Trần
MD, ngày 22/01/2014

0 comments:

Powered By Blogger