Sunday, November 3, 2013

VŨ VĂN LỘC LÀ “ĐẠI TÁ” QUÂN LỰC VNCH HAY “THƯỢNG TÁ” QUÂN HẠI NHÂN DÂN?

Tinh thần người lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn luôn bất khuất cho dù hoàn cảnh nào hay bất cứ ở đâu.

Trận tổng công kích tết Mậu Thân 1968 là một bằng chứng không thể chối cải về thủ đoạn gian manh, lật lọng của giặc cộng, sở trường và cũng là nghiệp chuyên: “nói một đàng, làm một nẻo”, nên đừng tin bất cứ cái gì cộng sản nói, hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm, là lời nói chí lý của thượng tá Tám Hà ( Trần Văn Đắc) sau khi trở về với chánh nghĩa quốc gia. Ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ là kẻ lập lại trên hệ thống truyền thanh quốc gia, thế là nhiều người tưởng lầm là do ông Thiệu “động não” phát ngôn. Sự thực nếu ông Thiệu là tác giả câu nói ấy, thì ông đã không phá nát quân lực VNCH, làm mất miền Nam chỉ trong 55 ngày và nhứt là ông Thiệu không “tháo chạy” khi chính ông phá nát quân, chịu trách nhiệm trước quân dân và quân đội, thà chết chớ không ra khơi như lời hứa trước khi từ chức. Tác phong, tinh thần của ông trung tướng Nguyễn Văn Thiệu không thể sánh với “hạ sĩ danh dự” Trần Văn Hương và nhiều chiến sĩ kiên cường trong quân lực VNCH khác, từ hàng tướng đến binh nhì, đã tuẩn tiết sau khi nghe lịnh đầu hàng của tên nằm vùng “súc vật” Dương Văn Minh.
Trận đánh ác liệt của nhiều sư đoàn chánh qui Bắc Việt, cùng với cơ sở nằm vùng, làm cho toàn thể miền nam lâm vào cảnh khói lửa, khắp nơi, giặc tấn công và nhứt là Huế, giặc chiếm 25 ngày, đã tàn sát hơn 6 ngàn người, chôn trong hàng trăm nấm mồ tập thể, là tội ác không bao giờ quên trong lịch sử dân tộc và thành tích giết người trên thế giới.
Trong trận phản công và bảo vệ miền nam, nhân vật lừng danh là anh hùng, thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, người đã làm nên lịch sử: đập tan cuồng vọng tấn chiếm miền nam trong trận tết Mậu Thân và dẹp loạn Việt Cộng đội lớp thầy chùa trong bạo loạn phật giáo miền trung 1966.
Tuy nhiên, thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan là người hứng chịu bao đắng cay qua tấm hình chụp của Eddie Adams vào ngày 1-1-1968, khi tướng Loan bắn chết tên đại úy đặc công Bảy Lốp ( Nguyễn Văn Lém), vì tên nầy đã tàn sát cả gia đình thiếu tá Tuấn, giết từ người lớn đến con nít. Tấm hình nầy đã đưa tên tuổi Eddie Adams lên đài danh vọng trong nghề truyền thông, nên năm 1969, ông được trao giải thưởng Pulitzer Prize, đặc biệt trong sự kiện nầy còn có một người Việt Nam tên là Võ Sửu, nghề quay phim cho đài truyền hình NBC của Mỹ. Tấm hình của Eddie Adams được báo chí đăng và hình ảnh trên truyền hình được Võ Sửu cung cấp, là thắng lợi cho phong trào phản chiến khuynh tả, cũng như Hà Nội, dùng hình ảnh ấy để tuyên truyền, xuyên tạc.
Sau nầy, ký giả Eddie Adams đã hối hận, sau khi biết tấm ảnh oan nghiệt ấy được phong trào phản chiến khuynh tả, cộng sản sử dụng để triệt hạ miền nam tự do và cả cuộc đời của anh hùng Nguyễn Ngọc Loan, nên ông tỏ lòng hối hận qua câu sau đây trên tờ Time:
“The general killed the Viet Cong. I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapon in the world. People believe them, but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths. What the photograph didn’t say was: “What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American soldiers?”
Tạm dịch:
“Ông tướng giết thằng Việt Cộng. Tôi giết ông tướng với máy hình của tôi. Hình ảnh vẫn là vũ khí mạnh nhất trên thế giới. Người ta tin vào chúng, nhưng hình ảnh vẫn “nói láo” dù không có ẩn ý chi cả. Chúng chỉ là ” phân nửa sự thật”. Điều mà tấm ảnh không nói là :” Anh sẽ làm gì nếu anh là vị tướng đó ở vào thời điểm đó, trong một ngày nóng bỏng đó, và anh bắt được một tên ác nhân đã bắn một, hai, hoặc 3 lính Mỹ ?”
Đồng thời Eddie Adams đã chính thức xin lỗi tướng Nguyễn Ngọc Loan và gia đình, vì tấm ảnh nầy đã làm hại cả cuộc đời, sự nghiệp và danh tiếng của tướng Loan, nên sau khi tướng Loan qua đời vì bịnh ung thư tại Virginia, ông Adam viết:
“The guy was a hero. America should be crying. I just hate to see him go this way, without people knowing anything about him.”
Tạm dịch:
“Ông nầy là một anh hùng. Nước Mỹ đáng lý phải đau buồn. Tôi tiếc là phải thấy ông ra đi như thế, không một ai biết rõ về ông cả.”
Eddie Adams
Ngay cả người chụp tấm hình nầy đã nhận ra sự lầm lẫn tai hại, vô tình giúp cho bọn khủng bố Việt Cộng đạt thắng lợi trong mật trận truyền thông, đương nhiên là quân dân miền nam thừa biết tên Bảy Lốp là kẻ gây tội ác, cái chết của hắn ta cũng chưa có thể đền hết tội ác với gia đình thiếu tá Tuấn. Nhưng thời đó, đại tá Vũ Văn Lộc ở đâu, làm gì mà không biết ?
Năm 1993, trong đại hội ở Mạc Tư Khoa, Vũ Văn Lộc còn đòi bắn tướng Loan khi nhìn thấy cảnh tướng Loan bắn tên khủng bố Bảy Lốp. Năm 1968, Vũ Văn Lộc ở đâu, có ra chiến trường để đánh cộng sản, hay là ông núp, trốn ở đâu đó trong kho hàng quân đội?. Nếu lúc đó Vũ Văn Lộc bắn tướng Loan, thì chưa chắc gì còn sống đến ngày nay, khi những cận vệ tướng Loan và cả ông tướng đã nhận ra kẻ “nằm vùng” xuất đầu lộ diện và nếu không chết cũng bị bắt, giải về an ninh quân đội điều tra.
Từ trái sang phải: Đại tá Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, cựu Đô đốc Trần Văn Chơn (93t), cựu ĐTg Trần Thiện Khiêm (89t) cựu ThTg Nguyễn Khắc Bình (82t) tại Đài Kỷ Niệm các cựu chiến binh San Jose hy sinh tại Việt Nam. Tháng 4, 2013 (Photo Mỹ Lợi).
Sự thú nhận của Vũ Văn Lộc đã chứng minh là ông ta không phải là đại tá VNCH mà có khả năng vừa xứng với chức “thượng tá” quân hại nhân dân. Nếu thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan là tội đồ, thì Mỹ đã truy tố ông từ lâu và đã không cho ông vào đất Mỹ để sống sau khi miền nam mất năm 1975, như trường hợp trung tướng Đặng Văn Quang, người không cho Mỹ biết việc ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bỏ quân khu 1, nên phải sang ở Canada gần cuối đời mới được qua Mỹ mà chết.
Vũ Văn Lộc không xứng đáng mang danh hiệu “cựu đại tá VNCH”, ông ta xứng đáng mang quân hàm thượng tá, nên không chào cờ vào ngày kỷ niệm 35 năm thành lập cơ quan IRCC, nếu lúc đó mà kéo cờ đỏ là đúng với “tinh thần Bảy Lốp”.Sự xác nhận về việc bắn tướng Loan, thì Vũ Văn Lộc đã trở thành “đồng chí” với Bảy Lốp nên ông tỏ ra thù ghét, hạ nhục cả thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam với câu: “chết để làm gì”.
Trương Minh Hòa
03.11.2013

0 comments:

Powered By Blogger