Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-11-04
2013-11-04
Một cửa hàng bán hàng lưu niệm cho du khách tại Hà Nội hôm 01/11/2013 |
Vương ngồi án thư, lôi bản dự thảo hiến pháp ra xem lại, sửa vội mấy
chữ, chỉnh dấu chấm phẩy. Rồi soạn công văn gửi bộ Học. Chỉ dụ bộ Học
phải ca ngợi rằng bản dự thảo này là thể hiện cho ý chí hào hùng của
nhân dân ra dưới thời kỳ mới, đồng thời phải nhấn mạnh con đường đi lên
thiên đường xã nghĩa vẫn còn dài, toàn dân , toàn quân phải phấn đấu
chịu đựng gian khổ nhiều hơn nữa”...
Trong khi ngày xưa Vệ Kính Vương phán xuống thần dân về con đường thiên lý xã nghĩa ấy – mà nói theo nhà văn Xuân Vũ là “Đường đi không tới” , thì thời nay, lãnh đạo chóp bu của VN cũng vừa lên tiếng trước Đòan Đại biểu Quốc hội Hà Nội rằng “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hòan thiện ở VN hay chưa”.
Lời phán như vậy của Tổng bí thư VN Nguyễn Phú Trọng khiến blog Tễu không còn cách nào khác đành phải thốt lên lời than rằng:
Ối giời ơi! Bác Trọng làm em nản quá! Thế thì đời em không có may mắn
được trông thấy thiên đường xã hội chủ nghĩa rồi! ...Thôi! Không mơ tới
được thiên đường, thì chúng em cứ sống với cái địa ngục này vậy!
Lời
phán của “Bác Trọng” khiến blogger Nguyễn Tường Thụy đành phải “Bye bác
Tổng, em trùm chăn đây”, và rồi nhớ lại ngày xưa còn bé thường nghe các
bác cán bộ nói 40 năm nữa thì nước ta bằng Liên Xô bây giờ. Đến khi lớn
lên học chủ nghĩa Mác, người học trò Nguyễn Tường Thụy nghe các thầy
của mình nói rằng Liên Xô đã có những yếu tố cơ bản của chủ nghĩa cộng
sản, có nghĩa là chủ nghĩa xã hội đã có rồi. Sau đó, số phận của người
anh cả XHCN Liên Xô thế nào, “bác Tổng”- và cả thế giới - đã biết.
Blogger Nguyễn Tường Thụy “tâm sự” tiếp với “bác Tổng”, rằng “Không thể
nói hết được lúc đó em hoang mang thế nào đâu”.
Thế rồi đột nhiên hôm nay, bác lại phán ... xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa" khiến tác giả Nguyễn Tường Thụy thực sự lo lắng quá. Blogger Nguyễn Tường Thụy thố lộ với “bác Tổng”:
Lúc còn trẻ, cứ xem khí thế hồi ấy, em nghĩ nước ta, cực nhọc lắm thì
cũng chỉ hết thế kỷ hai mươi là có chủ nghĩa cộng sản rồi. Vậy mà sang
thế kỷ 21 đã hơn một thập kỷ, bác lại "dọa" đến hết thế kỷ này vẫn chưa
chắc có chủ nghĩa xã hội (chứ đừng mơ gì đến chủ nghĩa cộng sản) thì em
không biết tin vào ai nữa. Điều đó có nghĩa là đời bác và em, đến đời
con và đời cháu chúng ta cũng chưa thấy chủ nghĩa xã hội đâu. Vì hết thế
kỷ này thì thằng cháu ngoại của em cũng đã ...90 tuổi (cháu của bác
chắc còn già hơn…). Em oải lắm rồi. Thôi bye bác, em trùm chăn đây để
các bác xây dựng chủ nghĩa xã hội cho đám chắt chút chít của chúng ta.
Không thay đổi dù không hoàn thiện
Khi còn sinh tiền, Giáo sư Đặng Phong, một chuyên gia kinh tế chính trị
thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân đã lên tiếng với Đài ACTD về vấn đề này.
Ông giải thích tại sao giới lãnh đạo Việt Nam vẫn khư khư “ôm lấy” chủ
nghĩa xã hội:
Một đại biểu đang cầm lá phiếu trong phiên bầu cử của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 hôm 17/1/2011. |
Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp
nhận nó nữa nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên
dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã
hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái
nội dung thật của nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ
của lịch sử…
Đại
tá Phạm Xuân Phương, từng công tác nhiều năm trong Cục Chính trị của
Quân đội Nhân dân VN, giải thích tại sao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
vẫn luôn khẳng định Việt Nam không thay đổi mục tiêu “tiến lên chủ nghĩa
xã hội” mặc dù nhìn nhận con đường XHCN “còn lâu dài lắm. Đến hết thế
kỷ này không biết đã có CNXH hòan thiện ở VN hay chưa”:
Cơ bản ông ấy không đủ khả năng để ông ấy hiểu, nhưng bên cạnh ấy, nó
cũng là quyền lợi. Ông ta ngu dốt lại hưởng tất cả mọi quyền lợi thì
việc gì mà thay đổi trong khi ông ta lại đang làm vua ở xứ sở này. Những
cái đó nó quan hệ với nhau, tạo ra những mối ràng buộc. Và cứ như thế
mà ông ta hót. Trí thức Việt Nam, kể cả những người bảo hoàng nhất, cũng
không thể nào nghe và chấp nhận việc ổng nói nữa.
Theo
blogger JB Nguyễn Hữu Vinh thì “Sau mấy chục năm khẳng định con đường
quá độ đi lên Chủ Nghĩa xã hội mà ‘đảng và bác’ đã chọn hộ dân tộc Việt
Nam là con đường hiện thực, duy nhất đúng đắn, dần dần các lãnh đạo cộng
sản mới thừa nhận sự u mê và hão huyền mơ hồ khi đặt niềm tin vào đó.
Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh còn mơ hồ theo kiểu ‘năm ăn năm thua’ rằng:
‘Chủ nghĩa xã hội sẽ dần dần sáng tỏ’. Còn mới đây Tổng bí thư Đảng Cộng
sản ngao ngán thổ lộ: ‘Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa’. Nghĩa
là, cứ đi hết thế kỷ này theo con đường quá độ và yên chí là chưa có
cái Chủ nghĩa xã hội, còn khi đến đó, nó là cái gì thì sẽ biết. Nếu là
quả núi thì leo lên ngồi, nhỡ không may là hố sâu, thì cả dân tộc cứ
xuống đó mà lặn”!
Qua
bài “Người cộng sản mất phương hướng”, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh nhận
xét rằng đúng 100 năm sau khi Lênin viết “Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu
thành chủ nghĩa Mác”, thì Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ còn là mớ kinh sách
vẫn được dùng để “tụng niệm” tại một vài nước ở châu Á khi các môn đệ
lâm vào tình trạng “rã rời, buồn ngủ, mơ màng” với những “bữa tiệc linh
đình và tìm cách hưởng thụ những món tư bản khổng lồ cướp được nhờ địa
vị thống trị của mình, dưới cái nhãn mác cách mạng và ô che của cái Học
thuyết Mác-Lênin ‘vĩ đại’ dành cho giai cấp vô sản kia”.
Nhưng,
nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh lưu ý, thực tế lâu nay cho thấy những điều
Lênin đã viết kia, đã ca tụng và lăng xê, chỉ là những “món bánh vẽ và
là sản phẩm của những sự hoang tưởng dưới sự kiểm chứng của lịch sử”. Và
dù họ có phần nào thành công trong một giai đoạn lịch sử, “ru ngủ” được
cả chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu người, nhưng họ đã “thất bại
trong một quá trình lịch sử, cái lý thuyết huyễn hoặc đó đã nhanh chóng
bộc lộ những vô lý và tự hủy”. Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh nhấn mạnh rằng
sự thất bại của Chủ Nghĩa Cộng sản không chỉ ở chỗ thực hành, mà ngay
cả phần lý thuyết cũng đã được thực tế chứng minh là hão huyền và ảo
tưởng. Liên quan VN, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh nêu lên câu hỏi:
Việt Nam là một trong ba địa chỉ hiếm hoi còn lại trên thế giới đang
tiếp tục bám víu vào thứ hỗn mang này. Hai phần ba thế kỷ bám trụ, đi
theo, sáng tạo, kiên định… đủ cả mọi ngôn từ và tốn máu xương hàng triệu
người, từng phần lãnh thổ đất nước thì thực tế xã hội hôm nay đã chứng
minh được điều gì ?
Đảng vẫn trên Quốc Hội
Qua thư gởi cho người học trò cũ tên Chí Linh, thầy Trần Thành Nam lưu ý “Tư duy về lòng biết ơn XHCN”:
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng được nhìn thấy qua màn hình trong buổi lễ khai mạc kỳ họp thường niên thứ hai của Quốc hội tại Hà Nội ngày 21 tháng 10 năm 2013. |
Thầy không biết XHCN là gì trên thực tế, và hình như chưa ai biết,
người ta chỉ vẽ nó ra rất đẹp trên lý thuyết và muốn xây dựng nó. Nhưng
những nước tưởng như gần có nó rồi, thì sụp đổ hàng loạt – vì thực tế
cái người ta nhân danh nó - XHCN- mà hành động lại rất tồi tệ, xấu xa,
sai lạc… Có lẽ vì nó - XHCN - sai, nó phản lại bản chất con người chăng ?
Tóm lại, đơn giản là thầy không thể dạy các em đặt lòng biết ơn vào cái
gì không tồn tại…
Trong
khi người ta chưa biết CNXH, CNCS hình thù ra sao, không biết “đến hết
thế kỷ này có CNXH hòan thiện ở VN hay chưa”, thì thực tế hiện giờ cho
thấy đảng và nhà nước ra sức duy trì thực trạng độc quyền tòan trị, mà
cụ thể là, GS Jonathan London thuộc Đại học TP Hong Kong cảnh báo, “
Quốc Hội VN sắp phê duyệt một bản Hiến pháp ‘sửa đổi’ mà không có một sự
thay đổi cơ bản nào”. Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn nhận xét:
Như chúng ta biết là với sự kết thúc Hội nghị Trung ương 8 khóa 11, và
thông qua hội nghị này, thì đảng CS tiếp tục chỉ đạo Quốc Hội, vì ngày
hôm nay, điều 4 Hiến pháp còn tồn tại thì đảng CS vẫn đang đứng trên đầu
Quốc Hội. Hơn nữa, thực chất, Quốc Hội cũng chỉ là một tổ chức thuộc
đảng mà thôi. Vì trong Quốc Hội thì các ủy viên Bộ chính trị rồi tất cả
những chức quan trọng của đảng đều nằm ở trong Quốc Hội. Nên mặc dù mang
tiếng là Quốc Hội của dân, phục vụ dân, nhưng họ vẫn chịu sự quản lý
của đảng. Mọi sự chi phối của đảng CS đều tác động đến Quốc Hội. Vì vậy
mà qua Hội nghị Trung ương 8, chúng ta thấy rằng đảng đã chỉ đạo trong
việc sửa đổi Hiến pháp mà dường như vẫn giữ nguyên những cái cơ bản của
bản Hiến pháp cũ, nhất là vẫn giữ nguyên Điều 4, rồi luật đất đai sở hữu
tòan dân rồi việc quân đội trung thành với đảng .v.v…
Nói
đến tình trạng “đảng CS vẫn đang đứng trên đầu Quốc Hội” như lời MS
Nguyên Trung Tôn, công luận hẳn chưa quên lời Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng, khi nói chuyện với cử tri ở 2 quận Tây Hồ và Hòan Kiếm tại Hà Nội
hôm 28 tháng 9, khẳng định rằng “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp
lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”. Lời tuyên bố đó
khiến Đại tá Phạm Đình Trọng, cựu đảng viên CS, phản ứng:
Điều ông ấy nói là vô cùng thảm hại, vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa
cương lĩnh của đảng lên trên Hiến Pháp, lên trên Pháp luật là một điều
lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được”.
Qua bài “Sức lay động của ‘Dậy mà đi”, GS Tương Lai cảnh báo rằng “
Đảng vẫn muốn cai trị bằng quyền lực để phục vụ cho mình, bằng sự dối
trá để đầu độc người dân, bằng những điều luật mà mỗi người dân, mỗi
người như chúng ta đây, khi muốn thể hiện cái Quyền Con Người chính đáng
của mình...thì bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành những Điếu Cày, Tạ
Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, Việt Khang, Nhật Uy, Nguyên Kha...và nhiều
nữa...tại sao ? Hãy lên tiếng, và hãy cứ lên tiếng, vì chúng ta là con
người...chúng ta không phải là những con cừu”.
0 comments:
Post a Comment