Nghị viện châu Âu tại Straspourg.
REUTERS/Jean-Marc Loos
Bản nghị quyết được thông qua khẩn cấp nói trên đã được sự ủng hộ của đa số các đảng phái chính trị tại nghị viện. Nghị quyết của nghị viện châu Âu bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước các bản án nặng nề của chính quyền đối với các nhà báo và Blogger Việt Nam, kêu gọi chính quyền Hà Nội sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều luật bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí. Văn kiện thông qua pấp này cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt các vụ cưỡng chế đất đai và sách nhiễu các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam.
Hôm 27/6/2012, Liên hiệp châu Âu và Việt Nam đã ký Thỏa thuận đối tác
và hợp tác, trong đó bao gồm điều khoản cam kết về nhân quyền. Điều này
có nghĩa là các bên ký thỏa thuận có thể « thảo luận » về
những vấn đề nội bộ của nhau, nếu như một bên vi phạm các nguyên tắc căn
bản về nhân quyền và dân chủ. Các nghị sĩ châu Âu đã đề nghị Liên hiệp
phải nhất trí và sử dụng các cơ chế quy định trong thỏa thuận trên để
bảo vệ đúng đắn nhân quyền và quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Theo giới quan sát tại châu Âu, nghị quyết vừa được thông qua tại Strasbourg là một thông điệp mạnh mẽ đối với chính quyền Hà Nội và sẽ có ảnh hưởng đến cuộc đàm phán sắp tới về tự do mậu dịch giữa Liên hiệp châu Âu và Hà Nội. Văn kiện này cũng sẽ được tại Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Genève lưu tâm.
Việt Nam đang có tham vọng trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc vào năm 2014. Lập trường của các nghị sĩ châu Âu về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sẽ có một trọng lượng đáng kể trong các cuộc vận động quốc tế của Hà Nội.
Từ năm 2009, Việt Nam đã có cam kết với Hội đồng nhân quyền về việc cải thiện các quyền tự do báo chí nhưng từ đó đến nay các cam kết đó không hề được tôn trọng. Theo báo cáo của các tổ chức bảo vệ nhân quyền cũng như nhà báo của quốc tế thì từ một năm trở lại đây, chiến dịch trấn áp các tiến nói đối lập có chiều hướng gia tăng. Hàng chục nhà động tôn giáo, blogger, nhà báo bất đồng chính kiến đã bị kết án bằng những bản án tù nặng nề.
Theo giới quan sát tại châu Âu, nghị quyết vừa được thông qua tại Strasbourg là một thông điệp mạnh mẽ đối với chính quyền Hà Nội và sẽ có ảnh hưởng đến cuộc đàm phán sắp tới về tự do mậu dịch giữa Liên hiệp châu Âu và Hà Nội. Văn kiện này cũng sẽ được tại Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Genève lưu tâm.
Việt Nam đang có tham vọng trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc vào năm 2014. Lập trường của các nghị sĩ châu Âu về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sẽ có một trọng lượng đáng kể trong các cuộc vận động quốc tế của Hà Nội.
Từ năm 2009, Việt Nam đã có cam kết với Hội đồng nhân quyền về việc cải thiện các quyền tự do báo chí nhưng từ đó đến nay các cam kết đó không hề được tôn trọng. Theo báo cáo của các tổ chức bảo vệ nhân quyền cũng như nhà báo của quốc tế thì từ một năm trở lại đây, chiến dịch trấn áp các tiến nói đối lập có chiều hướng gia tăng. Hàng chục nhà động tôn giáo, blogger, nhà báo bất đồng chính kiến đã bị kết án bằng những bản án tù nặng nề.
0 comments:
Post a Comment