Thursday, April 25, 2013

Những Lời Nhắn Nhủ Sau Cùng Của Cố Tổng Thống Nixon Đối Với Vấn Đề Việt Nam

Lời của dịch giả Ngô Kỷ:

Hôm nay, truyền thông Mỹ lại đề cập và chiếu những cuốn phim tài liệu nhằm tưởng niệm cố Tổng Thống Richard Nixon, một vĩ nhân của Hoa Kỳ và thế giới. Dù không cùng máu mũ, nhưng lòng tôi cảm thấy bồi hồi xúc động, vì tôi luôn ái mộ và kính phục ông, một quán quân chống cộng sản.

Cố Tổng Thống Richard Milhous Nixon ra đời năm 1913 và an giấc ngàn thu nơi căn nhà thời hàn vi tại Yorba Linda, California vào ngày 22 tháng 4 năm 1994, hưởng thọ 81 tuổi. Bây giờ thì những vòng hoa tang đã tàn, những điếu văn tiếc thương đã dứt, những lời chúc tụng vinh danh đã hết, cố Tổng Thống Richard Nixon mang theo ông về bên kia thế giới tất cả những vinh nhục của cuộc đời, những lời khen chê, thương ghét của nhân loại. Cuộc đời ông với Watergate, với chiến tranh Việt Nam, với Hiệp Định Ba Lê, với Mao Trạch Đông, với Trung Cộng, với Liên Sô v.v..., tất cả đã đi vào lịch sử.

Vào ngày 30 tháng 12 năm 1992, cố Tổng Thống Richard Nixon tuyên bố: “Không bang giao với cộng sản Việt Nam không những tới khi Hà Nội cung cấp đầy đủ tin tức người Mỹ mất tích, mà còn cho đến khi họ phải ngưng tức khắc mọi sự đàn áp dã man những người từng chiến đấu sát cánh với quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến vừa qua, và cho tới khi Bắc Việt phải thực thi đứng đắn các điều khoản trong Hiệp Định Ba Lê. Nó sẽ trở thành một sự sỉ nhục ngoại giao nếu tiến tới bình thường hóa với cộng sản Việt Nam trong lúc này.”

Hôm nay, 22 tháng 4 năm 2012, đúng ngày giỗ thứ 19 của ông, ngồi đây, tôi xin dịch bài “Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội” do cố Tổng Thống Richard Nixon viết vào năm 1992 với quan điểm chống cộng triệt để, được báo Los Anges Times đăng tải vào ngày 10 tháng 1 năm 1992.

Cũng nhân dịp này, luôn tiện tôi cũng xin chia sẻ để quý đồng hương kính tường, là vào cuối tháng 7 năm 1992, tôi có cơ hội trao tận tay cho Tổng Thống George Bush (cha) Bản Kiến Nghị Của Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt, mà Bản Kiến Nghị này tôi cũng có đệ trình lên Ủy Ban Soạn Thảo Sách Lược Của Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc. Bản Kiến Nghị này gồm 16 trang, chứa nội dung chống đối bang giao với cộng sản Việt Nam, lên án cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cứu giúp Thuyền Nhân Tỵ Nạn, gia tăng tiếp nhận các Cựu Tù Nhân Chính Trị (H.O) được định cư vào Mỹ, và yêu cầu chính phủ Mỹ cho phép thiết lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Free Asia.

Để hỗ trợ cho ý kiến của tôi, trong Bản Kiến Nghị này, tôi có trích kèm theo bài viết của cố Tổng Thống Richard Nixon “Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội,” từ trang 5 đến trang 7, và cũng trong Bản Kiến Nghị này tôi cũng có nêu lại bài phát biểu của tôi trước Ủy Ban Nghiên Cứu Thiết Lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Free Asia, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ đồng ý cho thiết lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Dree Asia từ trang 12 đến trang 15. (Xin quý vị xem Bản Kiến Nghị bằng Anh ngữ được đính kèm theo ở dưới bài viết này)

Tôi cực lực chống đối Việt cộng và Việt gian, do đó bất cứ ai có hành động, tư tưởng, lời nói, bài viết chống cộng mạnh mẽ là tôi hoan hô và thán phục. Do đó tôi lấy làm hân hạnh để chuyển ngữ bài viết này của cố Tổng Thống Richard Nixon. Còn vấn đề luận công và tội hay quan điểm về cố Tổng Thống Richard Nixon thì tôi xin để cho lịch sử, và không phải là chủ để hay mục đích của bài viết này.

Xin mời quý vị thưởng lãm bài “Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội,” của cố Tổng Thống Richard Nixon sau đây.

Trân trọng
Ngô Kỷ

---



Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội

America Has A Moral Duty To Play Hardball With Hanoi

Richard M. Nixon viết
Ngô Kỷ dịch sang tiếng Việt

Sức mạnh của Hoa Kỳ: Chúng ta sẽ bỏ mất một lợi khí đòn bẩy tốt nhất trong việc thúc đẩy chế độ bạo tàn cải cách nếu chúng ta đi bang giao và giao thương với chúng trong lúc này.

Vào lúc chủ nghĩa cộng sản trút hơi thở cuối cùng tại cựu Đế Quốc Ma Quỷ (Sô Viết) thì Tây Phương lại tiến tới các chính sách giúp cộng sản sống còn tại Việt Nam. Đây là một diễn tiến vô cùng tệ hại. Bình thường hóa quan hệ và bãi bỏ lệnh cấm vận của Tây Phương đối với cộng sản Hà Nội tức là cấp dưỡng khí cho một chế độ mà chế độ đó đang đi xâm lược nước ngoài và đàn áp dã man trong bản xứ..

Một vài quan sát viên lập luận rằng sự thừa nhận ngoại giao sẽ thúc đẩy cải cách kinh tế và chính trị. Những người khác thì ích kỷ than phiền rằng Hoa Kỳ sẽ bỏ mất cơ hội mậu dịch, đầu tư vào tay Nhật Bản và Âu Châu nếu chúng ta chậm bước trong việc thiết lập mối quan hệ mới. Các lập luận này không những đã không hữu lý về chiến lược mà còn sai trong vấn đề đạo đức nữa.

Các nước Tây Phương và đặc biệt là Hoa Kỳ vẫn thường áp dụng biện pháp rút lại sự thừa nhận ngoại giao như là một phương cách lên án các chế độ xâm lược áp bức, trừ trường hợp chính sách ấy làm thiệt hại đến quyền lợi chiến lược của Tây Phương.

Trong trường hợp Việt Nam thì Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam chẳng được lợi lộc gì nếu ban cho bọn tội đồ quốc tế Hà Nội cái vỏ bề ngoài hợp pháp. Thời đại khủng bố mà cộng sản áp đặt lên nhân dân miền Nam Việt Nam sau ngày bọn chúng xâm lăng bằng võ lực vào năm 1975 được coi là tàn bạo nhất lịch sử.

Hơn một triệu người miền Nam Việt Nam bị giam cầm trong các ngục tù kinh hoàng hoặc bị đày đi các trại lao động nơi rừng thiêng nước độc, khủng khiếp đến nỗi nếu đem so sánh thì hệ thống ngục tù Gulag của Sô Viết vẫn được liệt vào loại khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 5 sao. Thêm vào đó, có khoảng sáu trăm ngàn thuyền nhân đã chết mất xác trên biển Nam Hải khi trốn chạy sự cai trị dã man của bạo quyền cộng sản Việt Nam..

Ngay cả lúc này, các giới chức cộng sản Việt Nam vẫn công khai nhìn nhận rằng họ không hề có ý định cởi mở hệ thống chính trị.

Sau những phong trào cách mạng nổi lên chống đối cộng sản tại Đông Âu năm 1989, Hà Nội đã phát động một chiến dịch đàn áp rộng lớn các thành phần đối lập chính trị. Những người từng phục vụ trong chính quyền miền Nam Việt Nam, luôn cả con cháu của họ cũng đều bị đối xử một cách tàn nhẩn và bất công. Hậu quả là con đường tỵ nạn vẫn là con đường một chiều: hàng ngàn người sẵn sàng liều chết để ra đi và không ai muốn trở lại. Ngay cả sau khi cộng sản Việt Nam rút khỏi Cam Bốt, chính sách đối ngoại xâm lược của họ vẫn không thay đổi. Họ vẫn điều khiển chính phủ bù nhìn Lào mà ở đó vũ khí vi trùng và hóa học đã được xữ dụng để tiêu diệt kháng chiến Mường.

Cộng sản Việt Nam vẫn còn giữ một lực lượng quân đội lớn vào hàng thứ 5 thế giới và chi dụng hơn 15% tổng sản lượng quốc gia để duy trì lực lượng quân đội ấy, lớn gấp 3 lần quân đội các nước Tây Phương, mặc dù lợi tức đầu người hàng năm chỉ có 130 Mỹ kim và là một trong năm xứ có lợi tức thấp nhất thế giới.

Sau hết, cộng sản Việt Nam đã vô liêm sỉ cản trở giải quyết 2,273 trường hợp người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Các cơ quan tình báo Tây Phương biết rằng Hà Nội đang nắm giữ rất nhiều tin tức người Mỹ mất tích đã chết nhiều hơn số mà họ đã giao cho các viên chức Mỹ. Thay vì tự bạch hóa, Hà nội lại đi vào con đường độc ác bằng cách tiết lộ nhỏ giọt các tin tức và cứ mỗi vài năm lại nhả ra chút ít mảnh hài cốt. Một chế độ như chế độ Hà Nội không đáng và không nên được thừa nhận như một hội viên lương hảo của cộng đồng quốc tế.

Nếu chúng ta thừa nhận và viện trợ kinh tế cho bọn cộng sản cứng đầu tại Hà Nội, chúng ta sẽ bất trung không những đối với nhân dân miền Nam Việt Nam đã chiến đấu chống bọn chúng mà còn lại phản bội 56.000 binh sĩ Mỹ đã hy sinh mạng sống và 8 triệu rưỡi người Mỹ khác đã phục vụ trung thành tại Việt Nam. Sẽ có người lý luận rằng chúng ta tự mâu thuẫn khi cô lập Việt Nam mà vẫn duy trì quan hệ với Trung Cộng sau vụ Thiên An Môn. Vấn đề không phải như vậy. Trung Quốc là một nước lớn mà các hành động của họ đều có ảnh hưởng tới quyền lợi của Hoa Kỳ trên khắp thế giới, còn Việt Nam thì không được như vậy. Đảng Cộng Sản Trung Hoa có một phe cánh lớn trong quá khứ do Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương lãnh đạo đã ủng hộ việc cởi mở chính trị.. Còn Việt Nam thì không có điều này. Chỉ ở Trung Quốc mới có sự tiếp tục theo đuổi chiến lược tốt đẹp nhất để thực hiện cải cách qua sự thay đổi trong hòa bình.

Bây giờ là thời điểm nguy kịch của chế độ cộng sản Việt Nam. Bị Mạc Tư Khoa cắt đứt viện trợ hàng năm 2 tỷ Mỹ kim. Hà Nội sẽ trở nên suy nhược bởi sức ép của sự phong tỏa kinh tế do Tây Phương gây ra, giống như sự suy nhược của Ba Lan vì sự trừng phạt của Tây Phương sau khi đất nước này bị ban bố tình trạng thiết quân luật, kết quả là đã áp lực được chính quyền Warsaw phải cởi mở hệ thống chính trị vào năm 1989.

Bọn lãnh đạo cộng sản Việt Nam không phải là những nhà hiền triết cũng không phải là những kẻ ngu đần.. Chúng là những tên độc tài khát máu, chẳng bao giờ chịu nhả ra điều gì nếu không có áp lực của Tây Phương.

Lợi khí để áp lực tốt nhất của chúng ta là sự bình thường hóa các mối liên hệ và các món lợi kinh tế do sự bình thường hóa đưa đến. Nếu bây giờ chúng ta không đạt được cái gì cụ thể trước mắt như việc có được một cuộc tổng tuyển cử tự do tại Lào, một nền kinh tế thị trường tự do tại Việt Nam, chấm dứt sự đày đọa các viên chức miền Nam Việt Nam, và cải cách chính trị tại Việt Nam, thì chắc chắn chúng ta chẳng buộc được Hà Nội phải chấp nhận những điều đó trong tương lai. Và nếu cộng sản Việt Nam không chịu nhúc nhích thì ta chẳng có lợi gì để mà thổi sinh khí cứu vớt cái xác của con tàu đế quốc Sô Viết đã chìm đắm.

Chúng ta có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội. Khi Quốc Hội (Hoa Kỳ) nhẫn tâm cắt mất 80% viện trợ cho miền Nam Việt Nam chống cộng sản trong hai năm 1974 và 1975, Quốc Hội ấy đã xô nhân dân miền Nam Việt Nam vào một thảm họa kinh hoàng của nhân loại.

Trong khi chúng ta đang ăn liên hoan mừng sự sụp đổ chủ nghĩa cộng sản, chúng ta nên quyết tâm xử dụng sức mạnh mà chúng ta đang có trong tay để áp lực bọn Hà Nội phải chấm dứt đàn áp những người đã dũng cảm chiến đấu bên cạnh quân đội của chúng ta cho cùng một lý tưởng.


By Richard M. Nixon

As communism gasped its last breath in the former Evil Empire, the West has moved toward adopting policies that help keep it alive in Vietnam. This is an appalling development. To normalize relations with and lift the Western trade embargo against the Communist government in Hanoi would give a life-support system to a regime that is engaging in aggression abroad and brutal repression at home.

Some observers argue that granting diplomatic recognition will foster economic and political reform. Others selfishly complain that the United States will lose trade and investment opportunities to Japan and Europe if we drag our feet in establishing new relations. These arguments are not only strategically unsound; they are morally flawed.

It has been a common practice for Western nations and particularly the United States to use the withholding of diplomatic recognition as a means to condemn the legitimacy of aggressive or regressive regimes, unless such a policy harmed Western strategic interests.

In the case of Vietnam, no interest of the United States or the Vietnamese people would be served by bestowing the appearance of legitimacy on the international outlaws in Hanoi.

The reign of terror imposed on South Vietnam after its conquest by communist forces in 1975 was among the most brutal in history. More than 1 million South Vietnamese w ere sent to shockingly miserable prisons or rural work camps that made the Soviet gulag look like a five star hotel by comparison. In addition, an estimated 600,000 boat people perished in the South China Sea while fleeing Vietnam’s barbaric rule.

Even today, Vietnamese officials candidly amid that they have no intention of liberalizing the political system. After the anti-communist revolutions in Eastern Europe of 1989, Hanoi launched a widespread crackdown on political dissent. Those who served in the South Vietnamese government or army – even their children and grandchildren – continue to be ruthlessly persecuted and discriminated against. As a result, refugee traffic is still all one-way: Thousands are willing to risk death to get out, and none want to go back.

Even after Vietnam’s withdrawal from Cambodia, its aggressive foreign policy remains unchanged. It still runs a puppet state in Laos, where chemical and biological weapons have been used against the Hmong resistance. It also maintains the fifth-largest military in the world and spends more than 15% of its GNP on its armed forced – three times the level of Western countries – despite the fact that its annual per capita income is only $130, one of the five lowest in the world..

Finally, the Vietnamese have been cynically obstructionist in resolving the case of the 2,273 Americans listed as missing in action from the Vietnam War. Western intelligence services know that Hanoi has more information abo ut many MIAs who died than it has presented to American officials Instead of coming clean, Hanoi engaged in a cruel and macabre exercise of parceling out information and the remains of our servicemen bit by bit few years.

A regime like the one in Hanoi does not deserve and should not receive recognition as a member in good standing of the community of nations. If we recognize and provide economic aid to the communist hard-liners in Hanoi, we will break faith not only with the South Vietnamese who fought against them, but also with the 56,000 Americans who lost their lives and the 8.5 million others who loyally served in Vietnam.

Some might argue that it is inconsistent to isolate Vietnam while maintaining relations with China after Tine an Men Square. That is not the case. China is a major power whose actions affect American interests around the world. Vietnam is not. China’s Communist Party has a major faction, led in the past by Hu Yaobang and Zhao Ziyang, that supported political liberalization; Vietnam’s does not. Only in China is continued engagement the best strategy for fostering reform through peaceful change.

It is a critical moment for Vietnam’s Communist regime. With the imminent cutoff of Moscow’s $2.5-billion annual subsidy, Hanoi could become as vulnerable to the squeeze of the Western economic embargo as Poland was to the post-martial- law sanctions that ultimately forced Warsaw to open up the political system in 1980.

Vietnam9 9s leaders are neither philanthropists nor fool. They are tight-fisted totalitarians who will give up nothing without Western pressure. Our great leverage is normalization of relations and the economic benefits that will flow from it. If we do not get something upfront in return-free elections in Laos, demilitarizing Vietnam’s economy, terminating the persecution of former South Vietnamese officials, and a start to political reform in Vietnam – we will never get it out of Hanoi in the future. And if the Vietnamese refuse to budge, it is not in our interest to throw a lifeline to the flotsam of the wreck of the Soviet empire.

We have a moral duty to play hardball with Hanoi. When Congress recklessly cut aid to the an-communist South Vietnamese by 80% in 1975 and 1975, it doomed them to a catastrophic human tragedy. As we celebrate the defeat of the ideology of communist, we should commit ourselves to use the power that we have to try to force Hanoi to end its oppression of those who fought bravely with our troops in that same cause.

YOUTUBE: Xin quý vị bấm vào Link dưới để nghe Tòa Bạch Ốc gọi điện thoại mời Ngô Kỷ gặp Tổng Thống George  George Bush tại căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại El Toro, California năm 1992: 


0 comments:

Powered By Blogger