VietBao_Bạn
thân,Hộ khẩu là một phương pháp kiểm soát ngặt nghèo nhất trong lịch sử
nhân loại, thậm chí ngay như những đứa con trong bụng đã bị nhà nước
bạc đãi về chăm sóc sản khoa vì hoàn cảnh y tế bà mẹ không hộ khẩu.
Đó là chưa nói tới khi các em bé xin đi học, gia đình mà không hộ
khẩu là trăm nghìn gian nan, y hệt như người tù đang quản chế giữa xã
hội.
Xã hội kỳ thị, kềm kẹp đầy nước mắt như thế, nhưng nhà nước vẫn tự xưng là đỉnh cao trí tuệ và nhân ái…
Báo Thanh Niên kể lại về hoàn cảnh “17 năm sống không hộ khẩu” của một gia đình.
Bản tin viết:
“Đó là tình cảnh của gia đình bà Nguyễn Thị Tám, tạm trú tại tổ 48,
KP.4, P.16, Q.8, TP.HCM. Tuy đã sinh sống ổn định tại đây gần 17 năm nay
nhưng vẫn không có hộ khẩu, CMND.
Vào khoảng năm 1980, vợ chồng bà Nguyễn Thị Tám, gốc ở Gò Vấp, tỉnh
Gia Định (cũ) cùng 12 người con đi theo diện kinh tế mới đến xã Vĩnh
Tuy, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Trong thời gian này, chồng bà do
quẫn trí đã đem đốt hết giấy tờ nhà rồi sau đó sinh bệnh mà chết. Đến
năm 1990, mấy mẹ con bà lại dắt nhau lên TP.HCM sinh sống tại kênh Nhiêu
Lộc, P.11, Q.3, đến năm 1996 lại trôi dạt về P.16, Q.8 mua nhà và sống
cho đến nay. Tuy đã sinh sống ở đây gần 17 năm trời, nhưng cả nhà chẳng
hề có hộ khẩu; CMND được cấp ở Kiên Giang thì đã hết hạn từ lâu, nay
muốn làm lại cũng không được, cuộc sống gặp biết bao khó khăn.
Chị Lê Ngọc Lan, con gái bà lấy chồng cũng chẳng thể đăng ký kết hôn
vì không CMND, đến khi chia tay thì bị thiệt thòi đủ đường. Cũng may mấy
đứa con của chị được ké vào hộ khẩu của cha ở Bến Tre nên cũng có giấy
khai sinh đàng hoàng. Tuy nhiên, hộ khẩu ở Bến Tre cũng chỉ là đăng ký
cho có, toàn bộ sinh hoạt, học hành của con cái lại đều ở TP.HCM nên vô
cùng bất tiện. “Mai mốt, tụi nhỏ lớn lên tui không biết có làm CMND cho
nó được không nữa”, bà Tám thở dài.
Tương tự, người con trai lớn của bà là anh Lê Hoàng Long cũng vậy,
anh cũng lấy vợ nhưng không thể đăng ký kết hôn được. Hai vợ chồng anh
đã có nhà cửa ở H.Bình Chánh, TP.HCM, nhưng chỉ sống theo kiểu tạm trú
mà thôi. Còn anh Lê Ngọc Tân, con trai thứ của bà đến nay gần 40 tuổi
cũng không CMND, không hộ khẩu, anh chẳng thể xin việc ở đâu được, đành
an phận với công việc phụ hồ lúc có lúc không. Ngay bản thân bà Tám, nay
đã già yếu muốn mua bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh cũng không được
chấp nhận…”
Có thiên đàng trần gian nào như thế nữa không? Phải chăng là Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên?
Có một điều chắc chắn ai cũng biết: nếu gia đình này ra được nước
ngoài, không phải 4 thiên đường XHCN kia, thì sẽ không bị từ chối từ y
tế tới giáo dục gay gắt như thế.
0 comments:
Post a Comment