DR
Trung Quốc và Mỹ sẽ phân chia thế giới ?
Trước tiên đến với Hoa Kỳ, bài viết cho biết, nhiệm kỳ thứ nhì của tổng thống Obama sẽ ưu tiên vào công việc nội trị, và trong kỳ tranh cử thì việc nội bộ nước Mỹ cũng chiếm vị trí trọng tâm. Ấy thế nhưng theo bài viết, vấn đề ngoại giao cũng sẽ được ông Obama chú ý bởi vì rất nhiều lý do mà trong đó có việc độ căng thẳng của một số hồ sơ đặc biệt trên thế giới dường như đang chạm đỉnh, như Iran và Syria chẳng hạn. Một nguyên nhân khác sâu xa hơn đó là việc cuộc chạy đua giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đang bước sang một giai đoạn mới, bởi ở hai nước đều vừa có một lãnh đạo chóp bu mới.
Tại Trung Quốc, một « đối thủ » mới của tổng thống Obama đã « lên ngôi » hồi tháng 11 rồi, đó là tân tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Tập « lên ngôi » trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng tiến gần nền kinh tế Hoa Kỳ trong cuộc đua kinh tế thế giới. Vì thế, bài viết nhận định, năm tới đây, một trong những chiến trường đầu tiên của ông Obama sẽ là chiến trường kinh tế. Kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, còn thêm rắc rối với vấn đề “vách đá tài chính”. Bài viết dự đoán, các doanh nghiệp Trung Quốc thường có nhiều vốn và là doanh nghiệp quốc doanh, sẽ tham gia mua lại các doanh nghiệp gặp khó khăn của Mỹ, và sẽ tậu được những hợp đồng kết xù tại Mỹ.
Một hồ sơ ngoại giao khác cũng sẽ khiến cho hai cường quốc này chạm trán nhau, đó là những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Trung Hoa liên quan đến nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines… Các tranh chấp này lại có nguy cơ kéo dài và lại diễn ra giữa Trung Quốc và một số nước đồng minh của Mỹ. Thêm vào đó, Trung Quốc ngày càng không dấu tham vọng bá chủ, nên đã tăng cường hiện đại hóa hải quân.
Hồ sơ Bắc Triều Tiên cũng sẽ khiến cho ông Tập Cận Bình và ông Obama phải tính đến trong quan hệ ngoại giao. Chưa hết, còn việc Mỹ và Trung Quốc luôn bất đồng ý kiến về vấn đề hạt nhân Iran và cuộc khủng hoảng tại Syria. Đây là những vấn đề mà theo bài viết là rất hóc búa đối với ông Tập Cận Bình và ông Obama.
Đức tiếp tục ngự trị Châu Âu ?
Đến với Châu Âu, bài viết cho rằng, thủ tướng Đức Angela Merkel là một « nữ hoàng ». Dù rằng bà Merkel có muốn danh hiệu này hay không thì báo chí cũng đã nhiều lần nhận định về vai trò « lãnh đạo Châu Âu » của bà.
« Vương quốc Châu Âu » của bà Merkel đang gặp khủng hoảng trong khu vực đồng euro (eurozone), đến mức mà đồng tiền chung châu Âu có nguy cơ sụp đổ. Bài viết đưa ra hai khả năng với hai nhận định. Nếu eurozone tan rã vào năm 2013 thì việc đó sẽ hại đến hình ảnh của bà Merkel bởi bà là người tiên phong trong việc thúc ép các nước thi hành chính sách khắc khổ. Và một khi kinh tế Châu Âu gặp nạn thì tiến trình phục hồi kinh tế của nước Mỹ cũng sẽ bị vạ lây.
Tuy nhiên, bài viết hy vọng nhiều vào viễn cảnh thứ hai : đó là vào năm 2013 đồng euro sẽ không sụp đổ, mà sẽ tiếp tục tồn tại và tiến về một cấu trúc Châu Âu theo kiểu liên bang. Và trong cái viễn ảnh đó, thì bài viết nhấn mạnh : bà Merkel một khi tái cử sẽ có sức nặng hơn nữa trong Liên Hiệp Châu Âu, dù rằng ở các thể chế cấp Châu Âu bà Merkel không hề giữ một chức vụ chính thức nào.
Như vậy, sau cái thời chiến tranh lạnh với thế giới lưỡng cực Mỹ-Liên Xô, thì bài viết vẽ ra một viễn ảnh thế giới tam cực với hai ông vua ngự trị thế giới là Mỹ và Trung Quốc và một bà hoàng ngự trị tại Châu Âu là nước Đức, mà đại diện là bà Angela Merkel.
Hai đầu tàu kinh tế Đông Nam Á
Trong lĩnh vực kinh tế, hai tờ Courrier International và The Economist nhìn về vùng Đông Nam Á với bài viết đáng chú ý: “Các quần đảo đang tràn đầy sức lực”, để chỉ sự lớn mạnh của hai nước thành viên Asean là Indonesia và Philippines.
Năm 2001, ngân hàng Goldman Sachs đã dùng thuật ngữ BRIC để chỉ bốn nước đầu tàu trong các nước tân hưng là Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khi trước đó vào năm 1997, ngân hàng thế giới đã dùng tên “ngũ hùng” để chỉ các năm nước bao gồm 4 nước nói trên và Indonesia. Indonesia không được liệt tên vào nhóm BRIC, bởi vì khi ấy cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á lúc đó đã làm điêu đứng nền kinh tế nước này.
Thế nhưng, năm 2012 lại là năm không tốt đẹp đối với nhóm BRIC với chỉ số tăng trưởng không như mong đợi. Từ tháng 9/2011, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ chỉ tiêu tăng trưởng cho năm 2012 của bốn nước này đến 1,5% điểm trung bình. Nhưng kết quả này đã tạo điều kiện cho các nước tân hưng khác tiếp tục nổi lên, trong đó có Indonesia.
Bàn về tiềm năng kinh tế của Indonesia, bài viết cho biết, dân số nước này đông hơn Nga và Braxin, giàu hơn Ấn Độ. Những năm trước 1997, tăng trưởng của Indonesia vượt cả ba nước Nga, Braxin và Ấn Độ. Còn năm 2012 thì nước này bắt đầu vượt trở lại Ấn Độ lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á trong những năm 1990. Dự đoán cho năm 2013, bài viết nhận định, thế mạnh dân số của Indonesia sẽ tiếp tục được khẳng định khi vào năm tới dân số nước này sẽ vượt 250 triệu người. Đồng nội tệ của Indonesia cũng ngừng mất giá. GDP Indonesia trong năm 2013 ước tính sẽ vượt 1 000 tỷ đô la, đứng thứ 16 thế giới.
Philippines là nước đông dân thứ nhì của Asean với 106 triệu người. Năm 2012, tăng trưởng của nước này đạt 5%, một con số mà cả trời tây mong ngóng. Đầu tư nước ngoài vào Philippines rất mạnh, nguồn tiền gửi về nước của người Philippines ở nước ngoài cũng không hề nhỏ. Hiện tại, Philippines có trữ lượng hối đoái tương đương 120% tổng nợ nước ngoài. Dự báo cho năm 2013, bài viết cho rằng, tăng trưởng của Philippines sẽ đạt 6%.
Kinh tế thế giới năm 2013 “khỏe” hơn năm 2012
Nhìn trên tổng thể nền kinh tế thế giới, Courrier International và The Economist đăng loạt bài dự phóng tóm lược cho năm 2013 với số liệu cụ thể trong từng lĩnh vực khác nhau.
Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ tiếp tục chậm, không đồng đều giữa các nước và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nguy cơ rõ ràng nhất đó là khủng hoảng khu vực đồng euro sẽ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp Châu Âu và của tất cả các nước xuất khẩu nhiều đến khu vực này. Các chuyên gia dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ ở mức 3,5% tức chỉ tăng 0,4% so với năm 2012. Các doanh nghiệp sẽ dè dặt hơn trong việc đầu tư và tuyển nhân công.
Tại Mỹ và Nhật Bản, hiện đang gặp khó khăn ngân sách, sẽ không có bước đột phá trong năm mới. Trung Quốc sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2013. Chính sách nới lỏng điều kiện tín dụng và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của nước này sẽ ảnh hưởng mạnh đến kinh tế của các nước dồi dào nguồn nguyên liệu mà Trung Quốc đang cần như Úc, Canada hay các nước vùng Châu Mỹ La Tinh.
Một dự đoán khác cũng đáng chú ý: trao đổi mậu dịch thế giới năm 2013 sẽ tăng ở mức 4,3%, tức khá hơn năm 2012, nhưng kém hơn năm 2010 và 2011. Tình trạng bảo hộ mậu dịch của các nước sẽ tăng cao trong năm 2013, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm được thị trường xuất khẩu thích hợp.
Các nền quân chủ : Đích ngắm kế tiếp của “Mùa xuân Ả Rập”
Mùa xuân Ả Rập đã không thật sự mang đến sắc xuân như mong đợi, bởi sau bao nhiêu giông tố, xung đột, chết chốc, quá trình được gọi là “chuyển giao dân chủ” tại các nước như Tunisia, Lybia hay Ai Cập vẫn còn đang trong tình trạng hết sức phức tạp. Sắp tới, Le Monde Diplomatique cảnh báo, Mùa xuân này sẽ tiếp tục tiến bước, và đích ngắm có lẽ là các các quốc gia quân chủ Ả Rập.
Các nước mà tờ báo muốn đề cập đó là: Maroc, Ả Rập Xê Út, Jordani hay Koweit. Sỡ dĩ mà những nước này chưa bị mùa xuân Ả Rập chạm đến, theo Le Monde Diplomatique là bởi vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, các nền quân chủ đã tồn tại lâu đời ở những nước này, và được người dân tôn thờ nhờ vào lịch sử đấu tranh chống thực dân trước kia. Thứ hai, các chế độ này có thể thích ứng được với khủng hoảng nhờ vào các thể chế hết sức mềm dẻo để điều khiển dư luận theo ý riêng, chứ không phải công khai lao vào việc đàn áp để gây mất lòng dân trong nước và thế giới.
Ấy thế nhưng, tờ báo cho hay, nhận định trên có chưa kể đến một thực tế: đó là các chế độ quân chủ Ả Rập đã yếu hơn rất nhiều so với cách đây 10 năm. Các chế độ này đang ở trạng thái “hụt hơi” và người dân đang dần sôi sục lòng bất mãn. Minh chứng cho nhận định đó có lẽ là trường hợp của Bahrain: người dân bất mãn chính quyền đã nổi lên, và chỉ bị dập tắt khi mà quân đội quốc gia kết hợp với quân đội nước ngoài trấn áp.
Tại Maroc, người dân cũng đã rầm rộ xuống đường đòi cải cách. Quốc vương nước này đã phải nhượng bộ khi hứa cho sửa Hiến pháp theo hướng dân chủ. Tuy nhiên theo tờ báo, đó chỉ là hứa để cho yên lòng dân chứ cải cách thật sự sâu rộng thì chưa có, và nếu tình trạng này kéo dài thì bất ổn sẽ xảy đến trong tương lai là điều khó tránh.
Chế độ quân chủ tại Ả Rập Xê Út cũng đã khiến nhiều bất mãn nổi lên. Thế nhưng, hoàng gia đã biết khéo léo sử dụng nguồn lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của nước này để dổ dề dân chúng. Nhưng đó rõ ràng chỉ là một giải pháp tạm thời.
Tại Koweit, bất ổn cũng đã xảy ra. Các vụ biểu tình chống tham những và chống nhà cầm quyền đã làm lung lay nền quân chủ. Cuộc bầu cử vào tháng 12 này cũng đã bị phe đối lập tẩy chay. Phe đối lập và hoàng gia nước này đang so kè trong việc chọn lựa giữa một bên là nền quân chủ toàn trị và một bên là nền quân chủ nghị viện, tức có nghị viện và có thủ tướng.
Còn tại Jordani thì tình hình cũng không sáng sủa. Le Monde Diplomatique cho rằng, chế độ quân chủ của nước này cũng đang hụt hơi và đang cần cải cách sâu rộng về chính trị trong tình trạng thất nghiệp và tham nhũng ngày càng gia tăng.
Ngôi sao youtube: hết ngựa đến cá!
Gần đây, điệu nhảy kiểu cưỡi ngựa Gangnam Style của nam ca sỹ Hàn Quốc Psy đã gây một “mạng chấn” với hơn 1 tỷ lượt xem trên youtube. Phụ trang cuối tuần báo Le Monde nhìn về một cơn sốt khác cũng giống với Psy, nhưng không phải là ngựa, mà là…cá.
Tờ báo chạy dòng tựa dí dỏm: “Psy sẽ bị truất ngôi bởi một chàng bán cá chăng?”. Chàng bán cá mà Le Monde đề cập đó là anh Mohammed Shahid Nazir, sinh năm 1981, làm nghề bán cá ở Luân Đôn.
Tờ báo cho biết, cách đây 1 năm, chàng thanh niên này đã rời Pakistan đến sống ở Luân Đôn. Anh làm nghề bán cá thuê, và được ông chủ bắt phải rao bán. Để lôi kéo khách, anh đã sáng tác bài hát mang tên “One pound Fish” và đứng nhảy múa ca hát trước sạp cá để mời khách.
Người hiếu kỳ quay lại khúc ca này và tung lên trang youtube hồi mùa xuân năm rồi và đã gây sốt trên mạng. Đến tháng 11 rồi, hãng sản xuất âm nhạc danh tiếng thế giới ở Mỹ là Waner Music đã mời anh quay ca khúc này với một cách dàn dựng đậm màu sắc Bollywood. Đến hiện tại đã có trên 10 triệu lượt xem trên youtube.
Nếu so sánh với Psy, thì con số 10 triệu còn cách xa với Psy đã lên đến hơn 1 tỷ lượt xem. Ấy thế nhưng, không loại trừ khả năng con số 10 triệu sẽ tiếp tục tăng nhanh còn con số 1 tỷ sẽ chựng lại, bởi biết đâu: bà con chán xem cưỡi ngựa lại tập trung vào thưởng thức điệu rao bán cá.
Trước tiên đến với Hoa Kỳ, bài viết cho biết, nhiệm kỳ thứ nhì của tổng thống Obama sẽ ưu tiên vào công việc nội trị, và trong kỳ tranh cử thì việc nội bộ nước Mỹ cũng chiếm vị trí trọng tâm. Ấy thế nhưng theo bài viết, vấn đề ngoại giao cũng sẽ được ông Obama chú ý bởi vì rất nhiều lý do mà trong đó có việc độ căng thẳng của một số hồ sơ đặc biệt trên thế giới dường như đang chạm đỉnh, như Iran và Syria chẳng hạn. Một nguyên nhân khác sâu xa hơn đó là việc cuộc chạy đua giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đang bước sang một giai đoạn mới, bởi ở hai nước đều vừa có một lãnh đạo chóp bu mới.
Tại Trung Quốc, một « đối thủ » mới của tổng thống Obama đã « lên ngôi » hồi tháng 11 rồi, đó là tân tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Tập « lên ngôi » trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng tiến gần nền kinh tế Hoa Kỳ trong cuộc đua kinh tế thế giới. Vì thế, bài viết nhận định, năm tới đây, một trong những chiến trường đầu tiên của ông Obama sẽ là chiến trường kinh tế. Kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, còn thêm rắc rối với vấn đề “vách đá tài chính”. Bài viết dự đoán, các doanh nghiệp Trung Quốc thường có nhiều vốn và là doanh nghiệp quốc doanh, sẽ tham gia mua lại các doanh nghiệp gặp khó khăn của Mỹ, và sẽ tậu được những hợp đồng kết xù tại Mỹ.
Một hồ sơ ngoại giao khác cũng sẽ khiến cho hai cường quốc này chạm trán nhau, đó là những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Trung Hoa liên quan đến nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines… Các tranh chấp này lại có nguy cơ kéo dài và lại diễn ra giữa Trung Quốc và một số nước đồng minh của Mỹ. Thêm vào đó, Trung Quốc ngày càng không dấu tham vọng bá chủ, nên đã tăng cường hiện đại hóa hải quân.
Hồ sơ Bắc Triều Tiên cũng sẽ khiến cho ông Tập Cận Bình và ông Obama phải tính đến trong quan hệ ngoại giao. Chưa hết, còn việc Mỹ và Trung Quốc luôn bất đồng ý kiến về vấn đề hạt nhân Iran và cuộc khủng hoảng tại Syria. Đây là những vấn đề mà theo bài viết là rất hóc búa đối với ông Tập Cận Bình và ông Obama.
Đức tiếp tục ngự trị Châu Âu ?
Đến với Châu Âu, bài viết cho rằng, thủ tướng Đức Angela Merkel là một « nữ hoàng ». Dù rằng bà Merkel có muốn danh hiệu này hay không thì báo chí cũng đã nhiều lần nhận định về vai trò « lãnh đạo Châu Âu » của bà.
« Vương quốc Châu Âu » của bà Merkel đang gặp khủng hoảng trong khu vực đồng euro (eurozone), đến mức mà đồng tiền chung châu Âu có nguy cơ sụp đổ. Bài viết đưa ra hai khả năng với hai nhận định. Nếu eurozone tan rã vào năm 2013 thì việc đó sẽ hại đến hình ảnh của bà Merkel bởi bà là người tiên phong trong việc thúc ép các nước thi hành chính sách khắc khổ. Và một khi kinh tế Châu Âu gặp nạn thì tiến trình phục hồi kinh tế của nước Mỹ cũng sẽ bị vạ lây.
Tuy nhiên, bài viết hy vọng nhiều vào viễn cảnh thứ hai : đó là vào năm 2013 đồng euro sẽ không sụp đổ, mà sẽ tiếp tục tồn tại và tiến về một cấu trúc Châu Âu theo kiểu liên bang. Và trong cái viễn ảnh đó, thì bài viết nhấn mạnh : bà Merkel một khi tái cử sẽ có sức nặng hơn nữa trong Liên Hiệp Châu Âu, dù rằng ở các thể chế cấp Châu Âu bà Merkel không hề giữ một chức vụ chính thức nào.
Như vậy, sau cái thời chiến tranh lạnh với thế giới lưỡng cực Mỹ-Liên Xô, thì bài viết vẽ ra một viễn ảnh thế giới tam cực với hai ông vua ngự trị thế giới là Mỹ và Trung Quốc và một bà hoàng ngự trị tại Châu Âu là nước Đức, mà đại diện là bà Angela Merkel.
Hai đầu tàu kinh tế Đông Nam Á
Trong lĩnh vực kinh tế, hai tờ Courrier International và The Economist nhìn về vùng Đông Nam Á với bài viết đáng chú ý: “Các quần đảo đang tràn đầy sức lực”, để chỉ sự lớn mạnh của hai nước thành viên Asean là Indonesia và Philippines.
Năm 2001, ngân hàng Goldman Sachs đã dùng thuật ngữ BRIC để chỉ bốn nước đầu tàu trong các nước tân hưng là Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khi trước đó vào năm 1997, ngân hàng thế giới đã dùng tên “ngũ hùng” để chỉ các năm nước bao gồm 4 nước nói trên và Indonesia. Indonesia không được liệt tên vào nhóm BRIC, bởi vì khi ấy cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á lúc đó đã làm điêu đứng nền kinh tế nước này.
Thế nhưng, năm 2012 lại là năm không tốt đẹp đối với nhóm BRIC với chỉ số tăng trưởng không như mong đợi. Từ tháng 9/2011, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ chỉ tiêu tăng trưởng cho năm 2012 của bốn nước này đến 1,5% điểm trung bình. Nhưng kết quả này đã tạo điều kiện cho các nước tân hưng khác tiếp tục nổi lên, trong đó có Indonesia.
Bàn về tiềm năng kinh tế của Indonesia, bài viết cho biết, dân số nước này đông hơn Nga và Braxin, giàu hơn Ấn Độ. Những năm trước 1997, tăng trưởng của Indonesia vượt cả ba nước Nga, Braxin và Ấn Độ. Còn năm 2012 thì nước này bắt đầu vượt trở lại Ấn Độ lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á trong những năm 1990. Dự đoán cho năm 2013, bài viết nhận định, thế mạnh dân số của Indonesia sẽ tiếp tục được khẳng định khi vào năm tới dân số nước này sẽ vượt 250 triệu người. Đồng nội tệ của Indonesia cũng ngừng mất giá. GDP Indonesia trong năm 2013 ước tính sẽ vượt 1 000 tỷ đô la, đứng thứ 16 thế giới.
Philippines là nước đông dân thứ nhì của Asean với 106 triệu người. Năm 2012, tăng trưởng của nước này đạt 5%, một con số mà cả trời tây mong ngóng. Đầu tư nước ngoài vào Philippines rất mạnh, nguồn tiền gửi về nước của người Philippines ở nước ngoài cũng không hề nhỏ. Hiện tại, Philippines có trữ lượng hối đoái tương đương 120% tổng nợ nước ngoài. Dự báo cho năm 2013, bài viết cho rằng, tăng trưởng của Philippines sẽ đạt 6%.
Kinh tế thế giới năm 2013 “khỏe” hơn năm 2012
Nhìn trên tổng thể nền kinh tế thế giới, Courrier International và The Economist đăng loạt bài dự phóng tóm lược cho năm 2013 với số liệu cụ thể trong từng lĩnh vực khác nhau.
Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ tiếp tục chậm, không đồng đều giữa các nước và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nguy cơ rõ ràng nhất đó là khủng hoảng khu vực đồng euro sẽ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp Châu Âu và của tất cả các nước xuất khẩu nhiều đến khu vực này. Các chuyên gia dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ ở mức 3,5% tức chỉ tăng 0,4% so với năm 2012. Các doanh nghiệp sẽ dè dặt hơn trong việc đầu tư và tuyển nhân công.
Tại Mỹ và Nhật Bản, hiện đang gặp khó khăn ngân sách, sẽ không có bước đột phá trong năm mới. Trung Quốc sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2013. Chính sách nới lỏng điều kiện tín dụng và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của nước này sẽ ảnh hưởng mạnh đến kinh tế của các nước dồi dào nguồn nguyên liệu mà Trung Quốc đang cần như Úc, Canada hay các nước vùng Châu Mỹ La Tinh.
Một dự đoán khác cũng đáng chú ý: trao đổi mậu dịch thế giới năm 2013 sẽ tăng ở mức 4,3%, tức khá hơn năm 2012, nhưng kém hơn năm 2010 và 2011. Tình trạng bảo hộ mậu dịch của các nước sẽ tăng cao trong năm 2013, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm được thị trường xuất khẩu thích hợp.
Các nền quân chủ : Đích ngắm kế tiếp của “Mùa xuân Ả Rập”
Mùa xuân Ả Rập đã không thật sự mang đến sắc xuân như mong đợi, bởi sau bao nhiêu giông tố, xung đột, chết chốc, quá trình được gọi là “chuyển giao dân chủ” tại các nước như Tunisia, Lybia hay Ai Cập vẫn còn đang trong tình trạng hết sức phức tạp. Sắp tới, Le Monde Diplomatique cảnh báo, Mùa xuân này sẽ tiếp tục tiến bước, và đích ngắm có lẽ là các các quốc gia quân chủ Ả Rập.
Các nước mà tờ báo muốn đề cập đó là: Maroc, Ả Rập Xê Út, Jordani hay Koweit. Sỡ dĩ mà những nước này chưa bị mùa xuân Ả Rập chạm đến, theo Le Monde Diplomatique là bởi vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, các nền quân chủ đã tồn tại lâu đời ở những nước này, và được người dân tôn thờ nhờ vào lịch sử đấu tranh chống thực dân trước kia. Thứ hai, các chế độ này có thể thích ứng được với khủng hoảng nhờ vào các thể chế hết sức mềm dẻo để điều khiển dư luận theo ý riêng, chứ không phải công khai lao vào việc đàn áp để gây mất lòng dân trong nước và thế giới.
Ấy thế nhưng, tờ báo cho hay, nhận định trên có chưa kể đến một thực tế: đó là các chế độ quân chủ Ả Rập đã yếu hơn rất nhiều so với cách đây 10 năm. Các chế độ này đang ở trạng thái “hụt hơi” và người dân đang dần sôi sục lòng bất mãn. Minh chứng cho nhận định đó có lẽ là trường hợp của Bahrain: người dân bất mãn chính quyền đã nổi lên, và chỉ bị dập tắt khi mà quân đội quốc gia kết hợp với quân đội nước ngoài trấn áp.
Tại Maroc, người dân cũng đã rầm rộ xuống đường đòi cải cách. Quốc vương nước này đã phải nhượng bộ khi hứa cho sửa Hiến pháp theo hướng dân chủ. Tuy nhiên theo tờ báo, đó chỉ là hứa để cho yên lòng dân chứ cải cách thật sự sâu rộng thì chưa có, và nếu tình trạng này kéo dài thì bất ổn sẽ xảy đến trong tương lai là điều khó tránh.
Chế độ quân chủ tại Ả Rập Xê Út cũng đã khiến nhiều bất mãn nổi lên. Thế nhưng, hoàng gia đã biết khéo léo sử dụng nguồn lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của nước này để dổ dề dân chúng. Nhưng đó rõ ràng chỉ là một giải pháp tạm thời.
Tại Koweit, bất ổn cũng đã xảy ra. Các vụ biểu tình chống tham những và chống nhà cầm quyền đã làm lung lay nền quân chủ. Cuộc bầu cử vào tháng 12 này cũng đã bị phe đối lập tẩy chay. Phe đối lập và hoàng gia nước này đang so kè trong việc chọn lựa giữa một bên là nền quân chủ toàn trị và một bên là nền quân chủ nghị viện, tức có nghị viện và có thủ tướng.
Còn tại Jordani thì tình hình cũng không sáng sủa. Le Monde Diplomatique cho rằng, chế độ quân chủ của nước này cũng đang hụt hơi và đang cần cải cách sâu rộng về chính trị trong tình trạng thất nghiệp và tham nhũng ngày càng gia tăng.
Ngôi sao youtube: hết ngựa đến cá!
Gần đây, điệu nhảy kiểu cưỡi ngựa Gangnam Style của nam ca sỹ Hàn Quốc Psy đã gây một “mạng chấn” với hơn 1 tỷ lượt xem trên youtube. Phụ trang cuối tuần báo Le Monde nhìn về một cơn sốt khác cũng giống với Psy, nhưng không phải là ngựa, mà là…cá.
Tờ báo chạy dòng tựa dí dỏm: “Psy sẽ bị truất ngôi bởi một chàng bán cá chăng?”. Chàng bán cá mà Le Monde đề cập đó là anh Mohammed Shahid Nazir, sinh năm 1981, làm nghề bán cá ở Luân Đôn.
Tờ báo cho biết, cách đây 1 năm, chàng thanh niên này đã rời Pakistan đến sống ở Luân Đôn. Anh làm nghề bán cá thuê, và được ông chủ bắt phải rao bán. Để lôi kéo khách, anh đã sáng tác bài hát mang tên “One pound Fish” và đứng nhảy múa ca hát trước sạp cá để mời khách.
Người hiếu kỳ quay lại khúc ca này và tung lên trang youtube hồi mùa xuân năm rồi và đã gây sốt trên mạng. Đến tháng 11 rồi, hãng sản xuất âm nhạc danh tiếng thế giới ở Mỹ là Waner Music đã mời anh quay ca khúc này với một cách dàn dựng đậm màu sắc Bollywood. Đến hiện tại đã có trên 10 triệu lượt xem trên youtube.
Nếu so sánh với Psy, thì con số 10 triệu còn cách xa với Psy đã lên đến hơn 1 tỷ lượt xem. Ấy thế nhưng, không loại trừ khả năng con số 10 triệu sẽ tiếp tục tăng nhanh còn con số 1 tỷ sẽ chựng lại, bởi biết đâu: bà con chán xem cưỡi ngựa lại tập trung vào thưởng thức điệu rao bán cá.
0 comments:
Post a Comment