Theo điều tra của PV Infonet, khu đất này là một phần của dự án Lê Trọng Tấn khoảng 40ha, đang bỏ hoang cỏ mọc um tùm, nằm xen kẽ thôn La Dương (phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội). Chủ đầu tư là Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Tập đoàn GELEXIMCO).
Dự án khu đô thị mới Lê Trọng Tấn – Gleximco nằm dọc hai bên đường Lê Trọng Tấn kéo dài thuộc địa bàn huyện Hoài Đức và quận Hà Đông – Hà Nội, diện tích 135 ha, bao gồm nhà đa chức năng, siêu thị, sân golf, trường học, phòng khám đa khoa, khu tổ hợp thể dục, thể thao, nhà ở, biệt thự, chung cư…
Thời kỳ hoàng kim giá đất nền, nhà xây
thô chuyển nhượng trên thị trường tại dự án này lên đến 80 – 100 triệu
đồng/m2, tuy nhiên, hiện nay toàn bộ dự án Lê Trọng Tấn – Geleximco rơi
vào cảnh hoang vắng điêu tàn, những khu vực chưa xây dựng để cỏ mọc
hoang vu.
Người dân cuốn giẻ, tẩm xăng để đốt chủ đầu tư nếu thi công dự án trên phần đất ruộng của họRiêng khu đất trong quy hoạch xây dựng dự án có diện tích khoảng 40ha, nằm xen khu dân cư thôn La Dương, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, nên nhiều năm nay phần diện tích đất này vẫn bỏ hoang cỏ mọc um tùm.
Đến sáng ngày 11/1, chủ đầu tư và chính quyền địa phương tổ chức đóng cọc, quây tôn danh giới dự án thì hàng trăm hộ dân mua xăng, tẩm vào giẻ để đòi đốt chủ đầu tư. Tuy nhiên, trước sự “bủa vây” và phản ứng quyết liệt của hàng trăm người dân thôn La Dương, chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã rút máy móc, vật dụng… không thi công dự án nữa.
Trao đổi với PV Infonet,
bà Nguyễn Thị Hạnh – đại diện các hộ dân thôn La Dương bức xúc, khu
cánh đồng cạnh thôn chúng tôi đây có nghĩa trang với hàng trăm mồ mả của
người dân thôn Na Dương từ nhiều đời nay, có ngôi mộ chôn cả trăm năm,
có ngôi mới chỉ chôn vài 3 tháng.
Nhưng từ năm 2010, DN và chính quyền địa phương tự ý đo danh giới,
cắm mốc dự án rồi lên kế hoạch tự đền bù phần đất ruộng cho người dân
chúng tôi với giá hơn 200.000 đồng/m2, hỗ trợ 30.000 đồng/m2 đào tạo
nghề cho người dân và đền bù 4 triệu đồng/ngôi mộ mà không thông báo tới
từng hộ dân. Cũng như không tổ chức gặp mặt, họp bàn để lấy ý kiến phản
ánh của người dân trong thôn.
Đến tháng 3/2010, DN và chính quyền địa
phương tổ chức cho 17 máy ủi, cưỡng chế, san phẳng toàn bộ mồ mả trong
nghĩa trang của người dân La Dương. Gia đình ít thì 1, gia đình nhiều
thì hàng chục mồ mả cha ông bị máy ủi san phẳng, có ngôi mộ còn lật hết
bia, quan tài lộ thiên. Thậm chí có trường hợp mộ con nhà anh Thắng, vừa
chôn được 3 tháng cũng bị máy ủi san phẳng… Hàng trăm hộ dân phản đối,
thương khóc với cách làm không bài bản, chặt chẽ của DN, cũng như chính
quyền địa phương…
Hàng trăm người dân La Dương phản đối chủ đầu tư dự án Lê Trọng TấnChị Hạnh còn cho biết, nhà tôi có 12 ngôi mộ, mặc dù chính quyền đã san ủi như vậy, nhưng sau đó còn thông báo trên loa phát thanh rằng: “Các hộ dân nào có mồ mả nằm trong dự án mà chưa bị san ủi thì đến nhận tiền đền bù và di chuyển đi, còn hộ nào có mồ mả đã bị san ủi thì thôi…” – Chị Hạnh bức xúc.
Nhiều người dân ở thôn La Dương có đất ruộng nằm trong dự án chưa nhất trí nhận tiền đền bù nhiều năm qua và không đồng tình với cánh làm, cách giải quyết đền bù đất một chiều của chủ đầu tư, chính quyền địa phương.
Bà Nguyễn Thị Nga có tới hơn 2 sào ruộng
nằm trong quy hoạch dự án cũng chưa nhận tiền đền bù nhiều năm qua,
trong đó có 1 ruộng cây cảnh bị chặt phá, san ủi. Theo bà Nga thì DN và
chính quyền đền bù ruộng để làm dự án chỉ có 97 triệu đồng/sào, cả tiền
hỗ trợ học nghề. Với giá đó chúng tôi không thể chấp nhận được, trong
khi giá đất của chủ đầu tư bán cao tới cả 100 triệu đồng/m2.
Người dân dựng lều bạt cạnh mồ mả khỏi bị san ủi và đào trộmTrường hợp nhà cụ Nguyễn Thị Hào, gia đình liệt sỹ cũng có gần 1 sào ruộng nằm trong dự án mặc dù có thông báo trên loa truyền thanh xã nhưng cụ không nhận tiền. Theo cụ Hào thì gia đình không đồng ý DN lấy đất làm dự án, vì gia đình còn mỗi gần 1 sào ruộng đó để tăng gia sản xuất.
Mỗi người dân một ý kiến, một lý do không chấp nhận tiền đền bù đất ruộng của chủ đầu tư, nên nhiều năm qua một phần diện tích đất khoảng 40ha nằm trong dự án Lê Trọng Tấn vẫn bỏ hoang, trên đó là hàng trăm mồ mà bị san phẳng, xương cốt, tiểu sành lẫn lộn…
Chị Hạnh cho biết, mong muốn của người dân trong thôn La Dương là đề nghị chủ đầu tư, chính quyền địa phương khi thu hồi 100% đất của bà con thì phải trả lại 60% số ruộng đất đã bị thu hồi để bà con lấy tư liệu sản xuất và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân. Đồng thời DN và chính quyền phải quy tập, giám định ADN những ngôi mộ đã bị san ủi trước kia và hỗ trợ di dời.
Chính những rắc rối trong khâu giải phóng mặt bằng giữa người dân và DN thời gian qua, nên khi chủ đầu tư có động thái thi công dự án thì đều bị cản trở của người dân địa phương.
Nguyễn Hiếu-PV Infonet
0 comments:
Post a Comment