Tuesday, November 20, 2012

Quả Đấm Thép Rỉ Sét

Tàu Hoa Sen đang neo trong vùng nước của Công ty TNHH đóng tàu Cam Ranh - Ảnh: Lê Nam
Tác giả : Trần Khải
Nằm bờ, mắc cạn… Hình ảnh này cho thấy cảnh đốt tiền của ngành hàng hải Việt Nam, những dung dưỡng sai trái từ cấp cao nhất là văn phòng Thủ Tướng… Có phảỉ là tham nhũng, có phảỉ là lãng phí, hay chỉ vì đàn em phaả nghĩ ra đủ cách để kiếm tiền khi được đàn anh bổ nhiệm vào các chức vụ cao cấp? Quả đấm thép của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không ngừng làm chảy máu nền tài chánh Việt Nam: Vinashin vẫn đang đốt tiền vì hàng hàng loạt tàu biển Vinashin nằm bờ.
Bản tin báo Tiền Phong nói có 43 tàu khổng lồ nằm bờ, trong khi báo Thanh Niên nói nằm bờ có tàu trọng tải hơn trăm ngàn tấn, và báo Lao Động kể rằng một số công ty chi nhánh Vinalines đã mắc cạn, đã tê liệt nhưng không được phép phá sản.
Báo Tiền Phong nói, theo thống kê của Cục Hàng hải, cả nước có 43 tàu, thuyền neo đậu lâu ngày trong vùng nước cảng biển. Các tàu này tập trung nhiều nhất ở các cảng biển tại TPSG (14 tàu), Nha Trang (11 tàu), Hải Phòng (4 tàu)…

Trong đó, các thành viên tập đoàn Vinashin có nhiều tàu đỗ lâu ngày nhất, gồm 5 tàu của công ty vận tải viễn dương Vinashin, 2 tàu của công ty CP vận tải sông biển Cần Thơ, 2 tàu của công ty CP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy. Ngoài ra, Tập đoàn Vận tải ĐB-HK Trãi Thiên có 4 tàu biển nằm bờ hơn 1 năm.
Bản tin Tiền Phong cũng ghi, rằng trong số này, có nhiều tàu đã neo đậu từ năm 2007- 2008 như tàu Sông Gianh, ShipMarine 09, Shun Yun 28338, Ụ nổi Venture Dock II, Dock nổi M83… Tại Hải Phòng, có 3 tàu là Shun Yun, Đại Phát, Dynamic Bright đã neo đậu lâu ngày, không đảm bảo các điều kiện về an toàn hàng hải.
Báo Thanh Niên gọi đó là “Lãng phí tàu khổng lồ.”
Bản tin báo này hôm 19-11 cho biết:
“Hàng loạt con tàu trọng tải lớn, trị giá từ vài trăm tỉ đến cả nghìn tỉ bị chủ tàu bỏ rơi, trở thành những con tàu “ma” khổng lồ dập dềnh trên các vùng biển từ bắc vào nam. Thậm chí, một số tàu còn bị chủ hàng siết nợ, giữ làm tin tại các vùng biển nước ngoài.
Vung tiền mua tàu quá đát
Trong cơn say mua sắm tàu những năm vận tải biển còn cực thịnh 2006, 2007, nhiều chủ đầu tư “nhắm mắt” mua những con tàu tiếng là siêu trường, siêu trọng, nhưng đều đã có tuổi đời xấp xỉ 30, công nghệ cũ, lạc hậu, thậm chí không đủ điều kiện đăng ký tại VN.
Điển hình như tàu Green Sea, đang neo tại vùng Hòn Nét 21, Cẩm Phả (Quảng Ninh), trọng tải 76.000 tấn thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, tàu Green Sea đã có tuổi đời 30 năm, treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại VN do quá niên hạn. Tàu được Vinashin mua về năm 2007 và nằm bất động hơn 2 năm tại vùng biển này. Hiện trên tàu chỉ “cắm” 4 thủy thủ để làm nhiệm vụ trực tàu. Hằng ngày, 3 người thay phiên nhau lên bờ mua thực phẩm. Một thuyền viên cho biết đầu năm 2012, tàu Green Sea được sửa chữa và chạy một vài chuyến hàng đi nước ngoài. Nhưng từ tháng 4.2012, tàu neo tại đây và nằm suốt từ thời điểm đó đến tận bây giờ. “Từ thời điểm tàu neo cố định tại đây đến giờ đã 6 tháng rồi chúng tôi chưa nhận được lương, nhưng may vẫn được chu cấp tiền ăn hằng ngày để anh em trực tàu”, thuyền viên này nói.
Cùng cảnh ngộ với tàu Green Sea, tàu Speedy Falcon, thuộc Công ty CP vận tải dầu khí VN, hiện cũng đang trong tình trạng “chết lâm sàng” trên vùng biển Hòn Miều, Hạ Long. Speedy Falcon trọng tải hơn 64.000 tấn, tuổi đời trên 32 năm nên cũng không thể đăng kiểm tại VN…
…Không chỉ những tàu cũ, số phận con tàu hiện đại trọng tải 104.000 tấn từng được xưng tụng là lớn nhất, hiện đại nhất, lần đầu tiên được chế tạo đóng mới tại VN cũng bi đát không kém. Năm 2006, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất – DQS (Vinashin) đóng mới tàu PVT.
MERCURY dựa trên thiết kế của Ba Lan, trọng tải 105.000 tấn, tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỉ đồng, dự kiến hạ thủy giữa năm 2009. Nhưng tới tháng 8.2010 khi DQS được chuyển giao về cho Tập đoàn dầu khí VN (PVN), tàu vẫn chưa đóng xong. Tới tháng 6.2012, tàu được bàn giao cho Tổng công ty CP vận tải dầu khí (PV Trans), nhưng do thiết kế cũ, chưa đảm bảo an toàn vận hành, không đạt chuẩn quốc tế nên sau khi bàn giao, chạy thử, PV Trans đã trả lại, yêu cầu điều chỉnh, bổ sung với kinh phí dự toán khoảng 4 triệu USD.
Một con tàu chở dầu khác trọng tải 105.000 tấn đang thi công dở dang tại DQS (vốn đầu tư ban đầu khoảng 63 triệu USD) do Công ty tư vấn hàng hải Hàn Quốc (KOMAC) thiết kế cũng hẩm hiu không kém. Được Vinashin bàn giao lại, PVN đã quyết định biến con tàu này thành kho chứa dầu nổi cho việc trữ dầu tại mỏ Đại Hùng, với kinh phí chi thêm để điều chỉnh 20 hạng mục khoảng 20 triệu USD.”(hết trích)
Trong khi đó, một điển hình ở Đà Nẵng: Doanh nghiệp “chết”, không “chôn” được… Báo Lao Động ghi nhận.
Báo LĐ nói hôm 19-11-2012:
“Cũng giống như số phận của một số con tàu thủy của Vinalines, Cty TNHH một thành viên cơ điện và xây lắp CN tàu thủy – Sicemvina, thuộc Tập đoàn CN Tàu thủy VN – hiện cũng đang rơi vào tình trạng “mắc cạn” ở Đà Nẵng bởi DN này đã gần như phá sản, nhưng vẫn chưa có biện pháp giải quyết hậu quả.
Gỉ sét hoang tàn
Sicemvina được thành lập từ năm 2001, với lực lượng cán bộ công nhân viên lành nghề đến… 500 người, là DN nổi trội ở khu vực miền Trung. Với các sản phẩm cơ khí chủ lực là sản xuất kết cấu thép, thiết bị nâng hạ, máy móc dây chuyền công nghệ, gia công cơ khí, trụ điện chiếu sáng… Sicemvina không chỉ cung ứng cho các DN ở hầu khắp các khu công nghiệp lớn ở miền Trung, VN mà còn xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc… với doanh thu hằng năm 20- 50 tỉ đồng. Thế nhưng, thời vàng son này kéo dài chưa quá 5 năm và Sicemvina đã rơi vào cảnh chết yểu vì nợ nần.
Từ năm 2008 đến nay, DN này gần như ngừng toàn bộ hoạt động. Gần 500 cán bộ công nhân viên đã phải tứ tán, mất việc…, nay chỉ còn vẻn vẹn 7 người (kể cả ban giám đốc và bảo vệ)…”(hết trích)
Các bản tin đều kể chi tiết về hoàn cảnh thê thảm của ngành hàng hải, nêu lên được khổ tâm của các công nhân liên hệ, nói thẳng về tình cảnh đốt tiền… nhưng vẫn không nói minh danh rằng trách nhiệm về ai.
Có phảỉ là “đồng chí X” hay là “lãnh đạo Y”… Có phải vì cán bộ vung tiền cho các cô chân dài quá trớn, hay chỉ vì “hy sinh đời bố để củng cố đời con”… Sao không thấy quy trách nhiệm về ai vậy kìa?
Có phải, nên nói đơn giản, chỉ vì Đảng là toàn trị, nên là Đảng là trách nhiệm trên cùng hết?

0 comments:

Powered By Blogger