Vào hôm nay, Chủ nhật, 18/11/2012, các quốc gia Đông
Nam Á họp lại tại Phnom Penh đã yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng khởi sự
các cuộc thương thuyết ở cấp cao về một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
Lời yêu cầu này được đưa ra sau khi 10 nước ASEAN đã thống nhất được
lập trường về đối sách cần có. Tuy nhiên, phía Trung Quốc trước mắt vẫn
bác bỏ đề nghị đẩy mạnh đàm phán của ASEAN.
Phát biểu với các nhà báo sau cuộc họp của các lãnh đạo 10 thành viên
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan xác
định : “Về phía ASEAN, (chúng tôi) đã sẵn sàng, đã quyết tâm và rất
mong muốn (mở đàm phán với Trung Quốc). Có điều là bước nhảy tango thì
phải có hai người… ASEAN đã sẵn sàng, chỉ còn chờ người bạn Trung Quốc
tiến bước. »
Theo ông Pitsuwan, các lãnh đạo ASEAN muốn khởi động « càng sớm càng
tốt » các cuộc đàm phán « chính thức hơn » về một bộ quy tắc ứng xử mang
tính chất ràng buộc về pháp lý nhằm giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông.
Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã đưa ra đề nghị này với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào tối Chủ nhật này trong một cuộc họp song phương, thế nhưng Trung Quốc đã tỏ vẻ không đồng ý.
Sau cuộc họp, ông Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho báo chí biết là Bắc Kinh muốn tiếp tục khung tham khảo hiện thời, thông qua các cuộc đàm phán cấp dưới đã được nhất trí từ 10 năm trước đây.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa 4 nước ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei), với Trung Quốc cũng như Đài Loan, kéo đài từ hàng thập niên qua, biến vùng biển này thành một thùng thuốc súng có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào.
Trong hai năm gần đây, căng thẳng không ngừng gia tăng và một số nước ASEAN đang lo ngại trước việc Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng. Những nỗ lực để hình thành một bộ quy tắc ứng xử ràng buộc về pháp lý giữa ASEAN và Trung Quốc đã thất bại trong nhiều năm qua vì lẽ Bắc Kinh chủ trương giải quyết tranh chấp tay đôi với từng quốc gia.
Trung Quốc và ASEAN đã ký một bản Tuyên bố chung chung vào năm 2002 về cách ứng xử giữa các các bên liên quan tại Biển Đông – gọi tắt theo tiếng Anh là DOC, trong đó hai phía cam kết giải quyết các vấn đề một cách hòa bình và thông qua tham vấn hữu nghị.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm nay cho biết là Bắc Kinh chủ trương tiếp tục làm việc trong khuôn khổ của bản Tuyên bố DOC, và sẽ « không thay đổi » lập trường.
Tuy nhiên, một số nước ASEAN phàn nàn rằng vì bản DOC không mang tính ràng buộc pháp lý, cho nên đã không ngăn cản được các xung đột ngoại giao gần đây.
Vấn đề Biển Đông cũng gây ra chia rẽ lớn trong ASEAN trong năm nay. Tháng Bảy vừa qua, Cam Bốt, đồng minh thân cận của Trung Quốc đã lợi dụng tư thế chủ tịch đương nhiệm ASEAN để chống lại nỗ lực của Philippines và Việt Nam muốn ASEAN có một vai trò mạnh mẽ hơn trước Trung Quốc.
Nhưng lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh ý định của họ là thể hiện một quan điểm thống nhất trước Trung Quốc.
Trọng Nghĩa
Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã đưa ra đề nghị này với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào tối Chủ nhật này trong một cuộc họp song phương, thế nhưng Trung Quốc đã tỏ vẻ không đồng ý.
Sau cuộc họp, ông Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho báo chí biết là Bắc Kinh muốn tiếp tục khung tham khảo hiện thời, thông qua các cuộc đàm phán cấp dưới đã được nhất trí từ 10 năm trước đây.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa 4 nước ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei), với Trung Quốc cũng như Đài Loan, kéo đài từ hàng thập niên qua, biến vùng biển này thành một thùng thuốc súng có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào.
Trong hai năm gần đây, căng thẳng không ngừng gia tăng và một số nước ASEAN đang lo ngại trước việc Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng. Những nỗ lực để hình thành một bộ quy tắc ứng xử ràng buộc về pháp lý giữa ASEAN và Trung Quốc đã thất bại trong nhiều năm qua vì lẽ Bắc Kinh chủ trương giải quyết tranh chấp tay đôi với từng quốc gia.
Trung Quốc và ASEAN đã ký một bản Tuyên bố chung chung vào năm 2002 về cách ứng xử giữa các các bên liên quan tại Biển Đông – gọi tắt theo tiếng Anh là DOC, trong đó hai phía cam kết giải quyết các vấn đề một cách hòa bình và thông qua tham vấn hữu nghị.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm nay cho biết là Bắc Kinh chủ trương tiếp tục làm việc trong khuôn khổ của bản Tuyên bố DOC, và sẽ « không thay đổi » lập trường.
Tuy nhiên, một số nước ASEAN phàn nàn rằng vì bản DOC không mang tính ràng buộc pháp lý, cho nên đã không ngăn cản được các xung đột ngoại giao gần đây.
Vấn đề Biển Đông cũng gây ra chia rẽ lớn trong ASEAN trong năm nay. Tháng Bảy vừa qua, Cam Bốt, đồng minh thân cận của Trung Quốc đã lợi dụng tư thế chủ tịch đương nhiệm ASEAN để chống lại nỗ lực của Philippines và Việt Nam muốn ASEAN có một vai trò mạnh mẽ hơn trước Trung Quốc.
Nhưng lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh ý định của họ là thể hiện một quan điểm thống nhất trước Trung Quốc.
Trọng Nghĩa
0 comments:
Post a Comment