Duc H. Vu tạm dịch là : Không ghét nhau đâu :-) hahahaha
Phải công nhận mí cha nội "marketing" ăn không ngồi rồi nghĩ ra nhiều sáng kiến độc đáo để quảng cáo "hàng độc" cho công ty mình ! Xem hình "bú mồm" cười té đái :-)
----------
Benetton biết cách quảng cáo để mọi người phải chú ý, và đôi khi chúng chẳng liên quan gì đến những thứ mà họ bán.
Công ty quần áo Ý này có lịch sử quảng cáo được coi là “gây sốc”. Năm 1990 Benetton phát hành áp phích một linh mục hôn nữ tu; một trẻ sơ sinh đẫm máu, và một con ngựa đen đính trên bản trắng. Những quảng cáo khác gây nhiều tranh cãi là hình ảnh một phụ nữ da đen cho em bé da trắng bú và một tấm hình chụp bệnh nhân AIDS hấp hối trên giường bệnh, bao quanh ông là những người thân trong trạng thái rất đau khổ. Hãy “chấp nhận” và “khoan dung” vẫn luôn là thông điệp đằng sau các chiến dịch quảng cáo, nhưng đôi khi nó bị lạc mất trong sự phản đối kịch liệt của quần chúng.
Chiến dịch mới nhất, có tựa đề “Unhate” (tạm dịch “Không Thù Hận”) ra mắt vào thứ Tư và lập tức trở thành tin nóng trên toàn cầu. Sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa và ghép ráp hình, quảng cáo bao gồm hình ảnh của một số chính trị gia trong tư thế hôn môi như Tổng thống Mỹ Barack Obama hôn đối tác Venezuela Hugo Chavez, Mahmoud Abbas ôm hôn Benjamin Netanyahu, Tổng thống Pháp Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Cặp đôi nhận được chú ý nhiều nhất là Đức Giáo Hoàng Benedict XVI hôn một lãnh tụ Hồi giáo Ai Cập. Có phải đây là cách tiếp cận ngoại giao quốc tế mới?
UNHATE (Không Thù Hận) nghĩa là gì? UN-hate. Hãy chấm dứt thù hận, nếu bạn đang hận thù. Unhate là thông điệp mời gọi chúng ta xem xét rằng biên giới yêu-hận không xa nhau lắm như chúng ta nghĩ. Trên thực tế, hai tình cảm đối lập này thường ở thế rất mong manh và không ổn định. Chiến dịch Unhate khuyến khích thay đổi hai tư thế tình cảm này: Không Thù Hận.
Nhà Trắng đợi cho đến trưa thứ Năm mới ra một tuyên bố nói ngắn gọn,”Nhà Trắng có chính sách lâu dài không chấp thuận việc sử dụng tên và chân dung của tổng thống cho mục đích thương mại”. Tòa thánh Vatican phản ứng nhanh hơn và tuyên bố sẽ dùng pháp lý để ngăn chặn sự phân phát các hình ảnh giả mạo mà họ cho là “làm tổn hại không chỉ đến nhân phẩm của Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo mà còn để cảm xúc của tín hữu. ”
Ngay sau đó Benetton đã loại bỏ hình của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI khỏi quảng cáo ở Ý và tuyên bố rằng mục đích chính của chiến dịch quảng cáo là để chống lại văn hóa thù ghét trong mọi hình thức, đồng thời xin lỗi đã sử dụng hình ảnh của Đức Thánh Cha và các lãnh tụ Hồi giáo và xúc phạm đến sự nhạy cảm của các tín hữu.
Hình ảnh tất nhiên sẽ còn phổ biến rộng rãi trên thê giới ảo, bất chấp phản đối của Vatican. Sẽ rất khó khăn, nếu không nói là không thể, để xóa bỏ sự tồn tại của chúng.
Bạn nghĩ gì về loạt hình ảnh truyền tải thông điệp của Benetton? Dù lập trường của bạn thế nào, nếu mục tiêu của một chiến dịch quảng cáo đạt được sự chú ý của mọi người, Benetton chắc chắn đã thành công.
0 comments:
Post a Comment