Các căn cứ hải quân ở phía đông và phía nam Trung Quốc sẽ bị đe dọa khi Mỹ triển khai máy bay ném bom B-52 ở Australia.
Đầu tuần, tờ “Canberra Times” Australia có bài viết với tiêu đề “Tìm cách ngăn chặn Hải quân Trung Quốc là trò chơi rủi ro cao”.
Bài viết cho rằng, Australia quyết định cho phép Mỹ xây dựng căn cứ quân sự ở phần lãnh thổ phía bắc với trung tâm là Darwin. Động thái này chắc chắn có liên quan đến việc ngăn chặn sức mạnh ngày càng tăng lên của Hải quân Trung Quốc.
Từ khoảng năm 2001, Trung Quốc đã khởi động động một chương trình đóng tàu đầy tham vọng. Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc Hải quân Trung Quốc mở rộng và hiện đại hóa, tin chắc là chỉ có họ mới có thể đối phó lại với Trung Quốc.
Được biết, Trung Quốc mở rộng hải quân là để tham vọng quyền lợi biển, tự do hàng hải và bảo vệ nhập khẩu năng lượng từ vịnh Péc-xích (vịnh Ba Tư). Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến tuyến đường cung cấp quan trọng đi qua “yết hầu” eo biển Malacca.
Họ lo ngại, Mỹ sẽ phong tỏa eo biển khi quan hệ hai nước xấu đi. Về vấn đề này, xây dựng căn cứ quân sự ở Australia sẽ có lợi cho các mục tiêu của chính sách Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tìm cách tăng cường hiện diện ở các nước ven bờ có thể ảnh hưởng đến tuyến đường cung cấp của họ. Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng hải quân, để nó đạt được trình độ tương xứng với sức mạnh kinh tế, đáp ứng nhu cầu về kinh tế. Kết quả là, Trung Quốc sẽ có một cuộc xung đột trực diện với Mỹ, bởi vì Mỹ cho rằng Trung Quốc không nên làm như vậy.
Trong những tuần gần đây, Mỹ thay đổi chính sách với tốc độ chóng mặt, một phần do Tổng thống Barack Obama đang tính toán cho cuộc bầu cử vào năm 2012 và chuyển sự chú ý đến sự tháo chạy khỏi Afghanistan, hơn nữa cũng do Mỹ hầu như bắt đầu trở nên căng thẳng, lo lắng.
Gần 10 năm qua, Trung Quốc cặm cụi kiếm tiền, tái thiết hải quân, trong khi Mỹ chi rất nhiều tiền để truy kích các phần tử khủng bố ở khu vực núi non của Iraq và Afghanistan.
Hiện nay, Obama nói rằng, ông đã mệt mỏi với Trung Đông, tất cả các hành động chuyển hướng tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mỹ muốn sự ủng hộ của Ấn Độ. Cùng với việc Pakistan và Afghanistan bị mờ đi, họ cần Ấn Độ hỗ trợ ngăn chặn sự bành chướng của Hải quân Trung Quốc.
Đồng thời với việc Obama đến thăm Australia, tại Philippinese, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã ký “Tuyên bố chung Philippinese-Mỹ về những nguyên tắc đối tác tăng trưởng”. Đồng thời, mục đích thực sự trong chuyến thăm của bà là nhờ Philippinese hỗ trợ Mỹ đối phó với Trung Quốc.
Nhìn vào ngoại giao pháo hạm Mỹ vừa phát động đối với Trung Quốc, đưa lực lượng lính thủy đánh bộ đến Darwin có gì đó giống như một quả bom khói. Mỹ rất cần cảng Darwin cho chiến lượt vùng biển Châu Á. Nếu Mỹ triển khai máy bay ném bom B-52 có hành trình khoảng 15.000 km đến Darwin, có thể làm rối loạn tâm trạng của Trung Quốc, đe dọa đến các căn cứ hải quân ở phía nam và phía đông Trung Quốc.
Quy tắc của trò chơi này là gì? Mỹ cho rằng có thể đánh bại Trung Quốc, giống như từng đánh bại người Nga trước đây không? Kết quả cuối cùng là gì? Hai nước cần nhau. Trung-Mỹ muốn đạt được mục đích gì? Hai nước cần phải ngồi xuống để nói chuyện. Họ cần phải sử dụng ngoại giao đàm phán “cứng” đối “cứng” như thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trong cuộc chơi này Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Australia và các nước nhỏ ven biển Philippine sẽ giúp cho Hoa Kỳ có thêm bạn và chiến lượt Liên Minh Quân Sự, như vậy Trung Quốc sẽ bị le loi đơn độc không thể một mình chọi lại với Đồng Minh HOA KỲ.
0 comments:
Post a Comment