Ông nghĩ sao khi tại nhiều nước, biểu tình đã biến tướng những hình thức bạo động khác?
ĐBQH Dương Trung Quốc: Biểu tình thuộc quyền tự do của con người.
Sự biến tướng bao giờ cũng có. Vấn đề nó thể hiện năng lực lãnh đạo của Nhà nước, Nhà nước hãy chứng tỏ mình để người dân biểu tình ủng hộ nhiều hơn phản đối. Lấy ví dụ, biểu tình phản đối một hiện tượng tham nhũng, có thể nó chĩa vào cán bộ của nhà nước nhưng nó phục vụ Chính phủ. Bằng chứng thuyết phục nhất là cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khi diễn ra vụ biểu tình ở Thái Bình, nếu theo cách nhìn của một số ĐB ở đây có thể coi là bạo loạn. Nhưng lúc đó, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đến tận nơi, phát hiện ra cả 2 mặt: mặt tiêu cực là thiếu tổ chức dẫn đến tình trạng nhiễu loạn, nhưng có mặt tích cực là góp phần phát hiện những sai sót, yếu kém trong bộ máy chính quyền địa phương. Nếu chúng ta chú trọng việc nâng cao hơn nữa việc quản lý bộ máy công quyền cộng với Luật Biểu tình thật xác đáng thì tôi nghĩ sẽ làm cho tác động tích cực đến xã hội hơn.
Thưa ông, cơ quan nào xây dựng Luật Biểu tình thì phù hợp?
Với một luật có độ nhạy cảm như Luật Biểu tình thì sự tham gia của cơ quan công an là cần thiết, nhưng nên có sự phối hợp của một tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc trong việc tập hợp sự đa dạng, bảo đảm quyền lợi của người dân. Ngoài ra còn có thể có rất nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp có thể tham gia, chẳng hạn Hội Luật gia Việt Nam. Tôi cho là nên rộng rãi, nhưng do Bộ Công an chủ trì. Quyết định cuối cùng là của chính các ĐBQH.
Ông nói Luật Biểu tình là xuất phát từ nhu cầu của xã hội, nhưng có nhiều luật khác cũng là nhu cầu bức thiết thì sao?
Tôi không nói là nhu cầu của xã hội, mà nó gần như là chuẩn mực của thế giới vì đó là quyền tự do của con người, quyền hội họp, trong đó có quyền biểu tình. Không lẽ, theo ý kiến của một vài người thì ta loại ra khỏi Hiến pháp cái quyền tự do này? Điều đó sẽ trở thành bất bình thường.
0 comments:
Post a Comment