Biểu tình chống chính phủ ở Syria. Ảnh: Reuters.

18.11.2011, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói rằng, tình hình xung đột ở Syria bắt đầu “giống nội chiến thực sự”.

Sau khi những Quân nhân đào ngũ tấn công tòa nhà tình báo không quân bên ngoài thủ đô Damascus. “Theo các báo cáo, có một lực lượng mới mang tên FSA (Quân đội Giải phóng Syria). Tôi tin họ tổ chức tấn công tòa nhà chính phủ.

Điều này có nghĩa họ sẵn sàng cho nội chiến”, Ngoại trưởng Nga nói. Ông cho rằng, vũ khí đang được nhập lậu vào Syria để lực lượng đối lập sử dụng và phe đối lập cũng phải chịu trách nhiệm về bạo lực leo thang ở nước này.

Chỉ huy FSA, Đại tá Riad al-Asad, nói với hãng tin BBC (Anh) rằng, ông không muốn người dân Syria cầm súng chống chế độ, “nhưng chúng tôi có quyền bảo vệ người dân vì cộng đồng quốc tế không làm gì”.

Ông Asad kêu gọi các nước cung cấp vũ khí cho FSA. Chỉ huy FSA nói ông tin rằng họ có thể “sớm lật đổ chế độ”.

Đức, Anh và Pháp đang thúc giục Liên Hợp Quốc ra nghị quyết lên án chính quyền ông Assad đàn áp đẫm máu người biểu tình. Một người phát ngôn của Đức nói, một số thành viên Liên đoàn Ảrập ủng hộ động thái mới này.

Ngày 16-11, Liên đoàn Ảrập ra thời hạn trong vòng 3 ngày, chính phủ Syria phải chấm dứt tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình, nếu không sẽ phải đối mặt các biện pháp trừng phạt kinh tế. Liên đoàn sẽ cử khoảng 500 quan sát viên tới Syria nếu chính phủ nước này đồng ý thực hiện kế hoạch hòa bình để chấm dứt rối loạn chính trị.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp đang thăm Thổ Nhĩ Kỳ, họp bàn tìm cách giải quyết khủng hoảng ngày càng tăng ở Syria; một số nước đã rút đại sứ khỏi Syria. Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 3.500 người thiệt mạng từ khi biểu tình chống chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad bùng nổ hồi tháng 3.



Theo Reuters

CHIẾN SỰ ĐANG DIỄN RA Ở NGOẠI Ô THỦ ĐÔ DAMASCUS

18.11.2011

Những Quân nhân đào ngũ từ quân đội Syria đã tấn công một khu nhà của lực lượng trinh sát của không quân Syria ở ngoại ô thủ đô Damascus ngày 18.11.2011, nã đạn súng cối và tiểu liên vào đó.



Đụng độ ở Syria đã xuất hiện cả trực thăng.

Hãng tin Reuters cho biết đây là cuộc tấn công đáng kể nhất của Quân đội Giải phóng Syria trong suốt thời gian xảy ra các cuộc biểu tình chống chính phủ ở nước này kéo dài từ tháng 3-2011 đến nay.

Nguồn tin của Reuters thông báo rằng ở phía bắc Damascus đã nổ ra trận chiến có sự tham gia của các trực thăng. Những thông tin chi tiết hơn và số lượng người thương vong Reuters không có được do lệnh cấm các nhà báo nước ngoài hoạt động ở Syria.

Quân đội Giải phóng Syria do các quân nhân đã đào ngũ chống lại Tổng thống Assad. Cách đây 1 tháng, họ tuyên bố đã có 15.000 người.

Trong những ngày qua, các cuộc chiến và va chạm ở Syria đã gây ra những thương vong lớn về người. Riêng ngày thứ 2 đã có 70 người thiệt mạng tại tỉnh Deraa, theo tố cáo của tổ chức bảo vệ nhân quyền Syrian Observatory for Human Rights. Các trận đụng độ diễn ra giữa hai thành phố Kherbet Ghazale và Hirak nằm gần biên giới với Jordan. Reuters thông báo về việc 40 nạn nhân thiệt mạng ở một khu vực khác.

Theo Liên hợp quốc, kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình đòi Tổng thống Assad từ chức đến nay, đã có hơn 3,5 nghìn người bị chết do chính phủ cử quân đội chính quy có xe tăng và xe bọc thép yểm hộ đàn áp người biểu tình.

Hãng Reuters ngày 16-11 cho biết trong một diễn biến khác, những người ủng hộ Tổng thống Assad đã tấn công Sứ quán Ả Rập Thống nhất ở Damascus.Theo những người chứng kiến, người biểu tình đã ném đá và rác rưởi vào sứ quán Ả Rập Thống nhất và viết lên tường những dòng chữ nhục mạ nước Ả Rập láng giềng, kết tội họ là gián điệp, tay sai của Do Thái - Israel.

Vài giờ trước khi xảy ra sự việc, quyết định của Liên đoàn Arập về việc tạm ngưng tư cách thành viên của Syria do Tổng thống Ả Rập không có khả năng đạt được một thỏa hiệp với đối lập đã bắt đầu có hiệu lực. Quyết định này được 18 trong số 22 nước Arập, trong đó có CH Ả Rập Thống nhất thông qua. Đây chính là nguyên nhân khiến cho Tổng thống Assad đạo diễn những người ủng hộ mình có những hành động chống lại các nước Ả Rập trong những ngày qua. Trong các ngày từ 12 đến 14 - 11, họ đã tấn công sứ quán các nước Ả Rập Xêút, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự Kiện Nóng Tuần Qua Tại Syria



"QUẦN CHÚNG TỰ PHÁT" ủng hộ TT Assad giương cờ Syria , chiếm giữ Đại sứ quán Qatar. Ảnh: Getty Images.



Đại sứ quán Ả Rập Xêút và Qatar bị Chính quyền Syria đạo diễn tấn công sau khi hai nước này bỏ phiếu ủng hộ việc đình chỉ tư cách thành viên Liên đoàn Ả Rập của Syria. Liên đoàn Ả Rập đình chỉ tư cách thành viên của Syria vì nước này vẫn không chấm dứt đàn áp người biểu tình chống chính phủ như đã thỏa thuận.

Chính quyền Syria cho rằng, việc bỏ phiếu vi phạm hiến chương của Liên đoàn Ả Rập , đồng thời buộc tội Liên đoàn phục vụ toan tính của phương Tây. Ngày 13-11,Chính quyền Syria huy động hàng chục nghìn người "ủng hộ chính phủ Syria" tập trung ở một quảng trường ở thủ đô Damascus để phản đối quyết định của Liên đoàn Ả Rập .

Trước đó, hàng trăm người ném đá tòa nhà sứ quán Ả Rập Xêút; một số xông vào làm vỡ cửa sổ, cướp phá đồ đạc, theo báo chí Ả Rập Xêút. Tại Đại sứ quán Qatar, người ủng hộ chính phủ Syria trèo lên nóc tòa nhà, thay cờ Qatar bằng cờ Syria. Lãnh sự quán Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ ở thành phố Latakia của Syria cũng bị tấn công.

“Chính quyền Syria không áp dụng những biện pháp cần thiết để ngăn chặn những người biểu tình. Chính phủ Ả Rập Xêút cực lực lên án vụ việc này; chính quyền Syria phải chịu trách nhiệm an ninh, bảo vệ tất cả quyền lợi của Ảrập Xêút ở Syria”, Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố. Giữa năm nay, cả đại sứ Ả Rập Xêút và Qatar rời Damascus để phản đối việc Tổng thống Assad đàn áp biểu tình, bắt đầu từ tháng 3.

Ngày 12-11, tất cả 15 thành viên Liên đoàn Ả Rập (do Qatar làm Chủ tịch) bỏ phiếu đình chỉ Syria tham dự các cuộc họp của Liên đoàn và áp đặt lệnh trừng phạt. Liên đoàn cũng yêu cầu các thành viên rút đại sứ của mình khỏi Syria. Syria, Libya và Yemen bỏ phiếu chống, còn Iraq bỏ phiếu trắng.

Bỏ phiếu được tiến hành sau khi Syria phớt lờ đề xuất của Liên đoàn Ảrập đã được chính phủ của Tổng thống Assad chấp nhận. Đề xuất bao gồm: chấm dứt bạo lực, tiếp cận truyền thông quốc tế, thả tù nhân mới bị bắt giữ, rút mọi phương tiện quân sự khỏi các thành phố, đối thoại với lực lượng đối lập trong vòng 2 tuần.

Liên đoàn Ả Rập cảnh báo sẽ đưa vấn đề Syria ra Liên Hợp Quốc nếu các vụ đổ máu vẫn diễn ra. Liên Hợp Quốc ước tính, hơn 3.500 người thiệt mạng kể từ khi biểu tình diễn ra hồi tháng 3.

Theo các tổ chức nhân quyền quốc tế, tính riêng thành phố Homs từ tháng 3 đến tháng 9, ít nhất 793 dân thường bị giết. Chính phủ của Tổng thống Assad luôn nói rằng họ đang trấn áp băng đảng tội phạm có vũ trang cùng phiến quân; hàng trăm binh sĩ và cảnh sát thiệt mạng trong các chiến dịch.
Chính phủ Syria hạn chế phóng viên nước ngoài vào quốc gia này, gây khó khăn cho việc xác nhận các sự kiện, con số thương vong…

Theo AP, Reuters