(Xin xem Báo Tiền phong phản ánh việc ông Nguyễn Văn Ngọc tùy tiện cấp phép khai thác khoáng sản quý hiếm) và tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương giám sát việc lấy Bằng Tiến sĩ của ông Ngọc)
NHÂN THÂN "TIẾN SĨ 6 THÁNG" - TÂN THỨ TRƯỞNG NGUYỄN VĂN NGỌC (đăng trên Báo Điện tử Đảng Cộng sản)
Ông Nguyễn Văn Ngọc, sinh năm 1955, tại Hưng Yên. Ông Ngọc đã từng đảm nhiệm các cương vị công tác: Giám đốc Sở Công nghiệp, Bí thư Thành ủy Yên Bái, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái.
Ông Ngọc đã tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái 3 khóa liên tục, từ 1995 đến 2010; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy 2 khóa từ 2000 đến 2010./.
------------------------
* Bài phản ánh sai phạm của ông Nguyễn Văn Ngọc đăng trên Báo Đại Đoàn kết:
PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH CHỐNG LỆNH THỦ TƯỚNG
Coi thường quy hoạch của Chính phủ
Cuối năm 2007 và đầu 2008, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái (nay giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương) liên tiếp ký một số giấy phép cho doanh nghiệp vào khai thác chì kẽm tại khu vực 2 xã Cẩm Nhân và Xuân Lai (huyện Yên Bình).
Cụ thể: Cuối tháng 11-2007, ông Ngọc ký giấy phép số 2111/GP-UBND (22-11-2007) cho Cty TNHH khai thác chế biến tuyển quặng Thông Đạt được khai thác tại mỏ chì kẽm Làng Trang (Xuân Lai, Yên Bình). Giấy phép số 04/GP-UBND (2-1-2008) cấp cho Cty TNHH Khánh Minh tại mỏ chì kẽm Cây Luồng (Xuân Lai, Yên Bình); giấy phép số 34/GP-UBND (8-1-2008) cấp cho Cty TNHH Việt Hùng tại mỏ chì kẽm thuộc xã Xuân Lai; giấy phép số 164/GP-UBND (25-1-2008) cũng cấp cho Cty TNHHT Việt Hùng tại mõ chì kẽm tại xã Cẩm Nhân, lân cận đó...
Cuối tháng 12-2008, Tổ Công tác liên ngành kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh phát hiện: "Việc cấp phép khai thác liên quan đến khu vực đang điều tra đánh giá chì kẽm".
Sở Tài nguyên và môi trường (TN&MT) tỉnh Yên Bái giải thích: Ngày 23-7-2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 116/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến 2020. Mục tiêu của việc điều tra được nêu cụ thể: "Điều tra, đánh giá tiềm năng các loại khoáng sản, trọng tâm là sắt, titan, đồng, chì - kẽm, quặng phóng xạ, kaolin, felspat, khoáng chất công nghiệp... làm cơ sở quy hoạch thăm dò, phát hiện các mỏ mới, phục vụ mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khai khoáng...".
Kèm theo quyết định này là "Danh mục các diện tích điều tra đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020" nằm ở Phụ lục II và trong đó ghi rõ: Quặng chì kẽm vùng Cẩm Nhân, Yên Bình, Yên Bái với toạ độ cụ thể, có diện tích 107 km2, với 6 thân quặng chì kẽm (dày 0,9 - 2,5 m, dài 200 - 1.400 m, trong đá vôi, hàm lượng Pb+Zn: 5,32 - 13,67%), khởi công trước năm 2010 và hoàn thành năm 2010...
Giải trình tại văn bản số 72/BC-UBND (21-4-2009), UBND tỉnh Yên Bái lại đưa ra văn bản cũ hơn quyết định 116/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng để... bao biện: "Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng chì - kẽm giai đoạn 2006-2015, có xét đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 176/2006/QĐ-TTg ngày 1-8-2006, trên địa bàn tỉnh Yên Bái không có khu vực chì kẽm nào nằm trong quy hoạch này".
"Khi Thủ tướng đã phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản thì ngay Bộ chủ quản cũng không được cấp giấy phép khai thác khoáng sản vào khu vực này, huống chi chỉ là cấp tỉnh?" - Một lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Yên Bái khẳng định vậy và đọc điều 2 trong quyết định: "UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm cho việc triển khai công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch trên phạm vi quản lý hành chính" để nhấn mạnh: "Đừng lấy lý do này khác để biện minh cho sai phạm của mình!"...
Lờ tịt hay giấu nhẹm?..
"UBND tỉnh Yên Bái đã cấp 4 giấy phép khai thác quặng chì kẽm, trong khu đang điều tra đánh giá theo quyết định số 382/ĐCKS-ĐC ngày 9-8-2008 của Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (ĐC-KSVN) là chưa đúng theo quy định của pháp luật về khoáng sản!" - Đó là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên.
Ông Cù Đức Đua, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Yên Bái còn nói rõ trong văn bản gửi lên UBND tỉnh: "Theo toạ độ thực tế do Liên đoàn Địa chất Tây Bắc cung cấp thì các điểm mỏ tại vùng chì kẽm Cẩm Nhân, được tỉnh cấp phép (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Văn Ngọc ký), đều nằm trong khu vực Liên đoàn đang điều tra, đánh giá chì - kẽm theo đề án Đánh giá triển vọng quặng chì - kẽm vùng Cẩm Nhân, Mỹ Gia, Yên Bình, Yên Bái , được Cục ĐC-KSVN phê duyệt tại quyết định số 382/ĐCKS-ĐC". Giám đốc Cù Đức Đua cũng cho biết: "Liên đoàn Địa chất Tây Bắc đã gửi Bản đăng ký nhà nước hoạt động của Đề án cho Văn phòng UBND tỉnh Yên Bái ngày 27-8-2009"...
Làm việc với báo chí, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Văn Ngọc vẫn nằng nặc: "Do Cục ĐC-KSVN... bắn toạ độ sai nên tôi mới cấp mỏ chì kẽm vào khu vực Cẩm Nhân-Xuân Lai!" và cho rằng: "Tôi chỉ có tý trách nhiệm của người đứng đầu chứ chẳng có gì phải kiểm điểm cả!". Không mất thời gian tranh cãi, ông Nguyễn Văn Thuấn, Q. Cục trưởng Cục ĐC-KSVN khẳng định: "Về các vấn đề liên quan đến khu vực Đề án Đánh giá triển vọng quặng chì-kẽm vùng Cẩm Nhân, Mỹ Gia, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Các giấy phép khai thác do UBND tỉnh Yên Bái cấp tại khu vực này đều được ký vào tháng 1-2008 (sớm nhất vào tháng 11-2007), sau khi có các văn bản pháp lý phê duyệt, công bố toạ độ diện tích khu vực điều tra địa chất Cẩm Nhân - Mỹ Gia!".
Đầuh tháng 6-2009, Q. Cục trưởng Cục ĐC-KSVN Nguyễn Văn Thuấn đã ký văn bản số 945/ĐCKS-KS gửi UBND tỉnh Yên Bái thông báo: "Trên diện tích điều tra đánh giá, đã xác định 9 thân quặng có triển vọng, phân bố tại khu Cẩm Nhân và Xuân Lai. Tại khu Xuân Lai, UBND tỉnh Yên Bái đã cấp 3 giấy phép khai thác khoáng sản. Đối chiếu cho thấy, diện tích của 3 giấy phép khai thác trên trùng với một phần diện tích phân bố của 2 thân quặng!.." và cương quyết: "UBND tỉnh xác định các vấn đề liên quan đến khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và làm việc với Bộ Công thương, thống nhất đưa khu vực Cẩm Nhân vào Quy hoạch quặng chì kẽm của cả nước để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc thăm dò, khai thác!"...
Dư luận đặt ra câu hỏi: Trong câu chuyện này, ông Ngọc và một số cán bộ đã giả như không biết hay đã... giấu biến các văn bản pháp lý phê duyệt, công bố toạ độ diện tích khu vực điều tra địa chất Cẩm Nhân - Mỹ Gia, Yên Bình?.
Tại Kết luận số 796-KL/TU (14-11-2008) về xử lý những vấn đề liên quan đến công tác quản lý khoáng sản, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã khẳng định “Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, phụ trách quản lý khoáng sản, được Hội nghị Thường vụ Tỉnh uỷ kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc về công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động khoáng sản đối với vi phạm của Sở Tài nguyên & Môi trường và Văn phòng UBND tỉnh về chấp hành các quy định, trình tự, thủ tục trong hoạt động khoáng sản. Mức xử lý này là quá nhẹ.
0 comments:
Post a Comment