Nguồn: http://vef.vn/2011-03-22-5-gia-i-pha-p-chong-do-la-hoa#

Vài bình luận trong và ngoài nước:

Xin lỗi các bạn thấy khó chịu vì các câu viết hoa, nhưng tôi không hề làm để chơi, các câu này cực kỳ quan trọng đến túi tiền các bạn.

Tại sân bay, mọi người vừa xuống máy bay phải lật túi đổi ra VND, có bao nhiêu ngoại tệ đều phải đổi ra hết, BẮT BUỘC chứ không phải khuyến khích.

Không biết họ vô hồ sơ làm sao, hay đưa cho tờ biên nhận, khi trở ra ngoại quốc thì được mua lại với số ít hơn hoặc bằng số bán ra cho họ.

Ai làm mất tờ biên nhận này thì mang họa, ôm 1 đống VND vô giá trị ra ngoại quốc nếu còn dư lại lúc xuất cảnh. Ngoài ra còn giá ngoại tệ, không biết họ tính sao, và bán ra, mua vô, giá chênh lệch ra sao.

Họ có thể vô computer để khỏi có biên nhận, dùng số passport làm "account number". Nhưng cũng khó vì nhiều loại passport khác nhau, và nếu computer bị down thì kẹt to, hoặc bị crash mất data.

Nhiều người như từ Anh quốc vừa có EUR, vừa có Bảng Anh, có khi có cả USD, thì rắc rối to.

Kiều bào đang cancel vé máy bay, hoặc chưa mua thì không mua, cho mùa hè này, và có thể cả Noel, Tết năm sau.

Khuyến cáo:
Không nên về VN trong năm nay. Hoặc có đổi tiền, hoặc không được giữ ngoại tệ.


Sau này, công an "gặp đô la, vàng là tịch thu", và bắt cả người.

Tôi nghĩ họ không giựt, nhưng sẽ cho thời gian đổi lấy "trái phiếu vàng", "trái phiếu USD", có thể chuyển nhượng, lời bằng VND; còn nếu bán thì CSVN sẽ mua bằng VND.

Như vậy, ai có 100 lượng vàng thì có trái phiếu 100 lượng, năm sau lời giá trị bằng 1, 2 lượng bằng VND. Trái phiểu 100 lượng vẫn còn đó, có thể đổi ra VND khi đáo hạn, hoặc mua lại trái phiếu vàng tiếp theo.

Qua thời hạn nào đó, cho là 30 ngày bán cho CP hoặc đổi ra trái phiếu, thì Vàng Lá là hàng quốc cấm tại VN, ai có 1 lượng cũng bị tịch thu.

Quá thời hạn này, Vàng trang sức và USD thì chỉ có giới hạn rất thấp, ví dụ tổng cộng không quá 3 lượng vàng trang sức/ người, và không quá 1000 USD/ người. Ai có quá thì bị tịch thu.


5 giải pháp chống đô la hóa

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư của VN, việc chống đô la hóa phải được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ; về lâu dài, cần coi giải pháp kinh tế, kỹ thuật là chủ đạo. Bộ đã đề xuất gói giải pháp gồm 5 điểm, được nhiều chuyên gia kinh tế tán đồng.

Chặn nguy cơ chảy máu ngoại tệ

Giải pháp đầu tiên trong 5 nhóm giải pháp được bộ này đề nghị áp dụng là: Cần thực hiện các biện pháp vĩ mô để tăng dự trữ USD; chủ động trong điều hành tỉ giá, tránh tăng tỉ giá quá mạnh gây kích thích tâm lý dự trữ USD; thực hiện đa dạng hóa ngoại tệ, tránh phụ thuộc vào USD; sớm có chủ trương bán ngoại tệ cho người dân có nhu cầu chính đáng như du học, chữa bệnh, đi công tác...

Hai là, điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng tránh lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nhất là nguyên liệu đầu vào để hạn chế cầu USD.

Ba là, nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức tín dụng, mở rộng thêm các tiện ích gắn với việc giao dịch bằng tiền VNĐ như dịch vụ thẻ, điểm thanh toán, cho vay tiêu dùng.

Bốn là, có giải pháp thu hút triệt để ngoại tệ từ các doanh nghiệp, cá nhân, người Việt Nam ở nước ngoài khi mang ngoại tệ vào Việt Nam; khuyến khích tăng tỉ lệ quy đổi sang VNĐ với số lượng USD lớn.

Nhóm giải pháp thứ năm là sửa đổi các văn bản và quản lý chặt chẽ việc niêm yết hàng hóa trong nước bằng VNĐ, chẳng hạn ban hành một pháp lệnh.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng trong bối cảnh thị trường tự do ngừng giao dịch, Nhà nước nên có sự chỉ đạo kịp thời đối với các tổ chức tín dụng để khắc phục tình trạng găm giữ ngoại tệ. Mặt khác, thời điểm này cần rà soát lượng ngoại tệ trong các tổ chức tín dụng để phòng ngừa trường hợp ngoại tệ chảy ra nước ngoài, nhất là hoạt động đánh bạc ở nước ngoài.

Theo các chuyên gia tài chính, các giải pháp trên sẽ góp phần xóa bỏ tình trạng đô la hóa. Tuy nhiên, các giải pháp cần thực hiện ngay là tăng dự trữ USD, bán ngoại tệ cho người dân có nhu cầu chính đáng, ngăn chặn ngoại tệ chảy ra nước ngoài. Theo PGS.TS Trần Huy Hoàng, Trưởng Khoa Ngân hàng (NH) Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, việc Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất rà soát lại số lượng ngoại tệ của các ngân hàng là để ngăn chặn nguy cơ chảy máu ngoại tệ thông qua thẻ tín dụng.

Hiện nay, các ngân hàng của Việt Nam cấp hạn mức thẻ tín dụng lên tới 300 triệu đồng (tương đương 15.000 USD). Người Việt Nam có thể đánh bạc ở nước ngoài bằng cách chuyển tiền từ thẻ tín dụng đến một địa chỉ nào đó ở nước ngoài. Mặt khác, chủ thẻ có thể rút USD tại nước ngoài và số ngoại tệ là của ngân hàng phát hành thẻ.

"Các ngân hàng thương mại cần tăng phí, giảm hạn mức rút tiền mặt ở nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp kiểm soát những thông tin chuyển tiền bất thường từ thẻ tín dụng" - PGS.TS Trần Huy Hoàng đề nghị.

Đề xuất thu mua USD có khuyến mãi

Về giải pháp thu hút ngoại tệ, khuyến khích người nước ngoài tăng tỉ lệ quy đổi USD sang VND, PGS.TS Trần Huy Hoàng cũng cho rằng nếu Nhà nước cho phép các ngân hàng thu mua USD kèm theo một mức thưởng nhất định giống như hình thức khuyến mãi sẽ tăng thêm cung USD.

Trong khi đó, ông Trần Phương Bình, Tổng Giám đốc NH Đông Á, cho biết: Để có ngoại tệ bán cho người có nhu cầu chính đáng, ngân hàng phải dự trữ ngoại tệ dẫn đến phát sinh chi phí. Nếu ngân hàng được phép bán ngoại tệ có thu phí sẽ bảo đảm kinh doanh không thua lỗ, đồng thời tỉ giá ngoại tệ uyển chuyển hơn.

Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vào cuối tuần trước, nhiều thành viên của hội đồng cũng đề nghị Chính phủ cho phép ngân hàng bán ngoại tệ bằng tiền mặt cho người dân có nhu cầu chữa bệnh, học tập... ở nước ngoài nhưng ngân hàng được thu phí, bởi để có ngoại tệ dưới dạng "tiền tươi thóc thật", ngân hàng phải nhập khẩu có tốn kém chi phí.

Riêng lãi suất ngoại tệ cần có lộ trình khống chế trần lãi suất huy động vốn bằng USD, tăng dự trữ bắt buộc, hạn chế đối tượng vay vốn bằng ngoại tệ để giảm cầu USD.

Theo bạn, 5 giải pháp trên có hạn chế được tình trạng đô-la hóa nền kinh tế hiện nay? Liệu việc triển khai có khả thi khi người dân Việt Nam có thói quen sử dụng đồng USD, giá cả hàng hóa cũng niêm yết bằng USD? Mời độc giả cùng tranh luận và đóng góp ý kiến về.

Tác giả: Theo NLĐ

Bài đã được xuất bản.: 22/03/2011 15:00 GMT+7