Tư Chùa Láng (danlambao) - Công an đi tù thì dĩ nhiên khác với các nhà dân chủ đi tù. Công an mà đi tù thì vi phạm các tội phạm hình sự ghê gớm như là giết người, hiếp dâm trẻ em, mua bán vũ khí, mua bán ma túy. Những tội loàng xoàng như làm tiền doanh nghiệp, lừa đảo thì thường được chuyển qua xử phạt hành chính. Cụ thể vụ làm nhục, xúc phạm nhân phẩm 2 cô gái ở Quảng Ninh thì cũng chỉ xử lý nội bộ. Còn các nhà dân chủ thì họ không làm gì vi phạm đạo đức, họ chỉ đấu tranh ôn hòa, nói lên những sự thật là bị bắt vì tội ” chống nhà nước”.
Khi bị bắt thì ngay từ đầu công an vi phạm hình sự cũng được ứu ái hơn các nhà dân chủ. Trong qua trình điều tra thì công an phạm pháp được thăm nuôi, được chiếu cố hơn là những nhà họat động dân chủ thì bị cấm tất cả. Khi ” đi cung” thì công an phạm pháp được làm việc đúng giờ giấc. Còn các nhà dân chủ thì bị quay còn hơn là là người quay heo trong lò. Dù là đêm khuya hay là lúc mệt mỏi, các nhà dân chủ bị dựng dậy bất cứ lúc nào để ”đi cung”. Có 1 nội dung, 1 câu hỏi mà nhiều điều tra viên hỏi tới hỏi lui. Thời buổi này mà điều tra viên vẫn lấy cung theo kiểu cỗ lổ sĩ. Biên bản lấy lới lời khai thì không thay đổi trong suốt mấy chục năm cai trị của ” đảng ta”. Sau phần hình thức ghi thời gian, người lấy cung chức vụ…thì đến phần nội dung luôn luôn là. Hỏi: Ông ( bà ) A hãy cho chúng tôi biết: ( nội dung cần lấy cung). Đáp: tôi A xin được trình bày: ( liệt kê ra). Điều tra viên ngồi nắn nót từng chữ lấy cung. Việc ghi chép : Hỏi- Đáp này rất mất thì giờ nên cả buổi chỉ hỏi được 1 đến 2 câu là hết giờ. Công an vi phạm hình sự thì không được nếm các màn nhục hình , ép cung, tra tấn. Nhưng các nhà dân chủ thì đủ hết các món ăn chơi của giang hồ trong chốn lao tù.
Ra tòa thì công an phạm pháp được xử nhẹ nhàng êm ái hơn và không bao giờ bị kháng án. Ngược lại các phiên tòa của các nhà dân chủ thì được huy động lực lượng hùng hậu công an làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa, xử kín và rất nặng nề. Tất cả các nhà dân chủ sau khi xử sơ thẩm họ đều kháng án xử phúc thẩm. thường là y án nhưng tất cả đều kháng án. Dù sau khi xử sơ thẩm họ bị hù dọa, bị tra tấn nhưng vẫn kháng án.
Chế độ trong tù thì công an vi phạm luật cũng khác các nhóm tội phạm khác. Công an đi tù được ra lao động hay phục vụ nhà ăn, quét rác hay làm những việc nhẹ nhàng
Tết tù của công an phạm pháp cũng khác với Tết của các tù nhận khác. Về chế độ thăm nuôi, chế độ ăn uống ngày tết, chế độ giải trí ngày tết khác xa các tù nhân khác. So với các nhà dân chủ bị tù thì càng cách biệt.
Nhưng hôm nay chúng tôi bàn đến chuyện đặc xá cho tù nhân. Công an dù có vi phạm tội ác tày trời nhưng luôn luôn được ưu tiên khi xét đặc xá. Còn các nhà dân chủ thì luôn luôn ” mút khung”. Phải đi tù thi hành cho đúng, cho đủ số ngày tù mà các bản án có chỉ đạo viết sẵn quy định. Một ngày cũng không giảm. Chuyện anh Điếu Cày trong Nam thì là chuyện chơi bẩn bị báo chí quốc tế lên án khỏi bàn ở đây. Nhưng thử lấy chuyện tại Hà Nội, ngay thủ đô làm ví dụ cho nó cụ thể và trong tầm hiểu biết của tôi.
Anh Luật sư Nguyễn Văn Đài và chuyện anh công an Nguyễn Trần Tiến giết người dã man ở phố Vạn Bảo năm 2005. Anh Luật sư Nguyễn Văn Đài đi tù vì tội gì ai cũng biết. Còn anh công an Nguyễn Trần Tiến giết người dã man ra sao thì mời quý vị theo dõi ở đây:
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2006/07/3b9ebdd8/
Anh luật sư Nguyễn Văn Đài bị kết án 4 năm chẵn. Còn anh công an Nguyễn Trần Tiến thì đi 14 năm. Anh Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt ngày 6.3.2007. Tính đến ngày 6.3.2011 thì mút khung. Tết nguyên đáng Tân Mão vào ngày 3.2.2011 còn hơn 1 tháng nữa anh luật sư Nguyễn Văn Đài đủ ngày tù. Vậy mà nhà nước này vẫn nhỏ mọn giam anh Đài cho đủ, cho mút khung. Nếu họ có thật sự có lòng nhân từ thì thả anh Đài trước 1 tháng để anh về nhà với gia đình vậy mà họ không thả. Còn anh công an Nguyễn Trần Tiến giết người bị kết án là 14 năm tù. Đến nay chưa được ½ số năm tù vậy mà được ân xá. Theo thông tin từ đây.
Đường vào tù của 3 công an
Hiếp dâm, tuồn vũ khí ra ngoài hay tham gia đánh chết người… là những lý do khiến 3 công an trở thành phạm nhân của trại giam Phú Sơn 4, Bộ Công an.
Ở trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên), hình ảnh phạm nhân dáng cao chạy “như con thoi” phục vụ những bàn ăn trong căng tin từng quen thuộc với nhiều người. Đó là cựu công an Nguyễn Trần Tiến (27 tuổi).
Năm 2002 sau khi tốt nghiệp một trường trung cấp đặc nhiệm của Bộ Công an, Tiến được phân về Bộ Tư lệnh cảnh vệ. Tháng 11/2005 khi Tiến cùng 3 đồng nghiệp khác ngồi uống nước ở vỉa hè phố Vạn Bảo (Ba Đình, Hà Nội) thì to tiếng với một người sống ở gần đó.
Nhóm công an đã đấm đá, đánh hội đồng người này. Tiến và 3 đồng nghiệp còn lôi nạn nhân vào trụ sở hắt nước vào mặt rồi tiếp tục đánh. Người nhà anh ta đến xin đưa đi cấp cứu nhưng không được, chỉ đến khi cảnh sát 113 có mặt, họ mới dừng tay. Nạn nhân tử vong, Tiến và những người liên quan bị kết án tổng cộng 47 năm tù.
“Giá như hồi đó tôi kiềm chế thì có lẽ không có kết cục buồn thế này”, phạm nhân 27 tuổi nói, đôi mắt đỏ hoe. Nhờ cải tạo tốt, năm 2010, Tiến có tên trong danh sách hơn 17.000 phạm nhân cả nước được được đặc xá. Chia tay ở cổng trại, Tiến ngậm ngùi: “Ở tuổi 28 chắc chưa muộn, tôi sẽ gắng để sớm làm lại cuộc đời”.
Khác với Tiến, việc phạm tội của công an xã Nông Văn Thế (Cao Bằng) bắt nguồn từ dục vọng. Thế tâm sự cuộc sống gia đình nhỏ của anh với cô con gái luôn tràn ngập tiếng cười. Song hạnh phúc của cặp vợ chồng trẻ này nhanh chóng tan vỡ sau trò đồi bại của Thế.
Hôm đó nhân dịp hội hè trong vùng, Thế đến nhà chị gái ăn uống. Sau bữa nhậu, nghe người xung quanh nói nó có bé gái bị lạc trong bản, viên công an chạy ra nhận lời sẽ giúp đưa đi tìm người thân. Nhưng thay vì thực hiện lời hứa, Thế đã đưa bé gái ra cánh đồng cách đó 3 km để giở trò đồi bại… Thế bị bắt, mang án tù về tội hiếp dâm trẻ em.
Còn phạm nhân tóc ngả màu muối tiêu Nguyễn Mạnh Đức (57 tuổi) từng là thiếu tá, trưởng phòng của Tổng cục khoa học kỹ thuật vướng vòng lao lý do ham tiền.
Nói về con đường tội lỗi của mình, phạm nhân này kể, nhiều năm trước, do ông ở cương vị trưởng phòng nên được giao quản lý kho các công cụ hỗ trợ. Chuyện về những khẩu súng ở hạng 4, 5 không còn sử dụng được chờ thanh lý được ông Đức kể với người hàng xóm tên Thông và được đặt vấn đề tuồn súng ra ngoài để tiêu thụ.
Súng sau đó được ông giấu vào cặp tài liệu, mang ra khỏi đơn vị. “Mỗi khẩu súng tôi được 800.000 đồng”, ông nói.
Sau 3 năm vụ việc bị vỡ lở. Năm 2004, từ lời khai của Thông, Đức bị cảnh sát “sờ gáy”. Cơ quan điều tra xác định viên công an này đã tuồn ra ngoài tổng cộng gần 70 khẩu súng ngắn K59, K54 cùng hàng chục viên đạn.
Bị tuyên phạt 15 năm tù song nhờ cải tạo tốt sau 6 năm thi hành án phạt ông Đức được đặc xá. “Số sướng mà tôi chẳng biết hưởng, gây ra tội rồi phải trả giá”, người đàn ông chia sẻ trước khi về đoàn tụ cùng gia đình.
Thái Thịnh
Đó là chúng tôi chỉ so sánh chuyện đặc xá tù giữa công an phạm pháp và anh Nguyễn Văn Đài. Tiếc gì một tháng tù mà không cho gia đình họ đòan tụ nhân dịp xuân mới? Dù gì thì cũng sắp đến ngày anh luật sư Nguyễn Văn Đài ra tù là ngày 6.3.2011 này. Hi vọng lần này anh Đại được về nhà chứ không chung số phận như anh Điếu Cày đi tù tiếp vì cái tội vớ va vớ vẩn nào thêm nữa.
Trước tết nguyên đán nghe thiên hạ xôn xao vụ Bloger Hương Trà được tại ngọai. Dân vỉa hè Hà Nội bàn ra tán vào kỳ này anh tiến sĩ họ Cù sẽ ăn tết nhà. Nhưng chuyện không xảy ra như lời đồn. Làm gì có ưu ái cho những nhà dân chủ khi họ bị bắt? Với nhà nước hiện nay thì giết người, hiếp dâm trẻ em, buôn ma túy, lừa đảo thì có thể. Nhưng chống lại họ thì không thể chấp nhận được.
Kiếp sau có đầu thai Tư Chùa Láng mong được đầu thai làm…công an trong nhà nước trong nhà nước chuyên chế. Có vậy mong được hưởng mọi ưu ái, cho dù có đi tù cũng ưu ái hơn mọi bề.
Tư Chùa Láng.
https://danlambao1.wordpress.com
Tiến (áo trắng) và Thế chia sẻ tâm tư trước khi được trả tự do. Ảnh: Thái Thịnh. |
0 comments:
Post a Comment