Thời gian gần đây, dư luận trong và ngoài nước khá bàn tán về tin đồn
Hồ Chí Minh thực chất là một người Trung Quốc, tên là Hồ Tập Chương,
sinh năm 1901 ở Đài Loan.
Theo một bài viết của ông Bùi Tín trên VOA Tiếng Việt: “Nguồn
gốc của sự ngộ nhận hay hoài nghi trên đây là do một cuốn sách dày hơn
200 trang, nguyên văn chữ Hán có đầu đề ‘Hồ Chí Minh sinh bình khảo’,
tác giả là giáo sư chính trị Trường Đại học Quốc lập Đài Loan ở Đài Bắc,
tên là Hồ Tuấn Hùng, do nhà Xuất bản Bạch Tượng in và phát hành. Cuốn
sách ra mắt độc giả tháng 11 năm 2008, ngay sau đó được dịch ra tiếng
Việt và các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản. Bản dịch
tiếng Việt do Thái Văn thực hiện, hiện được lưu trên mạng Thông Luận
cũng như trên mạng Google. Trong cuốn sách tác giả Hồ Tuấn Hùng đưa ra
nhận định với khá nhiều dẫn chứng để chứng minh rằng người mang tên
Nguyễn Tất Thành sinh ra ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, Việt
Nam, sau này mang tên Nguyễn Ái Quốc, đã bị thực dân bắt ở Hồng Kông và
đã chết sau đó ở trong tù vào năm 1932; xác ông đã được đưa sang chôn
cất ở Moscow, Liên bang Xô viết cũ. Còn người ít lâu sau đó đội tên
Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại miền Nam Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam,
từ những năm 1938 đến năm 1945 mang tên Hồ Chí Minh và trở thành chủ
tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi chết ngày 3/9/1969 ở Hà Nội
thật ra là một người Trung Quốc, sinh năm 1901 ở Đài Loan, tên gốc là Hồ
Tập Chương.”
Tháng 9 năm ngoái, bài “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan?”
của nhà bất đồng chính kiến Phạm Quế Dương đã được nhiều trang mạng
đăng tải. Ngày 25.9.2013, BBC Tiếng Việt đăng bài viết của nhà văn Vũ
Thư Hiên nhan đề “‘Tác phẩm giả tưởng’ về Hồ Chí Minh” để phản bác lại giả thuyết Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương.
Trong bài “Lại thêm tài liệu viết Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Trung Quốc”, đăng trên trang Thông Luận ngày 30.6.2014, ông Phạm Quế Dương viết:
Tôi rất quí trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tự hào 45 năm được làm
“Người lính Bác Hồ”. Tôi đã nhiều lần vào Nghệ An thăm quê Bác và lễ mộ
thân mẫu Bác. Đọc quyển sách của Hồ Tuấn Hùng đã rất bất bình. Nay lại
đọc tập tài liệu này của Huỳnh Tâm tôi càng bức xúc. Tại sao Trung Quốc
cho phổ biến công khai những tài liệu này! Ý đồ của họ là gì? Thời nay
là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người
biêt, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao
lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ
quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rộng rãi để sự thực được bảo
vệ và tôn trọng.
Ngày 15.7 vừa qua, trang mạng của Đài RFI lại đăng cuộc phỏng vấn cựu Đại tá Phạm Quế Dương với nhan đề “Cần làm sáng tỏ các tư liệu Trung Quốc về Hồ Chí Minh” về câu chuyện này.
Một câu chuyện mà các cơ quan truyền thông quốc tế quan trọng như VOA,
BBC, RFI (chưa kể hàng loạt trang mạng phi chính thống khác) đều đưa tin
thì vụ việc không còn là câu chuyện tầm phào ở vỉa hè nữa, đặc biệt là
nó lại liên quan đến vị lãnh tụ tối cao, người khai lập ra chế độ cộng
sản hiện hành ở Việt Nam. Ấy vậy mà cho đến nay nhà cầm quyền Việt Nam
vẫn chưa hề lên tiếng; phải chăng có điều gì khuất tất ở đây?
Mới quý độc giả đọc những bình luận dưới một bài đăng trên Facebook mà
blog Lê Anh Hùng đăng lại ở đây để hiểu được lý do đích thực đằng sau sự
im lặng tưởng như khó hiểu kia qua thái độ của các dư luận viên trá
hình.
0 comments:
Post a Comment