Chẳng hạn ngày 22-12-2015, RFI có bài “Đại hội Đảng thứ 12: Việt Nam sẽ "xoay trục" sang phương Tây?”, ngày 20-01-2016 có bài “Đảng Cộng sản VN họp Đại hội trong bối cảnh đấu đá nội bộ”. Đài VOA ngày 01-01-2016 đăng bài “Trang về Thủ tướng Dũng ‘làm mưa làm gió’ trên mạng”, ngày 19-01-2016 đăng bài “TT Nguyễn Tấn Dũng giành ‘thắng lợi biểu tượng’ trước ông Trọng”. Trang Chân Dung Quyền Lực ngày 16-1-2016 có bài viết “Về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông là người đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất”, khiến cho RFI ngày 22-1-2016 đưa ngay lên bài “Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn cơ may, dù rất nhỏ.” Thành ra, đến khi nghe tin viên thủ tướng này bị loại khỏi cuộc chơi, thì rất nhiều người đã tỏ dấu thất vọng.
Thật ra, như bao lần trước, đại hội lần này cũng chỉ diễn ra theo đúng
quy trình và bản chất của đảng Cộng sản, qua ba điểm chính sau đây:
1- Phe mạnh thanh toán phe yếu.
Xét như là một tổ chức chính trị vận hành theo nguyên tắc độc tài (cá
nhân hay tập thể) chứ không dân chủ minh bạch, theo mục tiêu nắm quyền
để đoạt lợi cho cá nhân và phe nhóm chứ không nhắm phục vụ quốc dân đồng
bào, đảng CS luôn có những cuộc đấu đá thư hùng giữa các phe phái hay
giữa các cá nhân, nhất là trong những kỳ đại hội đảng.
Staline đã từng thanh toán mọi thành viên trong Bộ chính trị Liên Xô để
trở thành “Người Số Một” (theo nghĩa vừa đứng đầu vừa độc nhất). Mao
Trạch Đông đã từng triệt hạ Lâm Bưu và Lưu Thiếu Kỳ. Che Guevara đã từng
trốn tránh Fidel Castro để thoát cảnh “một rừng có hai cọp”. Hồ Chí
Minh đã từng tìm cách loại bỏ phe cánh của Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Hà
Huy Tập để đưa đám đàn em mình vào. Sau vụ Cải cách ruộng đất năm 1956,
Trường Chinh bị bay chức phải rút lui để Lê Duẩn lên làm Bí thư Thứ
nhất. Lê Duẩn nắm dần tất cả quyền hành, cho luôn cả Hồ Chí Minh “đi
chơi chỗ khác”, để cầm đầu đảng và nhà nước đến khi mất năm 1986. Suốt
29 năm này, ông ta còn triệt hạ nhiều đối thủ khác như Võ Nguyên Giáp và
phe nhóm qua vụ “Xét lại chống đảng” năm 1967. Sau đó là vụ thanh toán
nhau dưới thời Đỗ Mười và Lê Đức Anh (1996–2001) mà Võ Nguyên Giáp cũng
là đối tượng số một.
Nói rõ hơn, sự chia rẽ trong đảng CS là một hiện tượng đã có từ khi nó
thiết lập chế độ độc tài trên đất nước. Tuy nhiên bản chất các cuộc đấu
đá đã liên tục thay đổi từ những tranh cãi chính trị qua tranh giành
quyền lực và và bao giờ cũng ở mức độ bất khoan nhượng. Từ cuộc tranh
chấp chính trị giữa khuynh hướng giáo điều thân Trung cộng do Trường
Chinh cầm đầu và khuynh hướng phóng khoáng thân Liên Xô của phe Võ
Nguyên Giáp chuyển qua tranh cãi sách lược chiến tranh (du kích-quy ước)
Lê Duẩn - Võ Nguyên Giáp, rồi khác biệt giữa chủ trương bảo thủ Nguyễn
Văn Linh và chủ trương đổi mới Võ Văn Kiệt. Bây giờ là mâu thuẫn quyền
lợi - chính sách giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Đám thân tín
của hai phe tranh chấp đã dùng mọi thủ đoạn để bôi bẩn nhau và thổi
phồng cuộc tranh giành quyền lãnh đạo đảng và nhà nước giữa Tổng Trọng
và Thủ Dũng vốn bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa chủ trương bảo thủ lệ thuộc
Tàu với chủ trương cấp tiến ve vãn Mỹ. Vụ đấu đá này kể ra chưa gay cấn
bằng vụ Lê Duẩn thanh toán và Đỗ Mười chơi khăm Võ Nguyên Giáp, nhưng
dậy đất rầm trời nhờ các phương tiện thông tin hiện đại và sự nhập cuộc
của nhiều cơ quan truyền thông quốc tế lẫn báo chí “lề dân” và “lề
đảng”.
2- Củng cố ách thống trị của đảng
Dù đấu đá nhau như thế, nhưng cuối cùng hai phe cũng đi đến thỏa hiệp để
bảo vệ và củng cố quyền lực của đảng. Người ta thường nói “Được làm
vua, thua làm giặc”, nhưng xem ra trong đảng Cộng sản, điều này hiếm khi
xảy đến. Nguyễn Tấn Dũng cuối cùng đã chấp nhận thua cuộc, rút lui. Vai
trò dậy sóng trong chính trường của ông coi như đã kết thúc. Những lời
tuyên bố “có cánh” của ông tại Philippin hay Singapore, nhân danh Thủ
tướng, bỗng chốc trở nên sáo rỗng! Ông đã “xếp vó quy hàng” ngay trong
lá thư trần tình gửi Tổng Bí thư vào tháng 11. Phe cánh của ông ngày
trước - mà ông đã gầy dựng nhờ nắm quyền trên lực lượng công an và nắm
tiền qua các tập đoàn quốc doanh - bây giờ phải chạy vạy cho chính bản
thân họ để tiếp tục tồn tại, vì với bản chất tìm đặc quyền đặc lợi như
tâm địa cộng sản, thì việc “phản chủ” cũng là điều bình thường.
Hơn 1500 đại biểu đã dồn phiếu cho Nguyễn Phú Trọng vì biết còn Trọng là còn “kiên định học thuyết Mác-Lê và tiến lên chủ nghĩa xã hội” để đảng tiếp tục độc quyền cai trị, còn “kiên định kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa” để đảng tiếp tục bòn rút của công và cướp đoạt của tư, còn “kiên định thân thiết với Trung quốc”
để đảng tiếp tục có chỗ dựa vững chãi. Tam trụ còn lại đều có thành
tích “vẻ vang”. Chủ tịch nước là người từng nổi tiếng bất chấp luật
pháp, thẳng tay đàn áp những công dân ái quốc, đặc biệt trong giai đoạn
xuống đường chống Tàu cộng xâm lược mùa hè năm 2011, dung túng cho thuộc
hạ trong ngành công an giết nghi can tại đồn, hành hạ dân oan trước trụ
sở, đánh và cướp các nhà dân chủ trên đường lộ. Với tay khai man lý
lịch (sinh năm 1950 sửa thành 1956) mà vẫn êm xuôi này, nghĩa là một
thành phần bất hảo chui sâu leo cao lên bộ trưởng công an rồi nay là chủ
tịch nước, phong trào dân chủ và phong trào dân oan chắc sẽ bị đàn áp
khốc liệt, vì đó là mối nguy cho quyền lực đảng. Thủ tướng là người xuất
thân từ một vùng “đất cày lên sỏi đá”, từng đặc trách việc chống tham
nhũng, nhưng nay giàu sụ, có thân nhân tài sản tại Hoa Kỳ (xem trang
mạng Chân Dung Quyền Lực) và liên quan đến nghi vấn ám hại đồng hương
(Nguyễn Bá Thanh) chủ trương diệt tham nhũng. Còn Chủ tịch đảng hội đại
biểu cả nước là một phụ nữ đang giữ chức phó chủ tịch hội. Bà này được
phe Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ, ca ngợi với biệt danh “nữ kiệt xứ dừa”. Tuy
nhiên, trong quá trình hoạt động, bà chưa để lại thành tích nào đáng chú
ý, ngoài sự lưu truyền về những mối quan hệ với một số lãnh đạo cao cấp
trong Bộ chính trị trước đây và hiện thời.
Ngoài ra, trong Tân Bộ Chính trị 19 người có 1/3 là giới cầm súng, gồm 4
xuất thân từ công an và 2 từ quân đội. Nhìn vào danh sách 180 ủy viên
Trung ương chính thức của Khóa 12, cũng có đến 20 tướng quân đội và 5
tướng công an được bầu, trong khi không có một cán bộ nào thuộc lãnh vực
giáo dục, y tế được chọn vào cơ chế lãnh đạo cao nhất của đảng. Thế là
đảng chắc dạ!
3. Bảo vệ tính kế thừa cai trị của đảng.
Chế độ CS là một chế độ phong kiến đỏ và do đó, đặc điểm kế thừa cai trị
vô cùng quan trọng đối với đảng. Tính kế thừa này trước hết biểu lộ qua
việc tiếp tục tinh thần và bảo vệ bộ mặt của lãnh tụ tiên khởi, dù đó
là một tinh thần sắt máu và một bộ mặt ghê tởm. Trường hợp Đặng Tiểu
Bình đối với Mao Trạch Đông là ví dụ tiêu biểu. Đặng Tiểu Bình là một
trong những người chịu đựng sự hành hạ và mất mát lớn lao về nhân mạng
trong thời Cách mạng Văn hóa. Bản thân Đặng bị chính Mao thanh trừng
nhiều lần và con trai Đặng trọng thương khi bị ném xuống đường từ cửa
sổ. Chuyện đời tư của Mao, từ bản chất độc tài nghi kỵ đến cá tính trăng
hoa dâm dật, Đặng Tiểu Bình biết hơn ai hết; nhưng khi lên nắm quyền
hành, ông ta vẫn tiếp tục sơn son thiếp vàng lên một hình tượng mà cá
nhân ông vô cùng căm hận. Trên Nhân dân tệ từ đơn vị một đồng đến một
trăm đồng vẫn in khuôn mặt mỉm cười của một trong những kẻ từng điều
khiển bộ máy giết người tập thể khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân
loại. Các lãnh đạo VN hiện thời cũng biết tỏng Hồ Chí Minh chỉ là một
tên tội đồ dân tộc, đã du nhập một chủ thuyết sai lầm và xây dựng một
chế độ tai hại, đã mở cửa rước gấu Nga và hổ Tàu cho chúng dày xéo dân
tộc, đã có đời tư hết sức vô luân và tàn ác. Thế nhưng họ vẫn luôn ca
tụng “đạo đức” và “tư tưởng” “bác Hồ vĩ đại”.
Tính kế thừa cai trị thứ đến thể hiện qua tầng lớp “thái tử đảng”. Con
cháu các đảng viên cao cấp tiếp tục vai trò lãnh đạo như trường hợp Ôn
Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình tại Tàu. Tại Việt Nam, thành phần
“thái tử đảng” cũng đang “nối bước cha anh”. Đại hội 12 cũng là một dại
hội dành cho các "thái tử đảng". Rất nhiều trong số họ được lọt vào
Trung ương. Đáng kể nhất là: Nguyễn Thanh Nghị, con Nguyễn Tấn Dũng;
Nguyễn Xuân Anh, con Nguyễn Văn Chi; Trần Tuấn Anh, con Trần Đức Lương;
Phạm Bình Minh, con Nguyễn Cơ Thạch; Nguyễn Chí Vịnh, con Nguyễn Chí
Thanh; Trần Sỹ Thanh, cháu Nguyễn Sinh Hùng; Lê Thanh Quang, con Lê
Thanh Liêm; Lê Minh Hưng, con Lê Minh Hương; Đặng Quốc Khánh, con Đặng
Duy Báu.
Trong tất cả những người nói trên, có người vào Bộ Chính trị, ủy viên
Trung ương và ủy viên dự khuyết. Mẫu số chung của họ là đều nắm giữ
những chức vụ trọng yếu trong bộ máy trung ương hoặc địa phương. Chủ
trương trẻ hóa bộ máy chính là cơ hội để cho "thái tử đảng" tiếp cận
những chức vụ quyền lực mà cha ông họ đã nắm giữ trước đây. Hoặc nói
cách khác là tập dần để họ trở thành những người tiếp tục thống trị dân
tộc nhân danh đảng và vì quyền lợi đảng.
Kết: Với 3 đặc điểm như thế, có thể nói theo kiểu đảng là “đại hội đã thành công rực rỡ và toàn diện”.
Nhưng đó lại là thất bại thê thảm cho đất nước. Nhân dân tiếp tục bị
đảng buộc làm chuột bạch trong cuộc thử nghiệm điên rồ nhất trong lịch
sử nhân loại, mà chính ông Trọng đã xác định là cả trăm năm nữa vẫn chưa
kết thúc. Đảng cầm quyền tiếp tục chúi đầu vào sọt rác để vớt lên cái
chủ nghĩa Mác-Lê mà nhân loại đã vứt đi không thương tiếc từ thập niên
1990. Dân chủ, tự do -tiền đề và điều kiện của sáng tạo và phát triển-
tiếp tục bị tước đoạt và tiêu trừ bởi cái chế độ mà hơn 70 năm qua chỉ
có độc “thành tích” là thất bại và phá hoại.
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 236 (01-02-2016)
Ban biên tập
0 comments:
Post a Comment