Friday, February 26, 2016

Trung Quốc lại đưa phi cơ ra Hoàng Sa

 
BBC / 24 tháng 2, 2016
Trung Quốc đã đưa các chiến đấu cơ J-11 và J-7 ra đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp, theo truyền hình ở Hoa Kỳ dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ.
Trước đó, Trung Quốc cũng lắp đặt tên lửa đất đối không trên đảo vào đầu tháng này, hãng tin Reuters cho biết.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu J-11 và J-7 đến đảo Phú Lâm.
Trước đó, Trung Quốc đã mở rộng đường băng trên đảo này vào năm 2014 để đón các loại máy bay của Không quân Quân Giải phóng.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài xác nhận "Các chi tiết cụ thể của việc đưa máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn tiến xa tới đâu với tham vọng trong khu vực," theo hai kênh CNN và Fox News ở Mỹ.
Các tên lửa có vẻ được lắp đặt lâu dài trên đảo với bê tông vững chắc đã gây quan ngại, các quan chức cho biết.
Trung Quốc chiếm giữ Quần đảo Hoàng Sa, nhưng Đài Loan và Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền trên các đảo này.



Đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa 
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đài Loan La Thiệu Hòa xác nhận có việc lắp đặt tên lửa và kêu gọi các bên tránh để căng thẳng leo thang trong tranh chấp.
Động thái này của Trung Quốc xảy ra khi Ngoại trưởng Vương Nghị có cuộc gặp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry ở Washington hôm Thứ Ba 23/2.
Phi cơ J-11
Theo thông tin từ trang về công nghệ phi cơ, máy bay tiêm kích J-11 là loại phi cơ chiến đấu đa năng do Shenyang Aircraft Corporation (SAC – Tập đoàn Phi cơ Thẩm Dương) chế tạo.
Shenyang (Thẩm Dương) J-11 hay Jian 11 là loại phi cơ biến thể của máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27SK, do hãng này cấp phép.
Shenyang J-11 có không lực vượt trội và thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, được thiết kế dựa trên Su-27SK, vỏ máy bay được làm từ titanium và hợp kim nhôm.
Thân máy bay tích hợp với buồng lái, hệ thống radar và điện tử, cùng với đó là hệ vũ khí.



Hình chiến đấu cơ do TQ chế tạo trình bày ở Bắc Kinh tháng 11/2013
Chiến đấu cơ được trang bị súng 30 ly GSh-30-1, và có khả năng mang nhiều loại hỏa tiễn khác nhau, gồm PL-12 tên lửa không đối không dẫn hướng bằng radar, tên lửa tầm ngắn PL-9, và thậm chí hỏa tiễn Vympel R-27 không đối không tầm trung tới tầm xa cùng nhiều loại khác.



Phi cơ J-10 của TQ diễn tập trên bầu trời Thiên Tân năm 2010 
Riêng PL-12 có thể mang đầu đạn nổ phân mảnh với tầm cực đại ở mức 100 kilomet.
Phi cơ cũng mang theo bệ phóng hỏa tiễn và bom chùm rơi tự do.
J-11 có chiều dài 21,9 mét, sải cánh 14,7 mét và chiều cao 5,9 mét. Tổng trọng lượng khi cất cánh có thể lên tới 33.000kg.
Buồng lái của J-11 có chỉ chứa được một phi công, và được trang bị màn hình đa năng hiển thị màu cùng hệ thống kiểm soát bay công nghệ số.

0 comments:

Powered By Blogger