Nếu
vô tình, chúng ta gọi nước Tàu là “Trung Quốc” là mặc nhiên công nhận
nước Tàu là cái rốn của vũ trụ. Chữ “Trung Quốc” mà CSVN thường gọi là
vì họ có thể mê muội rằng “lá rụng về cội” vì họ đã được ủy viên quốc vụ
viện Tàu Cộng là Dương Khiết Trì, trong cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày
18-6-2014, đã bảo: “đứa con hoang đàng trở về nhà”. Còn người
Việt ai có tinh thần dân tộc thì tôi thiết nghĩ nên gọi: Tàu, Tàu cộng,
giặc Tàu, Tàu phù, Tàu khựa... hoặc gọi Tàu như người Tây phương đã gọi:
China, Sino, Chinois...
*
Xưa nay, mỗi khi thành lập một triều đại hay một chính thể,
đều phải nghĩ đến Quốc hiệu. Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia. Quốc
hiệu chẳng những có ý nghĩa biểu thị chủ quyền lãnh thổ, mà còn có thể biểu thị
thể chế và mục tiêu chính trị của quốc gia mình; nên Quốc hiệu đối với mỗi công
dân nước ấy, có tính thiêng liêng và lòng tự hào dân tộc.
Thời xa xưa, tương truyền rằng Hoàng Đế tên là Công Tôn Hiên
Viên là lãnh tụ Hoa tộc đã đánh bại Si Vưu là lãnh tụ của Viêm tộc (Việt tộc
sau này), độc chiếm sáu tỉnh lưu vực sông Hoàng Hà rồi lập ra nước Tàu. Hiên Viên
đã phỏng theo sinh hoạt của Viêm tộc để tổ chức xã hội Hoa tộc là một bộ lạc
bán khai, du mục, gốc Turk lai Mông Cổ ở phương Bắc đến xâm chiếm đất Trung
Nguyên, với văn hoá truyền khẩu (chưa có chữ viết). Kẻ chiến thắng đương nhiên
chiếm đoạt tài sản của kẻ chiến bại, như bắt dân Viêm tộc làm nô lệ, chiếm đất
nước và luôn cả văn hoá trong đấy có chữ “Khoa Đẩu” (chữ Việt cổ) rồi biến cải
chữ Khoa Đẩu thành ra chữ Hán (người viết sẽ trình bày chữ Khoa Đẩu biến thành
chữ Hán ở một bài khác).
Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN), sau khi tiêu diệt các nước chư
hầu khác, thống nhất Trung Nguyên lập ra nhà Tần (Tàu). Sau đấy, một Đình
trưởng ở Giang Tô là Lưu Bang khởi binh bên dòng sông Hán Thuỷ, diệt được lực
lượng của Hạng Võ, lập ra nhà Hán, xưng là Hán Cao tổ (năm 202 TCN) và lấy quốc
hiệu là Đại Hán. Nhà Hán cai trị thời gian rất dài khoảng 400 năm, nên từ Hán
đã ăn sâu vào đầu của dân chúng khắp nơi, vì vậy giống dân này quen gọi là
người Hán. Các triều đại của Tàu kế tiếp cũng tự kiêu, tự xưng: Đại Đường, Đại
Tống, Đại Thanh... các vua Tàu tự xưng là thiên tử (con trời) có hàm ý cai trị
cả thiên hạ và tất cả thiên hạ đều là của họ. Các vị tiên đế của Việt Nam, thấy
Tàu tự kiêu như vậy, thì cũng lấy quốc hiệu ngang ngửa với Tàu, như: Lý Thánh
Tông lấy quốc hiệu là Đại Việt (1054). Năm 1820, vua Minh Mạng đổi quốc hiệu
Việt Nam thành Đại Nam.
Vào thời xưa, vùng đồng bằng rộng lớn ở phía bắc sông Hoàng
Hà và ở phía nam sông Dương Tử, vùng đất ở giữa hai dòng sông này gọi là Trung
Nguyên, có nghĩa là vùng đồng bằng rộng lớn ở chính giữa. Sau khi bộ tộc này
thành lập quốc gia thì họ tự lấy quốc hiệu là “Trung Hoa” có nghĩa là quốc gia
trung tâm của văn hóa. Và sau này gọi là “Trung Quốc” là quốc gia của trung tâm
thế giới, là cái rốn của vũ trụ. Từ đấy, họ xem những dân tộc các nước láng
giềng là thứ man rợ, như: Nam Man, Bắc Địch, Đông Di, Tây Nhung...
Trước năm 1975, người Việt tại miền Nam thường gọi là Trung
cộng để chỉ Lục Địa Tàu và Trung Hoa Quốc Gia để chỉ Đài Loan. Còn người Tàu
thì gọi là: Tàu Đại Lục, Tàu Đài Loan, Tàu Chợ Lớn, Tàu Hồng Kông, Tàu Phúc
Kiến, Tàu Quảng Đông...Vào thời Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1955-1963), tổng
thống Ngô Đình Diệm ký Đạo luật số 53 ban hành vào tháng 9-1956, cấm ngoại kiều
(nhắm vào Hoa kiều) tham gia 11 nghề, bao gồm: Thóc gạo, điền địa, buôn bán
thịt cá, than đá, dầu lửa, thu mua sắt vụn v.v... để bảo vệ kinh tế cho Việt
Nam. Ngoài ra còn có lệnh trục xuất người Hoa nếu họ không chịu nhập quốc tịch
Việt Nam.
Ngày nay, khi ghe thuyền của ngư dân Việt Nam, nếu bị giặc Tàu
tấn công, nhà cầm quyền CSVN chỉ dám dùng hai chữ tàu lạ, không dám
nói giặc Tàu hay giặc cướp biển, xin hỏi lý do nào
phải gọi như vậy?! Đảng CSVN đang xem người Tàu như chủ nhân, nên người Tàu tại
Việt Nam chẳng những hung hãn và xem thường người Việt Nam trong nước, mà người
Tàu ở đấy còn coi Công an Việt Nam như tôi tớ của họ, sự nhục nhã này do ai gây
ra vậy?!!!
Nếu vô tình, chúng ta gọi nước Tàu là “Trung Quốc” là mặc
nhiên công nhận nước Tàu là cái rốn của vũ trụ. Chữ “Trung Quốc” mà CSVN thường gọi là vì họ có thể mê muội rằng “lá rụng về cội” vì họ đã được
ủy viên quốc vụ viện Tàu Cộng là Dương Khiết Trì, trong cuộc hội đàm tại Hà Nội
ngày 18-6-2014, đã bảo: “đứa con hoang đàng trở về nhà”. Còn
người Việt ai có tinh thần dân tộc thì tôi thiết nghĩ nên gọi: Tàu, Tàu cộng,
giặc Tàu, Tàu phù, Tàu khựa... hoặc gọi Tàu như người Tây phương đã gọi: China,
Sino, Chinois...
Tiền nhân chúng ta đã thẳng thắn gọi là Tàu hay giặc Tàu, vì
sao ta gọi là “Trung Quốc”. Sử Việt đã chứng minh điều này:
1- Bình Ngô Đại Cáo của văn hào Nguyễn Trãi, khi nói đến
người Tàu hay nước Tàu, ông viết thẳng thắn gọi chúng là giặc. Xin trích hai
đoạn trong Bình Ngô Đại Cáo để thấy rõ ràng hơn:
“Phần thì giận hung đồ ngang dọc,
Phần thì lo quốc bộ khó khăn.
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Khi Khôi huyện quân không một đội,
Có lẽ trời trao cho gánh nặng, bắt phải qua bách chiết thiên
ma(*).
Cho nên cố gắng gan bền, chấp hết cả nhất sinh thập tử.
Thế giặc
mạnh ta yếu mà ta địch nổi,
Quân giặc
nhiều ta ít mà ta được luôn.
.......
Đến nỗi đứa trẻ con như Tuyên Đức, nhàm võ
không thôi,(**)
Lại sai đồ nhút nhát như Thạnh, Thăng, đem dầu chữa cháy.
Năm Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng từ Khâu Ôn tiến sang.
Lại năm nay tháng mười, Mộc Thạnh từ Vân Nam kéo đến.
Ta đã điều quân thủ hiểm, để ngăn lối Bắc quân,
Ta lại sai tướng chận ngang, để tuyệt đường lương đạo.
Mười tám Liễu Thăng thua ở Chi Lăng,
Hai mươi Liễu Thăng chết ở Mã Yên,
Hai mươi lăm Lương Minh trận vong,
Hai mươi tám Lý Khánh tự vẫn.
Lưỡi dao ta đang sắc, ngọn giáo giặc
phải lùi”.
Văn hào Nguyễn Trãi đã dùng các từ: Giặc, Bắc quân,
hung đồ, Thế giặc, Quân giặc, vua nước Tàu thì ông gọi là đứa trẻ
con Tuyên Đức, có ai dám bảo văn chương của ông thiếu sâu sắc hay thiếu
trong sáng không?.
2- Khoảng giờ Thân (4 giờ chiều) mồng 5 Tết tháng Giêng Kỷ
dậu (1789), vua Quang Trung, mặc chiếc áo bào đỏ, đã qua nhiều trận huyết
chiến, nên đổi ra màu đen cháy vì hơi khói của thuốc súng. Ngài cùng đại quân
và 80 thớt voi tiến vào kinh đô Thăng Long, đúng như lời của vua đã tuyên bố
tại núi Tam Điệp. Vua Quang Trung đã tính đến việc giảng hòa với nhà Thanh sau
khi thắng trận để tránh chiến chinh tiếp tục khổ sở muôn dân. Vì vậy, ông đã ra
lệnh cấm giết bại binh khi quân Thanh (Tàu) đầu hàng. Quân Thanh thấy khoan
hồng, nên đã ra hàng hơn 800 người, đều được cấp thực phẩm và quần áo. Trước
khi trả về Tàu, vua phủ dụ chúng lời lẽ hào hùng, chính nghĩa, đanh thép, nhưng
chí tình chí lý:
“Việc quân là cái độc của thiên hạ. Gặp giặc
như các ngươi thì giết, lẽ đó là thường. Bắt được mà tha, xưa nay chưa từng có.
Trẫm theo lẽ trời và thuận lòng người, lấy việc binh nhung mà định thiên hạ.
Việc Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị của các ngươi sức hèn tài mọn, không
biết tự lượng đem hai mươi chín vạn quân sang cửa quan, vượt suối trèo non, vô
cớ xông vào chỗ hiểm để gây binh hấn, khiến cho các ngươi một lũ dân đen vô tội
phải nằm sương gối tuyết và chết bởi đầu tên mũi đạn. Đó là tội của Tổng đốc
nhà các ngươi. Trẫm trỏ cờ lệnh, chỉ trong một trận quét sạch các
ngươi như kiến cỏ; kẻ đã chết trận xương chất thành núi. Những kẻ bị
bắt nơi trận, hoặc thế bách xin hàng, đáng lẽ theo quân luật mà chém ở pháp
trường. Song vì thể tấm lòng hiếu sinh của trời đất và lấy tấm lòng bao dung,
trẫm tha tính mạng các ngươi và cho các ngươi được sung vào các hàng quân hoặc
cấp lương hướng cho, để các ngươi khỏi bị khổ kẹp cùm, đánh đập. Đấng
vương giả coi bốn bể như một nhà, các ngươi nên thể lòng trẫm mà bỏ sự ngờ sợ
để báo ơn trẫm.”
Sau đấy, những tù binh này đều trả về Tàu. Vua Quang Trung
đã gọi quân Thanh (Tàu) là giặc, Tổng đốc Tàu
là Tôn Sĩ Nghị sức hèn tài mọn và quân Tàu là kiến cỏ.
Khí khái thế đấy, mắng giặc thế đấy, mà vua Càn Long của nhà Thanh (Tàu) luôn
nể sợ vua Quang Trung, vì vua Quang Trung hào hùng không ngại giặc Tàu; chứ
không phải gọi tàu lạ hay “Trung Quốc”?!.
Vào thời cận đại và hiện đại, những người Việt có ít nhiều
tinh thần với đất nước và dân tộc, chưa từng thấy gọi Tàu là “Trung Quốc”:
3- Nhà Thái dịch Lý Đông A (1920-1946?) là người nhìn
xa thấy rộng, trong “Chu Tri Lục 3, Cương lĩnh cách mạng Việt” của ông, ông đã
nhìn tận tim cật quân xâm lăng Tàu, thời nào chúng cũng muốn xâm chiếm nước ta.
Ông nêu rõ:
“Còn nhớ Tôn Văn nói với cụ Phan (Bội Châu): Các ông bất tất
phải làm, Việt Nam chỉ là một tỉnh của Tàu, chúng tôi làm xong
thì xong”. Cũng như Tưởng Giới Thạch lúc bấy giờ nuôi mấy tên Việt gian và nói:
“Việt Nam là Tàu, Việt Nam để người Tàu làm giúp
cho”.
Nhà Thái dịch đã thẳng thắng gọi là Tàu. Mưu mô thâm độc của Tàu là
thế đấy, vì sao người Việt còn tôn sùng họ?!
4- Việt Nam Sử lược của sử gia Trần Trọng Kim (1883-1953) là
cuốn sách rất giá trị, ngay đầu đề chương 3 (tr. 34) đã viết: “Xã hội nước Tàu
về đời tam đại và đời nhà Tần”. Và cả cuốn sách này tôi chưa từng thấy một chữ
nào gọi là “Trung Quốc”?!
5- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết nhạc phẩm “Gia tài của mẹ”
xin trích một đoạn:
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn viết một số ca khúc phản chiến.
Khoảng năm 1966, Trịnh Công Sơn bắt đầu tung ra những nhạc phẩm phản chiến qua
tiếng hát Khánh Ly, gây nên tâm lý chán ghét chiến tranh, làm chán nản một phần
nào trong hào khí chiến đấu của người quân nhân miền Nam. Sau trận Tết Mậu Thân
(1968), họ Trịnh tung ra tập nhạc “Kinh Việt Nam”. Sau đấy, họ Trịnh cho ra tập
nhạc ru ngủ “Ca khúc da vàng”. Độc địa hơn nữa là nhạc khúc “Nối vòng tay
lớn”... Họ Trịnh đã gọi giặc Tàu có sao đâu; họ Trịnh viết nhạc
phản chiến, nhưng được sống dưới chế độ tự do của VNCH, nên không bị tù đày như
chế độ CSVN ngày nay?!.
6- Nhạc sĩ Việt Khang đã viết hai nhạc phẩm:
- Nhạc phẩm“Việt Nam tôi đâu?”, xin trích một đoạn:
“Giờ đây
Việt nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu”
- Nhạc phẩm “Anh là Ai”, xin trích một đoạn:
“Xin hỏi anh ở đâu?
Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?”
Với hai bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh là Ai” của Nhạc
sĩ Việt Khang đều có chữ giặc Tàu; Việt Khang đã bị
nhà cầm quyền CSVN bắt bỏ tù vào tháng 9 năm 2011. CSVN đã bỏ tù cả Nhạc sĩ và
hai bản nhạc này. Hai bài hát yêu nước nồng nàn, mạnh mẽ chống giặc Tàu xâm
lược lại trở thành một thứ “quốc cấm”. Trong nước: không ai được hát, không ai
nghe và không ai được lưu truyền cả hai bài hát yêu nước nồng nàn là cớ gì?!.
7- Cuối cùng, xin hoan hô cô sinh viên Nguyễn Phương
Uyên đã phản đối giặc Tàu xâm lược, nên đã can đảm dùng máu viết trên tấm vải
trắng: “Đi chết đi ĐCSVN bán nước” và “Tàu khựa cút khỏi biển
Đông”. Với hai câu này, Phương Uyên bị chế độ CSVN buộc tội phỉ báng
đảng CSVN và nói “Tàu khựa” là nhục
mạ “Trung Quốc” là có tội. Vì thế, cô Nguyễn Phương Uyên bị CSVN bắt vào tù. Do
đâu gọi “Tàu khựa” lại bị tù đày vậy?!.
Nếu có ai nghĩ rằng gọi là Tàu hay “Trung Quốc” cũng thế
thôi, không có gì khác biệt. Xin thưa khác biệt xa lắm. Ví dụ bản nhạc của Việt
Khang, đem câu: “Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta”. Đổi
lại là: “Mà ‘Trung Quốc’, ngang tàng trên quê hương ta” thì
hào khí biến mất. Và Nguyễn Phương Uyên viết “Tàu khựa
cút khỏi biển Đông”. Đổi lại là: “Trung Quốc” cút
khỏi biển Đông” thì câu sau yếu ớt thấy rõ?!
Từ những dẫn chứng trên, người viết thiết tha mong mỏi,
người Việt có tinh thần quốc gia dân tộc, không nên có tư tưởng tự ti như CSVN
gọi Tàu cộng là “Trung Quốc”, mà gọi: Tàu, giặc Tàu, Tàu cộng, Tàu phù, Tàu
khựa...
Mong thay.
Ngày 4 tháng 11 năm 2014
___________________________________
(*) Bách chiết thiên ma: Càng trải
qua nhiều gian truân, trắc trở, thì càng rèn luyện tinh thần.
(**) Tuyên Đức: Vua Tuyên Tông nhà
Minh hiệu Tuyên Đức.
0 comments:
Post a Comment