Thursday, October 9, 2014

Vết nứt trên Bức tường lửa (firewall) ở Trung Quốc

Zach Toombs | DCVOnline lược dịch


firechatTuy nhiên, nguyên nhân gây ra cuộc Cách mạng Dù không phải là về hay ít nhất không trực tiếp liên quan đến kinh tế. Đó là cuộc Cách mạng về dân chủ.
Công nghệ mới ngăn chận bộ máy kiểm duyệt của Trung Quốc
Cách mạng Dù ở Hong Kong. Ảng: The Diplomat.
Cách mạng Dù ở Hong Kong. Ảng: The Diplomat.
Đối với Trung Quốc, kiểm duyệt trên mạng không chỉ còn là về chận đứng một loạt những thông tin từ các hãng tin quốc tế. Bây giờ, họ đang lo trám hàng tỷ lỗ rò nhỏ trên bức tường lửa khổng lồ. Và đó là một công việc ngày càng khó khăn.
Nhằm kiểm soát và giới hạn hoạt động của hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ trong khu vực tài chính của Hong Kong, một số chiến thuật kiểm duyệt cũ vẫn có hiệu quả. Dữ liệu Minh bạch của Google cho thấy một số lượng dữ liệu kết nối di động ở Hồng Kông đột ngột giảm xuống trong vài ngày qua, cho thấy công an đã tắt các mạng truyền thông di động.
Tuy nhiên, sự phổ biến của mạng riêng ảo (VPN), WeChat, và những cách vượt tường lửa khác từ lâu đã gây khó dễ cho chính quyền Trung Quốc. Và hiện nay một nỗ lực lớn để đẩy thông tin về những gì đang xảy ra ở Hồng Kông vào lục địa Trung Quốc cho thấy lợi ích của công nghệ mới rõ ràng hơn, và phù hợp hơn, hơn bao giờ hết.
“Cả hai bên đã thực sự nâng cấp chiện thuật của họ – giới kiểm duyệt và những người cố gắng tránh bị kiểm duyệt,” Min Jiang, một cựu biên tập viên CCTV, hiện là một giáo sư khoa Truyền thông tại DH North Carolina (UNC-Charlotte) nói.
“Tôi đã nhìn thấy rất nhiều người khéo léo tránh kiểm duyệt bằng cách sử dụng VPN. Nhưng tôi nghĩ rằng chính quyền chắc chắn đã tăng sự tinh tế của họ. Họ có rất nhiều công cụ trong tay.”
Và người những người biểu tình ũng thế, họ dùng những app như FireChat để trò chuyện với những người ở gần ngay cả khi không có kết nối Internet – thật hoàn hảo cho các cuộc biểu tình mật độ dày đặc ở HK.
Việc chận cửa Instagram hôm thứ Hai đã giải quyết một vấn đề nhạy cảm cho đảng Cộng sản TQ: việc chia sẻ những hình ảnh cuộc biểu tình đại chúng rất có thể nhắc nhở dân lục địa nhớ lạisự kiện năm 1989. Nhưng quyết định tiêu diệt Instagram – rất phổ biến ở Trung Quốc – cũng có thể có hiệu ứng ngược cho Bắc Kinh. Số người dùng VPN để có lối đi an toàn vượt khỏi Great Firewall đã tăng vọt trong tuần qua.
App Annie theo dõi và phân tích độ sử dụng điện thoại di động cho thấy 4 trong số 50 ứng dụng (app) miễn phí phổ biến nhất tại Trung Quốc trong tuần này là những ứng dụng VPN. Độ tăng cáo mức sử dụng các cách giải quyết khác đã bảo đảm được ít nhất một số thông tin về những gì đang xảy ra ở Hồng Kông được đưa vào đất liền và các thành phố lớn, kể cả Thượng Hải và Bắc Kinh.
Bây giờ câu hỏi là liệu phần còn lại của Trung Quốc có quan tâm. Jiang cho biết,
“Thành thật mà nói, một số công dân Trung Quốc không quan tâm đến “dân chủ”; và việc kiểm duyệt không cần phải là hoàn hảo để đạt được hiệu quả. Có thể có rò rỉ thông tin, nhưng chính phủ có thể không quan tâm nếu chỉ có một triệu, hai triệu người biết những thông tin này.”
Tất nhiên, một hoặc hai triệu người biết những câu chuyện đang xảy ở khỏi Hồng Kông có thể không biết câu chuyện thật. Trong khi che phủ màn đen lên toàn bộ những phương tiện truyền thông là một trận đấu chưa đánh đã thua cho Bắc Kinh trong thời đại điện thoại thông minh, Đảng Cộng sản có một công cụ riêng của họ: bóp méo xoay tròn.
Hồng Kông và đại lục không có cùng lịch sử hiện đại. Và phương tiện truyền thông của nhà nước đã đặc biệt cố gắng hết sức trong tuần này để chụp cho người Hồng Kông cái mũ thiếu lòng yêu nước. Đó là một thông điệp gây được tiếng vang với quần chúng ở đại lục vào tuần lễ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc vào hôm thứ Tư vừa qua.
Và, dưới nhãn quan của những phương tiện truyền thông nhà nước như Tân Hoa Xã và báo Nhân dân nếu những người biểu tình không phải là kẻ phản bội thì ít nhất họ là một mối phiền toái. Thời báo Toàn cầu lên án người biểu tình không chỉ phá vỡ trật tự xã hội mà còn đó còn là thói quen hàng ngày của Hồng Kông.
Hình ảnh của Hồng Kông trên đất liền đang lu mờ vì ảnh hưởng thu hẹp về mặt kinh tế của Hong Kong ở Trung Quốc. Vox đã đưa ra những con số hồi đầu tuần này: Khi Vương quốc Anh trao Hồng Kông cho chính phủ của Trung Quốc vào năm 1997, đặc khu hành chính chiếm 18 phần trăm GDP của Trung Quốc. Ngày nay, nó chỉ chiếm 3 phần trăm. Tuyên bố lúc đó là “một quốc gia, hai chế độ” nhưng mực suy thoái kinh tế tương đối ở đây đã khiến người ở lục địa TQ có cái nhìn kém hấp dẫn hơn đối với hệ thống của Hong Kong.
Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra cuộc Cách mạng Dù không phải là về hay ít nhất không trực tiếp liên quan đến kinh tế. Đó là cuộc Cách mạng về dân chủ. Và trong khi hình ảnh và thông tin từ những người biểu tình ở Hong Kong đã nói rõ ràng với phương Tây, nhưng hiện nay họ chỉ chọc được một số lỗ thủng ở Bích hỏa Trường thành và hy vọng thông điệp của họ được lắng nghe, không bi lọc hay cắt xén, ở phía bên kia.
Zach Toombs viết về Trung Quốc và Thái Bình Dương cho blog của Chính sách Đối ngoại trong Tương lai của Vương quốc Anh. Ông cũng viết Trung Quốc và Đông Nam Á cho Newsy.com, một công ty phát sóng của Scripps.
© 2014 DCVOnline

Nguồn: China: A Crack in the Great Firewall. New tech is poking holes in China’s censorship machine. By Zach Toombs, The Diplomat, October 04, 2014

0 comments:

Powered By Blogger