Thursday, October 9, 2014

Người Việt lẽ ra có thu nhập cao hơn nếu không phải do CSVN lãnh đạo


SBTN_Theo nhận định của tổ chức nghiên cứu về môi trường kinh doanh Doing Business nằm 2014 do Ngân hàng Thế giới hậu thuẫn, Việt Nam đứng thứ 91 trong 120 nước được xếp hạng có môi trường kinh doanh thuận lợi. Điều làm cho các nhà nghiên cứu kinh tế phải suy nghĩ, là nếu dựa vào thứ bậc và khả năng đó, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam phải là 7000 USD, cao gấp 3 lần với hiện tại (thực tế hiện nay là 1400 USD/đầu người). Con số thu nhập ít ỏi này đã được mổ xẻ, và chỉ ra là do sự lãnh đạo yếu kém của chính phủ, nên người dân phải gánh chịu.
Các nghiên cứu cho thấy nạn tham nhũng, cửa quyền… của chính phủ đang là yếu tố làm cản trở sự phát triển của quốc gia. Những người làm đã chịu quá nhiều ách tắc: như thời gian nộp thuế hiện mỗi doanh nghiệp phải tiêu tốn tới 872 giờ một năm, thủ tục xuất nhập khẩu lên tới 21 ngày, khiến Việt Nam đang thất thoát tổng cộng 15% trong tổng kim ngạch thương mại.
Theo tính toán của USAID, chỉ cần hợp nhất quá trình đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế, cơ quan quản lý có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp (DN) 1 triệu USD…
Báo cáo của Bộ Kế hoạch – Đầu tư CSVN cho biết nếu bãi bỏ, sửa đổi các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không rõ ràng có thể giúp cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó GDP của Việt Nam tăng 1-2% (khoảng 15-25 tỷ USD).
Rõ ràng 40 năm nay, sau khi cưỡng chiếm toàn bộ Việt Nam, đảng CSVN đã chỉ tập trung làm lợi cho bản thân mình, bòn rút ngân sách, tạo ra một bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu và tham nhũng. Bằng thời gian như vậy, Campuchia đã tiến bộ vượt bậc sản xuất được xe hơi, còn Việt Nam chỉ mới dàm khẳng định rằng đã sản xuất được ốc vít, phục vụ việc cung cấp phụ kiện cho hãng Samsung. 44 năm trước, chính phủ VNCH đã chế tạo được xe hơi đầu tiên mang tên La Dalat.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) trong công bố báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014, theo đó, cũng cho biết Việt Nam xếp thứ 68 trên 144 quốc gia, so với vị trí 70 của năm ngoái. Kết quả này có được nhờ những biện pháp cải cách hốt hoảng trước tình cảnh nền kinh tế đang đi vào giai đoạn sụp đổ.
Tuy nhiên, các nhà phân tích kinh tế nhận định rằng việc tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu không đáng để lạc quan, song khoảng cách với các quốc gia láng giềng ngày một lớn. Cụ thể, xếp hạng của Việt Nam đang kém Singapore tới 66 bậc, thua Malaysia 48 bậc, kém Thái Lan 37 bậc và thậm chí vẫn còn thấp hơn lần lượt 34 bậc và 16 bậc so với Indonesia và Philippines. (N. Khanh)

0 comments:

Powered By Blogger