trên tem, áp phích treo sát trần nhà lớp học,
Khắp nơi toàn ảnh giống nhau của Nhà thơ/ Lãnh tụ,
nước ông bị băm nát thành đống máu nhầy nhụa.
Bà tôi, vẫn còn sống vào năm 1969, năm tuổi thơ
Cuba cuối cùng của tôi, khinh bỉ ông vì
bà không thể nào hiểu được lẽ nào nhà thơ như thế
lại có thể đưa nhân dân, tổ quốc mình vào cõi chết.
Nhưng, ở trường, chúng tôi học về
nhà thơ lớn, tóc bạc, đôi mắt uyên thâm. Chúng tôi vẽ
những vòng tròn quanh mắt ông. Tôi tin tất cả các nhà thơ mang
kính để phóng đại chữ viết cẩu thả của họ
thành những con cò và rồng. Chúng tôi vẽ những cái sừng
trên trán ông. Khi cô giáo bắt quả tang chúng tôi,
Cô xé tờ giấy rồi ném vào thùng rác,
khiển trách chúng tôi vì không biết chẳng bao lâu nữa
chúng tôi sẽ chợt thấy mình ở trong rừng thẳm,
dưới vòm cây tối đen, tiếng hổ gầm
dội vào tai chúng tôi như tiếng nổ loạt đạn đại bác.
Ở nhà, cha mẹ tôi nói về chuyện rời Cuba,
về những cơ hội tốt hơn ở nơi khác, tránh xa chuyện
chiến tranh này, về cách mạng không ngừng. Bà tôi
mỉm cười với chúng tôi. Bà nói ở đâu
cũng vậy. Cha mẹ tôi không đồng ý nhưng im lặng.
Ban đêm, tôi mơ thấy những nhà thơ nửa cò, nửa hổ
đi lang thang khắp miền quê, ăn trong đêm đen
không ánh trăng, từ rác của con người, gầm lên
những bất mãn của đời họ, tại sao nhiều người
sẽ dành trọn đời mình theo đuổi một từ, một
hình ảnh, như hình ảnh này của con hổ biến thành sương mù.
Virgil Suárez là nhà thơ và nhà văn Mỹ gốc Cuba. Ông cũng là giáo sư Anh văn ở đại học Florida State University. Người dịch chân thành cảm ơn tác giả cho phép dịch sang tiếng Việt. Nguồn:
Tạp chí văn The TriQuaterly, số mùa Thu 2001, trang 159-160
0 comments:
Post a Comment